Popular Posts

Các bạn có biết rằng, chỉ 20% số công việc cần tìm người được đăng tuyển trên các website tuyển dụng, 80% các công việc còn lại (mà phần nhiều là tốt hơn 20% trên) được tìm qua các kênh khác. Ví dụ, 2 công việc gần đây nhất của mình là đều qua giới thiệu, 1 công việc ở Sài Gòn qua giới thiệu của đồng nghiệp cũ, một công việc ở Hà Nội do một người bạn cùng trường giới thiệu.
 Mình nghĩ trường hợp của mình không phải là hiếm khi đi xin việc. Mình có một cô bạn trong Sài Gòn, sau khi kết thúc đợt thực tập, cũng được sếp cũ giới thiệu cho một công ty HR lớn và hiện tại đang làm trong đó. Hay có một cô bạn khác cũng nhận được 3 lời mời làm việc trực tiếp từ các công ty qua tin nhắn trên LinkedIn.
Trước khi mình đi sâu vào chủ đề bài viết này, mình muốn nói với các bạn rằng tìm việc là một quá trình gian nan, đòi hỏi các bạn phải biết tự cải thiện bản thân mỗi ngày, bên cạnh việc chuẩn bị đầy đủ kiến thức thì cần phải biết kiên nhẫn nữa. Hàng ngày, các công ty phải nhận hàng chục, hàng trăm đơn xin việc khác nhau, và việc bạn không lọt vào sự chú ý của họ cũng là chuyện bình thường. Đôi khi có thể bạn có kỹ năng tốt, có kiến thức ổn, nhưng tính cách của bạn lại không phù hợp với văn hoá công ty, thì bạn vẫn mất công việc đó vào tay một ứng viên khác không giỏi bằng bạn.
Tuy nhiên, khó khăn không đồng nghĩa là không bao giờ hoặc không thể tìm được việc. Như mình đã nói, bên cạnh việc có kiến thức và kĩ năng, bạn cũng cần trang bị cho bản thân những kiến thức đầy đủ, cơ bản để tránh mắc phải những sai lầm nhỏ nhặt đáng tiếc khi đi tìm việc. Dưới đây là những lỗi nhỏ nhặt như thế.

1. CV và Cover Letter của bạn đã đủ hay chưa?

Nhiều bạn sẽ cho mình câu trả lời “Chắc chắn là rồi?”. Lý do các bạn đưa ra là các bạn đã check đi check lại CV cả trăm lần rồi. Các bạn đã nhờ bạn bè sửa lỗi chính tả, đã nhờ thầy cô review, nên chắc chắn CV của mình khá là chuẩn rồi.
Tuy nhiên sự thật đắng lòng, có những lỗi, những thiếu sót và bạn hoặc bạn bè, thầy cô người giúp bạn có thể đã bỏ qua khi kiểm tra CV.
Trong CV/Resume
CV của bạn có thể trình bày rất đẹp, các gạch đầu dòng rất gọn gàng, CV nằm trong 1 trang trông rất vừa vặn, nói chung là đẹp. Nhưng liệu nội dung ở trong CV có hướng đến công việc bạn đang ứng tuyển không, hay đó là một CV chung chung?
Nếu bạn không dành thời gian để chỉnh sửa lại các phần Skills, Experience, thêm Keyword để cho CV của bạn trông có liên quan hơn đến công việc, thì việc rải 1 CV chung chung đi 10 công ty khác nhau khó lòng mang đến cho bạn cơ hội.
Trong Cover Letter
Mình chỉ muốn tóm gọn một điều: Nếu Cover Letter của bạn đọc xong mà thấy giống như bản tóm tắt của CV, thì tốt nhất bạn nên xoá hết đi và viết lại từ đầu. Một trong những lỗi lớn nhất khi mình đọc Cover Letter của các bạn là các bạn rất ít khi nói về bản thân, mà thường dành thời gian nói quá nhiều đến công việc, liệt kê những công việc bạn đã làm, nói những lời sáo rỗng vì sao mà công việc đó lại phù hợp với bản thân.
Hãy tận dụng Cover Letter như một cơ hội để thể hiện tính cách của bản thân. Đừng sử dụng những câu từ quá hoa mỹ, quá nghiêm túc, hãy sử dụng những từ ngữ đời thường, thể hiện được văn phòng và cách viết của bạn trong đó. Cá nhân hoá Cover Letter là cách bạn có thể khiến nhà tuyển dụng cảm thấy tò mò và muốn tìm hiểu thêm khi đọc.
Về kinh nghiệm của bạn
Một trong những lý do mà nhiều bạn vẫn đang thất nghiệp, vì các bạn đang tìm những công việc xa vời quá, chẳng có liên quan đến kĩ năng, hoặc có thể bạn đam mê công việc đó nhưng đơn giản bạn chưa đủ kĩ năng trong công việc. Ví dụ, nếu bạn chỉ biết tí tí về tiếng Anh, chỉ mới đủ giao tiếp thôi, thì cho dù bạn có đam mê mấy đến công việc phiên dịch hay dịch thuật đi nữa, cũng khó có cơ hội cho bạn để được chọn vào những vị trí đó.
Vì vậy, lời khuyên của mình là đừng cố ép mình phải làm những công việc mà số đông thấy hot, những công việc mà bạn cho rằng việc nhàn lương cao. Hãy tìm cho mình những công việc thực sự phù hợp với ngành học, với kĩ năng bạn đang có, hoặc nếu bạn vẫn đam mê với một ngành nào đó mà chưa có kĩ năng, thì khoan hãy ứng tuyển vội, hãy dành thời gian đi học thêm trước đã.

