Popular Posts

Trong những giai đoạn nhất định, tuỳ thuộc vào những đặc điểm riêng và căn cứ vào những mục tiêu riêng mà mỗi quốc gia có thể theo đuổi chính sách kiềm chế tài chính hoặc tự do hóa tài chính. Tuy nhiên, xu hướng chung là các quốc gia đều chuyển từ kiềm chế tài chính sang tự do hóa tài chính.



Sự lựa chọn kiềm chế tài chính


Kiềm chế tài chính là sự lựa chọn của một số quốc gia trong những giai đoạn nhất định. Nó có một số đặc điểm như sau



  • Thứ nhất, về lãi suất: Các quốc gia lựa chọn kiềm chế tài chính thường áp dụng chính sách lãi suất cố định hoặc lãi suất trần.

  • Thứ hai, về chính sách tỷ giá: Chính sách tỷ giá khi các quốc gia theo đuổi kiềm chế tài chính thường là chính sách tỷ giá cố định hoặc chính sách tỷ giá không linh hoạt.

  • Thứ ba, về mức dự trữ bắt buộc: Mức dự trữ bắt buộc mà các quốc gia theo đuổi kiềm chế tài chính thường ở mức cao. Sự lựa chọn này xuất phát từ quan điểm cho rằng mức dự trữ cao sẽ hạn chế được rủi ro dẫn đến sự đổ vỡ của hệ thống tài chính.

  • Thứ tư, về mức độ can thiệp của Chính phủ: Sự can thiệp của Chính phủ vào quá trình phân bổ tài chính là rất sâu. Các ngân hàng thương mại phải tham gia các dự án của Chính phủ mà biết chắc rằng các dự án này là không hiệu quả nhưng vì mục tiêu xã hội mà vẫn phải thực hiện.



Sự lựa chọn tự do hoá tài chính


Tự do hoá tài chính thể hiện ở 4 đặc điểm chính như sau



  • Một là, tự do hoá lãi suất, theo đó những hạn chế (như những qui định về trần và sàn lãi suất) đối với lãi suất tiền gửi cũng như lãi suất cho vay của các ngân hàng được xoá bỏ và các loại lãi suất này được xác định một cách tự do trên thị trường.

  • Hai là, tự do hoá tỷ giá, nghĩa là không quy định tỷ giá chính thức đối với các giao dịch của tài khoản vãng lai cũng như giao dịch của tài khoản vốn.

  • Ba là, trong trường hợp tự do hoá tài chính toàn bộ thì dự trữ bắt buộc thường được quy định thấp hơn 10%, còn nếu tự do hoá một phần thì dự trữ bắt buộc thường từ 10-50 %.

  • Bốn là, tự do hoá hoạt động phân bổ tín dụng, theo đó tín dụng được phân bổ theo lãi suất thị trường chứ không phải bởi các quyết định hành chính của chính phủ.

Như vậy, kiềm chế tài chính cũng mang lại một số kết quả nhất định đặc biệt là đối với các mục tiêu về xã hội. Tuy nhiên, để có một nền kinh tế kinh tế phát triển bền vững thì không thể thiếu được một hệ thống tài chính vững mạnh. Do đó, tuỳ thuộc điều kiện của mỗi nước mà tiến hành cải cách hệ thống tài chính vào những thời điểm thích hợp nhất.

Theo Voer


- - 0 bình luận
CHUYÊN MỤC
  • Google Comment (0)
  • Facebook Comment ()
  • Emotion
  • Một số lưu ý khi bình luận

    Mọi bình luận sai nội quy sẽ bị xóa mà không cần báo trước

    Bấm Thông báo cho tôi bên dưới khung bình luận để nhận thông báo khi admin trả lời

    Để được tư vấn về thi tuyển ngân hàng, hãy để lại kèm số điện thoại và/hoặc email của bạn nhé!

  • :))
    :((
    :D
    :(
    :)
    :-)
    ;)
    =))
    :p
    =.=
    ==
    ^_^
    /=he
    :*
    /=r
    /=l
    :v
    /=ok
    /=clap
    (y)
    (yy)
    /=hi
    /=j
    /=hup
    /=hd
    /=hl
    /=hr
    /=s
    <3