Câu 1: Cách mạng công nghiệp Anh ?
Là cuộc cách mạng xảy ra đầu tiên trên thế giới. Đây là quá trình thay thế kỹ thuật thủ công bằng kỹ thuật cơ khí, nó gắn liền với cách mạng khoa học kỹ thuật lần 1, có ý nghĩa kinh tế xã hội to lớn và tác động mạnh mẽ tới quá trình phát triển của chủ nghĩa tư bản.
a. Tiền đề
- Nguồn vốn: có nguồn vốn lớn từ ngoại thương, buôn bán len dạ với giá độc quyền, trao đổi không ngang giá với các nước thuộc địa và các nước lạc hậu khác như Bắc Mỹ, Ấn Độ..Lợi nhuận từ việc buôn bán nô lệ. ( tính từ 1680 đến 1686 có tới 2 triệu nô lệ bị Anh đem ban)
- Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản trong nông nghiệp. Các đạo luật về ruộng đất tạo điều kiện để đất đai nằm trong tay quý tộc. Nguồn vốn từ các nước thuộc địa thúc đẩy cải tiến kỹ thuật trong nông nghiệp. Nông nghiệp cung cấp càng nhiều lông cừu cho ngành len dạ. Công nhân nông nghiệp là những người tiêu thụ hàng công nghiệp và khi thành thị phát triển, công nghiệp mở rộng cần ngày càng nhiều lương thực.Sự tác động qua lại của nông nghiệp và công nghiệp thúc đẩy cách mạng công nghiệp.
- Về chính trị: chế độ phong kiến bị thủ tiêu dần dần từ thê kỷ 15 và hoàn toàn đến thế kỷ 18. Nhà nước quân chủ chuyên chế có xu hướng ủng hộ chủ nghĩa tư bản.Ban hàng các đạo luật về ruộng đất, bảo vệ quyền lợi cho giai cấp tư sản như cho vay nặng lãi, độc quyền ngoại thương, luật cấm lao động kỹ thuật ra nước ngoài, cấm xuất khẩu máy móc và bản vẽ kỹ thuật…
* Ngoài ra:
- Về nguyên liệu: có nhiều mỏ than, sắt các mỏ này nằm gần nhau tạo đk về mặt kt, có thuận lợi về lông cừu trong nước và bông nhập từ Mỹ là nguyên liệu cần cho ngành dệt.
- Về vận tải: các hải cảng thuận lợi để đưa hàng hóa đi khắp thế giới
- Về xã hội : giai cấp quý tộc Anh sớm tham gia vào kinh doanh và họ trở thành tầng lớp quý tộc mới có quyền lợi gắn liền với tư sản, có cách nhìn tư sản.
- Về nhân công: người dân bị đuổi khỏi ruộng đất để quý tộc biến đất đai thành đồng cỏ nuôi cừu, cung cấp một lượng lớn lao động cho các nhà máy ở các thành thi.
b. Tiến trình của cách mạng
- Trong ngành dệt: với việc tạo ra thoi bay đầu tiên của Gion Cây 1733, năm 1760 thì dc áp dụng rộng rãi gây ra mâu thuẫn trong ngành dệt: dệt nhanh nhưng sợi không đủ cung cấp, dẫn đến phải cải tiến ngành sợi. 1768 máy kéo sợi Gienny ra đời và được sử dụng phổ biến đến 1778. Năm 1779 một chủ nhỏ kiêm thợ thủ công chế tạo ra máy kéo sợi có ưu điểm sợi kéo ra bền và mịn hơn. Năm 1785 nhà tu hành Etmon cùng với 1 thợ rèn và một thợ mộc đã tạo ra máy dệt đầu tiên, qua nhiều lần cải tạo, đến TK19 thì đc sử dụng rộng rãi và có hình thức tương tự hiện nay.