2. Bạn có dành thời gian theo dõi tiến độ hồ sơ của mình không?

Mình thấy có nhiều bạn hay lướt Facebook hoặc lướt các trang việc làm, vô tình thấy việc gì hay ho rồi ngồi sửa CV và Cover Letter sau đó gửi luôn, cũng chẳng thèm dành thời gian để theo dõi hồ sơ đó xem đến giai đoạn nào rồi, bao giờ là deadline vân vân. Vậy nên mới có nhiều tình huống dở khóc dở cười như là một ngày đẹp trời nhận được một cuộc gọi phỏng vấn mà nghe xong chẳng biết là của công ty nào – vì rải đơn nhiều quá.
Vậy nên mình thường khuyên các bạn là, đi xin việc phải có chiến lược, đặc biệt là các bạn đang đi rải đơn ở nhiều nơi. Có thể dùng phần mềm hoặc tạo một cái bảng Excel, lưu tên các công việc lên đó, việc tên gì, công ty nào, deadline hôm nào, hồ sơ bao gồm những cái gì để còn chuẩn bị. Ngoài ra một cái bảng như vậy cũng giúp bạn dễ dàng theo dõi tiến độ hơn. Ví dụ qua deadline 2 tuần rồi mà không thấy gọi thì có thể gọi điện, gửi mail hỏi xem nhà tuyển dụng có nhận được email ứng tuyển chưa chẳng hạn.

3. Bạn đã tìm kiếm việc từ các mối quan hệ chưa?

Bạn có rất nhiều bạn bè, phải không nào? Bạn ở công ty cũ, bạn cấp ba, bạn lớp đại học, người quen trong gia đình. Vậy tại sao không tận dụng những mối quan hệ này để giúp bạn tìm việc nhỉ? Điều quan trọng là bạn phải biết mình đang tìm kiếm việc gì, ở lĩnh vực nào, thì khi bạn nói về bạn bè, bạn bè mới có cái nhìn rõ ràng để giúp bạn. Ví dụ khi mình đang học năm 2, mình nói với mọi người rằng mình đang tìm việc trong lĩnh vực Marketing, vì vậy nếu ai có công việc gì liên quan đến ngành đó, thì vui lòng gửi thông tin để mình được biết.
Nếu bạn đã đi làm ở một số công ty, đặc biệt là các công ty nước ngoài và hiện tại đã nghỉ việc đang tìm việc khác, bạn có thể set-up một cuộc hẹn ngắn, một buổi cafe với đồng nghiệp cũ. Hãy dành thời gian trò chuyện với họ, nói về nhu cầu công việc bạn đang cần tìm và xem họ có thể giúp được gì cho bạn trong các mối quan hệ của họ hay không.
Thời buổi công nghệ thông tin như bây giờ, bạn có thể gửi mail cho bất kỳ ai mà đúng không? Ví dụ bây giờ bạn thích làm việc cho một công ty truyền thông X, và bạn biết được mail của CEO công ty đó qua một sự kiện nào đó. Vậy bạn sẽ làm gì? Hãy gửi cho CEO đó một email tâm huyết nêu rõ nguyện vọng của bạn, có thể gửi kèm CV, nêu ra lý do vì sao bạn muốn làm việc tại công ty đó, những gì bạn biết về công ty, vân vân.
Cuối cùng là, các bạn đừng quá kì vọng và việc có nhiều phản hồi từ những cách làm trên. Đừng kì vọng 100% những lời mời của bạn sẽ được chấp nhận và nhận được phản hồi. Vì có người thì bận không muốn gặp, có người rảnh rỗi hơn thì sẽ reply lại mail cho bạn. Vì vậy nếu bạn có gửi mail cho ai đó mà không nhận được phản hồi, thì cũng đừng phiền lòng mà tiếp tục cố gắng nhé. Ít nhất bạn cũng có nhiều cơ hội hơn người không làm.

