Đột phá lợi nhuận từ bán lẻ và dịch vụ
Mảng
bán lẻ và dịch vụ đang đóng góp lớn vào “bức tranh” lợi nhuận của các ngân
hàng. Đây cũng là xu hướng gia tăng lợi nhuận chung của hệ thống năm nay, tiếp
tục tăng trưởng ở phân khúc có tỷ lệ lãi biên cao hơn so với hoạt động cho vay
truyền thống
Mảng tài chính
tiêu dùng và phi tín dụng như kinh doanh bảo hiểm qua ngân hàng bancassurance) đang được tập trung phát triển
và ngân hàng nào cũng có khát vọng vươn lên, bứt phá để khẳng định mình
Đóng góp lớn từ mảng bán lẻ
Một số ngân hàng
vừa tiến hành Đại hội cổ đông (ĐHCĐ) thường niên 2018 và công bố báo cáo tài
chính hợp nhất sau kiểm toán 2017, trong đó lợi nhuận được ghi nhận và có đóng
góp lớn từ việc thúc đẩy mảng bán lẻ.
Thông tin với
các cổ đông tại ĐHCĐ 2018, đại diện VPBank thừa nhận “con gà đẻ trứng vàng”_FE
Credit là điểm nhấn trong giai đoạn này và trở thành động lực tăng trưởng cho
ngân hàng khi đóng góp khoảng 20% tổng dư nợ, đem về tới 50% thu nhập lãi thuần.
Trong năm 2017,
MB đã tham gia vào các lĩnh vực mới có tiềm năng tăng trưởng và hiệu quả cao
như kết hợp với Shinsei thành lập công ty Tài chính MB Shinsei (Mcredit) và đặt
mục tiêu đưa Mcredit vào top 5 công ty tài chính tiêu dùng.
Ông Lưu Trung
Thái, Phó Chủ tịch, Tổng Giám đốc MB, chia sẻ: Ngân hàng dịch chuyển mạnh sang
mảng bán lẻ, bao gồm cả khách hàng cá nhân và nhóm các doanh nghiệp nhỏ và vừa
(SMEs), hướng đến việc tăng trưởng 2 nhóm này để nâng tỷ lệ doanh thu từ bán lẻ
lên 70% tổng doanh thu.
Lợi nhuận từ mảng
bán lẻ đang thay đổi kết cấu lợi nhuận và doanh thu của MB. Riêng lợi nhuận trước
thuế từ Mcredit trong năm 2017 ước đạt 200%, vượt kế hoạch đề ra. Dự kiến năm
2018, Mcredit đặt mục tiêu tổng dư nợ 5.900 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 300 tỷ
đồng, 752 điểm giới thiệu dịch vụ phủ sóng trên 50 tỉnh, thành.
Mảng bán lẻ cũng
có đóng góp lớn vào lợi nhuận của VIB. Theo đó, năm 2017, tăng trưởng tín dụng
của VIB đạt 26%. Riêng với mảng ngân hàng bán lẻ, tăng trưởng tín dụng đạt 83%,
tỷ lệ nợ xấu khối ngân hàng bán lẻ ở mức 0,9%. Tăng trưởng doanh thu cốt lõi
43%, trong đó dẫn đầu là 2 nhóm vay bán mới ô tô với tỷ lệ 11%, tiếp đến cho
vay mua nhà.
Dẫu vậy, VIB vẫn
chưa tính đến việc thành lập một công ty riêng về tài chính tiêu dùng như xu hướng
các ngân hàng đã và đang thực hiện thời gian gần đây.
Chủ tịch HĐQT
VIB Đặng Khắc Vỹ cho biết: tài chính tiêu dùng là một lĩnh vực rủi ro cao. Mỗi
ngân hàng có những hướng phát triển khác nhau. Có ngân hàng chạy đua về quy mô,
đặt quản trị rủi ro lên hàng thứ cấp. Có ngân hàng chạy theo chất lượng tăng
trưởng và không đặt mục tiêu mở rộng quy mô lên hàng đầu. Với VIB, ngân hàng
này vừa đặt mục tiêu đảm bảo chất lượng tăng trưởng tốt, vừa mở rộng về mặt quy
mô.
Lãnh đạo VIB thừa
nhận thách thức trong năm 2018 sẽ lớn hơn khi ngày càng có nhiều ngân hàng tham
gia mảng tín dụng tiêu dùng. Sắp tới, “gà đẻ trứng vàng” FE Credit khó tăng trưởng
đột biến về lợi nhuận như trước.
Tăng liên kết với bảo hiểm
Ngoài mảng bán lẻ,
các ngân hàng tìm động lực mới cho tăng trưởng từ hoạt động bancassurance.
Hiện nay, số lượng thẻ tín dụng và doanh thu từ hoạt động bancasuance của VIB
tăng trưởng lần lượt 78% và 45%.
Mới đây, ngân
hàng này cũng xúc tiến ký kết lại hợp đồng với công ty bảo hiểm Prudential sau
2 năm 2016 và 2017 tăng trưởng 100% để gia tăng giá trị cho ngân hàng.
Đến cuối tháng
3/2018, doanh số bancassurance của nhà băng này đạt tương đương hơn 30% chỉ
tiêu cam kết trong năm
Tại ĐHCĐ thường
niên vừa qua, ban lãnh đạo VPBank khẳng định bancassurance sẽ là động lực mới
cho tăng trưởng thu nhập ngoài lãi của ngân hàng. HĐQT dự kiến sẽ góp thêm
1.445 tỷ đồng giai đoạn 2018- 2020.
Để hoàn thành mục
tiêu này, VPBank vừa ký kết hợp tác độc quyền 15 năm với AIA, qua đó cung cấp một
loạt sản phẩm bảo hiểm nhân thọ.
Không chỉ có
VPBank, VIB, nhiều ngân hàng thương mại đều đã có những hợp tác chiến lược dài hạn
với các hãng bảo hiểm lớn, cũng như đã thể hiện rõ về tăng trưởng thu dịch vụ
năm qua như tại Techcombank, SHB, Sacombank, VietinBank, BIDV…
Theo số liệu của
Tổng cục Thống kê vừa công bố, thị trường bảo hiểm 3 tháng đầu năm duy trì tăng
trưởng tích cực.
Cụ thể, doanh thu phí bảo hiểm toàn thị trường quý I/2018 ước tính tăng 19% so
với cùng kỳ năm 2017, trong đó doanh thu phí bảo hiểm nhân thọ tăng 28%, doanh
thu phí bảo hiểm phi nhân thọ tăng 9%.
Các chuyên gia
ngân hàng và bảo hiểm đánh giá bancassurance sẽ là kênh mang lại nguồn thu lớn
cho nhiều nhà băng trong năm 2018 cũng như triển vọng cho những năm tiếp theo.
Theo Thoibaokinhdoanh.vn
|
Một số lưu ý khi bình luận
Mọi bình luận sai nội quy sẽ bị xóa mà không cần báo trước
Bấm Thông báo cho tôi bên dưới khung bình luận để nhận thông báo khi admin trả lời
Để được tư vấn về thi tuyển ngân hàng, hãy để lại kèm số điện thoại và/hoặc email của bạn nhé!