Popular Posts
Chi phí nhân công trực tiếp thường được tính trực tiếp vào từng đối tượng chịu chi phí liên quan. Trường hợp chi phí nhân công trực tiếp có liên quan đến nhiều đối tượng mà không hạch toán trực tiếp được (như tiền lương phụ, các khoản phụ cấp, hoặc tiền lương theo thời gian của công nhân sản xuất thực hiện nhiều công tác khác nhau trong ngày…) thì được tập hợp chung, sau đó chọn tiêu chuẩn thích hợp để tính toán phân bổ cho các đối tượng chịu chi phí có liên quan.

Tiêu chuẩn để phân bổ chi phí nhân công trực tiếp có thể là:
–  Chi phí tiền công định mức (hoặc kế hoạch).
–  Giờ công định mức.
–  Giờ công thực tế.
–  Khối lượng sản phẩm sản xuất….
Các khoản trích Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn được tính cho từng đối tượng căn cứ tỷ lệ trích quy định hiện hành và số chi phí tiền lương đã tập hợp (hoặc trực tiếp, hoặc phân bổ gián tiếp) của từng đối tượng.
Ví dụ: ở một doanh nghiệp sản xuất, trong tháng có sản xuất 2 loại sản phẩm A và B. Có các tài liệu liên quan đến chi phí nhân công trực tiếp như sau:
(1)  Căn cứ số liệu tập hợp từ bảng thanh toán tiền lương của công nhân trực tiếp sản xuất, tiền lương và phụ cấp phải trả cho công nhân sản xuất sản phẩm A : 6.000.000 đ; cho công nhân sản xuất sản phẩm B : 3.800.000đ; tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất sản phẩm B là 2.000.000 đ.
(2)  Doanh nghiệp thực hiện trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân theo kế hoạch hàng tháng, bằng 3% tiền lương phải trả.
(3)  Trích BHXH 15%, BHYT 2% và kinh phí công đoàn 2% tính vào chi phí theo chế độ
quy định.
(4)   Cuối tháng tính toán kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp và phân bổ cho các đối tượng chịu chi phí.
Căn cứ số liệu trên, kế toán ghi sổ như sau:
(1) Nợ TK 622   9.800.000
(Chi tiết SPA     6.000.000
Chi tiết SPB       3.800.000)
Nợ TK 335         2.000.000
Có TK 334         11.800.000

(2) Trích trước chi phí tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất theo kế hoạch:
Nợ TK 622         354.000 (= 11.800.000 x 3%)
(Chi tiết SPA     180.000
Chi tiết SPB       174.000)
Có TK 335         354.000


(3) Trích BHXH, BHYT và kinh phí công đoàn (giả thiết đều tính theo tiền lương thực tế phải trả):
– BHXH : 11.800.000 x 15% = 1.770.000
– BHYT : 11.800.000 x 2%   = 236.000
– KPCĐ : 11.800.000 x 2%    = 236.000
Cộng      2.242.000
Trong đó :
+ SPA: 6.000.000 x 19% = 1.140.000
+ SP B 5.800.000 x 19%  = 1.102.000

Cộng 2.242.000
Kế toán ghi:
Nợ TK 622           2.242.000
(Chi tiết SPA       1.140.000
Chi tiết SPB         1.102.000)
Có TK 338           2.242.000

(4) Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp cho từng loại sản phẩm:
– Chi phí nhân công trực tiếp sản phẩm A:
+ Tiền lương trực tiếp                    6.000.000 đ
+ Trích tiền lương nghỉ phép           180.000 đ
+ Trích các khoản theo lương     1.140.000 đ

Cộng:    7.320.000 đ
– Chi phí nhân công trực tiếp sản phẩm B.
+ Tiền lương trực tiếp                   3.800.000 đ
+ Trích tiền lương nghỉ phép          174.000 đ
+ Trích các khoản theo lương    1.102.000 đ
Cộng: 5.076.000 đ

Nợ TK 154               12.396.000 đ
Chi tiết SPA              7.320.000 đ
Chi tiết SPB               5.076.000 đ
Có TK 622                12.396.000 đ
- -
CHUYÊN MỤC
  • Google Comment (0)
  • Facebook Comment ()
  • Emotion
  • :))
    :((
    :D
    :(
    :)
    :-)
    ;)
    =))
    :p
    =.=
    ==
    ^_^
    /=he
    :*
    /=r
    /=l
    :v
    /=ok
    /=clap
    (y)
    (yy)
    /=hi
    /=j
    /=hup
    /=hd
    /=hl
    /=hr
    /=s
    <3