4. Bạn đã có ‘thương hiệu cá nhân’ chưa?

Bạn có niềm đam mê với lĩnh vực nào đó hay có sở thích đặc biệt gì không? Ví dụ như đi phượt, review phim chẳng hạn. Việc liệt kê những kĩ năng và sở thích vào Cover Letter và CV là cần thiết, nhưng chưa đủ để khiến bạn khác biệt và nổi bật so với những ứng viên khác.
Vì vậy, nếu bạn có thời gian và thực sự biết rõ niềm đam mê của mình, hãy tận dụng sức mạnh của công nghệ – tự lập cho bản thân một trang blog cá nhân giống như mình đang làm hiện tại. Hoặc bạn có thể tham gia các group trên mạng xã hội, tạo discussion, trò chuyện về chủ đề bạn yêu thích. Ví dụ mình thích truyền thông và hướng nghiệp, vì vậy mình tham gia rất nhiều các group về Marketing và Communication, Tìm việc, Tuyển dụng và trao đổi cùng các thành viên trong đó. Đây là cách mình thể hiện với người khác thấy niềm đam mê của mình và cũng là cách mình xây dựng thương hiệu cá nhân đến nhiều người hơn.

5. Facebook nói gì về bạn?

Các trang mạng xã hội như Facebook hay LinkedIn là một nguồn tìm việc cực kì ổn với vô vàn các thể loại công việc từ các ngành nghề khác nhau. Nhưng trước khi nói về vấn đề tìm việc ở các trang mạng xã hội này, các bạn hãy tự hỏi lại bản thân xem mình đã dùng các trang này đúng cách chưa?
Facebook là trang mạng xã hội rất phổ biến ở Việt Nam rồi. Ngoài ra ở Việt Nam mình thấy có nhiều bạn dùng cả Twitter và LinkedIn nữa. Tuy nhiên nhiều bạn chỉ lập cho có, rồi để đó chẳng update thêm gì. Đấy là lí do nhiều khi nhà tuyển dụng muốn search thêm về bạn trên Google và họ chẳng tìm được thêm gì cả. Vì vậy nếu bạn có lập LinkedIn, thì hãy dành thời gian viết một bản Summary thật ổn, xin đồng nghiệp thật nhiều Recommendations. Nếu bạn dùng Twitter, hãy dành thời gian tương tác với các followers của mình hoặc share những thông tin liên quan đến ngành nghề bạn quan tâm mỗi ngày.

6. Bạn đã gặp gỡ những chuyên gia trong ngành chưa?

Cuối cùng là, cách nhanh nhất để bạn học hỏi những kĩ năng hướng nghiệp hoặc tìm hiểu về thông tin trong ngành đó chính là trò chuyện cùng chuyên gia. Những chuyên gia, mentor là những người có thể giúp bạn định hướng nghề nghiệp, thay đổi cách thức tìm việc hiệu quả hơn cũng như cung cấp cho bạn những thông tin giá trị, bí mật trong ngành.
Nếu bạn đang quan tâm đến chuyên gia, có thể tham khảo ở đây.

Theo anhtuanle.com
- - 0 bình luận
CHUYÊN MỤC
  • Google Comment (0)
  • Facebook Comment ()
  • Emotion
  • Một số lưu ý khi bình luận

    Mọi bình luận sai nội quy sẽ bị xóa mà không cần báo trước

    Bấm Thông báo cho tôi bên dưới khung bình luận để nhận thông báo khi admin trả lời

    Để được tư vấn về thi tuyển ngân hàng, hãy để lại kèm số điện thoại và/hoặc email của bạn nhé!

  • :))
    :((
    :D
    :(
    :)
    :-)
    ;)
    =))
    :p
    =.=
    ==
    ^_^
    /=he
    :*
    /=r
    /=l
    :v
    /=ok
    /=clap
    (y)
    (yy)
    /=hi
    /=j
    /=hup
    /=hd
    /=hl
    /=hr
    /=s
    <3