Popular Posts


Việt Nam gia nhập WTO tạo ra một sân chơi mới cho thị trường tài chính tại Việt Nam. Trong bối cảnh hội nhập mở rộng tài trợ cho các dự án đầu tư nước ngoài (FDI) là một chính sách phù hợp để tăng trưởng tín dụng.



Tuy nhiên, việc mở rộng qui mô thương mại quốc tế và đầu tư FDI đòi hỏi phải có một hệ thống ngân hàng thích ứng để hỗ trợ - các doanh nghiệp yêu cầu cung cấp dịch vụ tài chính tốt hơn, các công ty đa quốc gia cũng muốn có các dịch vụ tài chính trong nước hỗ trợ cho vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của mình. Điều này thúc đẩy sự hình thành các chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam, cũng như thúc đẩy sự phát triển của các ngân hàng trong nước mở rộng qui mô và chất lượng dịch vụ nhằm đáp ứng yêu cầu mở rộng sản xuất của các doanh nghiệp trong nước. Nhưng tăng trưởng tín dụng đi đôi với chất lượng tín dụng và áp dụng các chuẩn mực quốc tế mới là cách thức đưa các ngân hàng thương mại (NHTM) trong nước hội nhập một cách thực chất và bền vững, có khả năng cạnh tranh cao với các NHTM nước ngoài.

Hiện nay, dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đang giữ một vị trí quan trọng và tham gia vào hầu hết các quan hệ kinh tế, trong đó có quan hệ tín dụng với các NHTM. Các dự án FDI thường là những dự án hiệu quả, việc các NHTM trong nước tài trợ cho các dự án FDI sẽ thu được lợi nhuận và góp phần kiểm soát, giữ quyền chủ động cho kinh tế nước nhà. Tuy nhiên, vấn đề mấu chốt để tài trợ cho các dự án FDI đạt hiệu quả là công tác thẩm định dự án.


Trước tiên xin được nêu một số điểm về công tác thẩm định dự án FDI tại các NHTM ở nước ta hiện nay.



moneyflow.jpg


Vấn đề đặt ra đối với công tác thẩm định dự án FDI là nhằm đảm bảo hiệu quả hoạt động, tính bền vững và độ an toàn cao của các dự án sau khi được cấp tín dụng từ các NHTM. Hiện nay, số lượng các dự án FDI được cho vay đã tăng trưởng cao, dư nợ ngày một tăng qua các năm. Nhưng điều quan trọng nhất đó là công tác thẩm định dự án FDI đã được nâng cao chất lượng thể hiện qua chỉ tiêu nợ quá hạn của khu vực dự án FDI chiếm tỷ trọng rất thấp (trên dưới 1% so với tổng dư nợ) và đứng đầu trong hoạt động tài trợ cho các dự án FDI là Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam. Bên cạnh đó tại nhiều NHTM, công tác thẩm định dự án FDI chưa thích ứng để hỗ trợ cho các dự án FDI trong môi trường cạnh tranh và hội nhập như hiện nay tại nước ta. Điều này được thể hiện ở những điểm cốt lõi sau:
1. Những nội dung cần thẩm định: điều kiện tiên quyết trong quá trình thẩm định dự án FDI là cần biết chính xác những thông tin liên quan như: đó là tập đoàn nào, ai là chủ tịch tập đoàn, địa chỉ ở đâu, quốc tịch nào . . . Sau đó, cũng phải kiểm tra xem đó là công ty nào, tập đoàn nào, năng lực tài chính của họ ra sao.
Bên cạnh việc xác minh những thông tin nói trên, công tác thẩm định cần phải xét đến vấn đề thuế và các ưu đãi, cơ cấu góp vốn, tỷ lệ góp vốn của các doanh nghiệp trong nước và điều mà cần quan tâm đến chính là tính hiệu quả của nguồn vốn.


2. Cách thức thẩm định: trong thẩm định việc cho vay, cán bộ thẩm định chưa đưa ra được các nhận định về việc so sánh các chỉ tiêu của doanh nghiệp với các doanh nghiệp khác cùng ngành, cùng lĩnh vực ở trong và ngoài nước, việc sử dụng các chỉ tiêu để so sánh trong thẩm định dự án FDI còn rất hạn chế ở số lượng cũng như cách thức so sánh. Việc sử dụng các chỉ tiêu cũng chưa được tiêu chuẩn hóa.
Thêm vào đó, xét về mặt lý thuyết, để có thể đánh giá được thị trường, tài chính của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có một phương pháp đó là phương pháp dự báo. Nhưng những báo cáo thẩm định hầu như lại thiếu hẳn điểm này.
Đánh giá rủi ro của dự án là việc làm không thể thiếu trong thẩm định dự án. Thế mà việc xác định các rủi ro trong công tác thẩm định dự án chưa được chú trọng và xác định một cách đầy đủ.
3. Công tác tổ chức thẩm định: trong tình hình thực tế hiện nay năng lực công tác của cán bộ thẩm định chưa được nâng cao đúng tầm, chưa được đào tạo bồi dưỡng để nâng cao trình độ. Bên cạnh đó về phẩm chất đạo đức, ý thức trách nhiệm của cán bộ thẩm định chưa được quan tâm và đặt trọng tâm cho công tác tổ chức thẩm định.
Xuất phát từ tình hình thực tế nêu trên, để việc thẩm định dự án FDI tại các ngân hàng đạt hiệu quả cao, thiết nghĩ trước mắt cần áp dụng các biện pháp sau:
1. Để thẩm định nội dung dự án FDI:
Thẩm định khách hàng chính xác nhằm góp phần hạn chế bớt rủi ro cho ngân hàng, nên đòi hỏi cán bộ thẩm định cần có nhiều thông tin chính xác, đầy đủ về đối tượng thẩm định. Việc tìm hiểu, xác minh nguồn gốc của các doanh nghiệp FDI, các NHTM có thể tham khảo ý kiến của Sở thậm chí cả Bộ Kế Hoạch và Đầu Tư vì những cơ quan này có “một đội đặc nhiệm” để giúp đỡ khi cần thiết. Chỉ có như vậy chúng ta mới có thể khẳng định được năng lực tài chính thực thụ của các dự án FDI.
Bên cạnh đó, trong hệ thống những thông tin thu thập thì nguồn thông tin từ báo chí là không thể thiếu. Hơn nữa, xuất phát từ tính chất khách quan của thông tin trên báo chí nên chúng ta có thể thu thập được những thông tin tương đối chính xác về khách hàng. Việc sử dụng những thông tin này một cách hiệu quả, kết hợp với một phương pháp phân tích, đánh giá tốt sẽ giảm được yếu tố chủ quan trong thẩm định khách hàng, thông qua đó góp phần nâng cao chất lượng công tác thẩm định.
Sau khi đã thu thập đầy đủ thông tin cần thiết, bước tiếp theo là đánh giá sự chính xác của các thông tin. Một số tiêu chí cần phải đánh giá như số lượng của các bên liên doanh cũng như tỷ lệ về vốn góp của mỗi bên, các hình thức góp vốn của các bên; tính trung thực, phù hợp của giá cả máy móc thiết bị và chuyển giao công nghệ.
2. Để sử dụng các phương pháp thẩm định:
Việc so sánh các chỉ tiêu trong thẩm định dự án FDI phải là sự kết hợp so sánh với các dự án trong nước với các dự án nước ngoài, so sánh với mức chuẩn của nhà nước quy định và cả chuẩn của khu vực và thế giới; các chỉ tiêu của dự án phải được so sánh cả về mặt thời gian; các tiêu chuẩn, định mức để so sánh cần được tập hợp theo các lĩnh vực và liên tục cập nhật.
Ngoài việc thẩm định tư cách, năng lực pháp lý, năng lực điều hành, quản lý sản xuất kinh doanh, uy tín của các dự án FDI, vẫn còn một số nhân tố chưa được cán bộ thẩm định quan tâm nhưng thực chất là cần phải đề cập trong chu trình thẩm định khách hàng vay vốn. Đó là các chỉ số dự báo trước khi cho vay như: giá vàng, tỷ giá, lạm phát và các biến cố có thể dự đoán về kinh tế, chính trị, xã hội. Trên cơ sở những thông tin về tỷ giá, lạm phát và các biến cố có thể dự đoán được mà báo chí và các báo cáo nghiên cứu thị trường, những diễn biến của nền kinh tế trong thời gian tới, cán bộ tín dụng cần có kiến nghị cụ thể về sự cần thiết bổ sung những nhân tố trên trong chu trình thẩm định khách hàng. Đây cũng là một trong số biện pháp nhằm nâng cao vai trò, chất lượng công tác thẩm định dự án FDI.
Về đánh giá rủi ro: Phải đưa ra được càng nhiều rủi ro mà dự án có thể gặp phải thì tính an toàn của tín dụng càng cao. Muốn được như vậy phải xây dựng được các nhân tố rủi ro: định nghĩa, phân loại sự cố, mô phỏng các tình huống của sự cố và các hành động cụ thể để ứng phó. Kế hoạch phải thể hiện bằng văn bản được thiết lập trên công việc hàng ngày. Vì vậy, cần phải triển khai tiếp nhận những hỗ trợ kỹ thuật về quản trị rủi ro, trong đó bao gồm cả nâng cao trình độ quản trị rủi ro.


3. Để tổ chức thẩm định.
Để công tác thẩm định ngày một chuyên nghiệp và có chất lượng hơn, đã đến lúc cần phải chú trọng nhiều hơn, đòi hỏi cao hơn, có thái độ rõ ràng hơn đối với cán bộ thẩm định:
  • Một là, về năng lực công tác: yêu cầu mỗi cán bộ thẩm định không những phải thường xuyên nghiên cứu, học tập nắm vững và thực hiện đúng các quy định hiện hành mà còn phải không ngừng nâng cao năng lực công tác.
  • Hai là, về phẩm chất đạo đức, ý thức trách nhiệm: yêu cầu mỗi cán bộ thẩm định phải luôn tự tu dưỡng về phẩm chất đạo đức, nêu cao ý thức trách nhiệm công việc. Có như vậy, xử lý công việc hiệu quả hơn, khắc phục được tư tưởng ỷ lại, trông chờ tạo ra chuyển biến tích cực trong quản lý.
  • Ba là, cần quan tâm nhiều hơn đến việc đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ và tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ trong công tác, đồng thời phải căn cứ vào kết quả công tác của họ để có chế độ đãi ngộ, đối xử công bằng.
Ngay khi tiếp nhận hồ sơ tiến hành thẩm định ngay để thông báo kịp thời cho doanh nghiệp. Khi đi vào thẩm định chi tiết dự án, cán bộ thẩm định cần phải làm việc với cơ quan quản lý đầu tư của địa phương nơi có dự án FDI hoạt động để nắm bắt được chủ trương của địa phương đối với dự án, nắm được thông tin liên quan đến dự án để từ đó có được những nhận định ban đầu về các điều kiện thuận lợi hay khó khăn đối với việc tham gia tài trợ cho dự án. Đối với các dự án lớn, phức tạp, đầu tư sản phẩm mới hoặc dự án có nội dung chuyển giao công nghệ cần tổ chức hội đồng thẩm định, có sự tham gia của chuyên gia, các bộ phận nghiệp vụ liên quan. Đồng thời phải thẩm định qua nhiều giai đoạn. Mỗi giai đoạn kế tiếp sẽ được thực hiện với cơ sở dữ liệu mang độ chính xác cao hơn. Và cuối mỗi giai đoạn, người thẩm định sẽ đưa kết luận chấp thuận hay bác bỏ dự án mà không cần phân tích thêm nữa. Ngoại trừ trường hợp khả năng thành công hay thất bại của dự án biến thiên rất lớn theo mức độ chính xác của dữ liệu thì người thẩm định mới cần tiến hành việc phân tích lại.


Kết Luận:
Để các giải pháp đề ra có tính khả thi, nhằm nâng cao chất lượng thẩm định các dự án đầu tư FDI, nhà nước cần nhanh chóng hoàn thiện và áp dụng thống nhất các văn bản pháp lý về đầu tư trực tiếp nước ngoài, tiếp cận các thông lệ quốc tế trong việc ban hành các tiêu chuẩn, định mức liên quan đến đầu tư, xây dựng, kế toán, tài chính, môi trường, lao động … ; công bố rộng rãi chiến lược và quy họach đầu tư nước ngoài; tạo cơ chế cho việc công khai và minh bạch hóa thông tin trong nền kinh tế.

Nguồn: Saga
- - 0 bình luận
CHUYÊN MỤC
  • Google Comment (0)
  • Facebook Comment ()
  • Emotion
  • Một số lưu ý khi bình luận

    Mọi bình luận sai nội quy sẽ bị xóa mà không cần báo trước

    Bấm Thông báo cho tôi bên dưới khung bình luận để nhận thông báo khi admin trả lời

    Để được tư vấn về thi tuyển ngân hàng, hãy để lại kèm số điện thoại và/hoặc email của bạn nhé!

  • :))
    :((
    :D
    :(
    :)
    :-)
    ;)
    =))
    :p
    =.=
    ==
    ^_^
    /=he
    :*
    /=r
    /=l
    :v
    /=ok
    /=clap
    (y)
    (yy)
    /=hi
    /=j
    /=hup
    /=hd
    /=hl
    /=hr
    /=s
    <3