- Trong ngành luyên kim: 1735 Đécbi cải tiến cách chế tạo than cốc, 1784 Henxicoc phát minh ra cách dùng than đá để nấu gang thành sắt. Phát minh mới làm cho năng suất lao động trong ngành luyện kim tăng lên, mở ra thời đại mới cho cách mạng trong luyện kim và than đá.1789 cây cầu sắt đầu tiên được xây dựng tại Looc – Anh.
- Về giao thông : giai đoạn một trong ¼ thế kỉ 19 là xây dựng hệ thống kênh đào, giai đoạn 2 mở đầu bằng việc đóng tầu thủy, giai đoạn 3 từ 1812 đến 1854 xây dựng hệ thống đường sắt
- Cuộc cách mạng trong lĩnh vực năng lượng có ý nghĩa to lớn đối với sự phát triển các ngành công nghiệp. 1784 James Watt sáng chế ra máy hơi nước biểu tượng cho thời kỳ phát triển của chủ nghĩa tư bản và được sử dụng rộng rãi .
- Ngành cơ khí chế tạo ra đời: mở đầu 1789 Môdeli chế tạo ra máy phay, bào, tiện. Các loại máy móc sản suất ra ở Anh không chỉ phục vụ trong nước mà còn cung cấp cho xuất khẩu.
c. Đặc điểm của cách mạng :
- Bắt đầu từ công nghiệp nhẹ rồi đến công nghiệp nặng: từ dệt rồi đến cơ khí, luyện kim..
- Diễn ra theo trình tự từ thấp đến cao: từ thủ công lên nửa cơ khí rồi cơ khí hoàn toàn
- Là quá trình bóc lột nhân dân lao động trong nước và các nước thuộc địa.
d. Tác động:
- Cuộc cách mạng công nghiệp ở Anh làm cho nền kinh tế nước Anh bước vào thời kì công nghiệp hoá, năng suất lao động ngày càng tăng.
- Chính cuộc cách mạng này đã củng cố địa vị của giai cấp tư sản Anh, làm cho chủ nghĩa tư bản ra đời sớm ở Anh và có điều kiện vươn lên cạnh tranh với các nước tư bản khác. Đến giữa thế kỉ XIX, nước Anh được mện danh là "công xưởng của thế giới" Luân Đôn trở thành trung tâm thương mại với 80 vạn dân và thủ đô đầu tiên ở châu Âu tiến lên con đường công nghiệp hoá.
- Tác động đến nông nghiệp: ruộng đất nằm phần lớn vào tay địa chủ, chính quyền tư sản đảm bảo cho việc tiêu thụ nông phẩm. Khi lúa mì mất giá, phát triển các bãi cỏ để nuôi súc vật cung cấp lương thực cho thành phố. Do đó Anh được gọi là nước có nền nông nghiệp kiểu mẫu.
- Phân bố lại lực lượng sản xuất và phân công lại lao động xã hội: các thành phố mới được xây dựng, dân cư thành thị tăng lên trong khi đó nhân dân nông thôn giảm xuống. Thợ thủ công và nông dân bị phá sản phải đi làm thuê cho các nhà máy, giai cấp vô sản hình thành và tăng lên.
- Các cuộc khủng hoảng diễn ra đầu tiên 1825sau đó diễn ra theo chu kỳ 1837, 1847, 1957…
Sản xuất giảm sút, công nhân bị xa thải..Tình trạng đó làm bần cùng hóa giai cấp công nhân, mâu thuẫn xã hội và đấu tranh giai cấp công nhân ngày càng cao.
Câu 2: Điều chỉnh kinh tế Mỹ từ 1983 đến nay:
- Tăng cường nghiên cứu và ứng dụng thành tựu của cách mạng khoa học và công nghê.
Trong những năm 80 chi tiêu ngân sách và chiển khai công nghệ sản phẩm mới tăng 3 lần so với nhưg năm 70( từ 60 lên 195 tỷ USD) và đồng thời tăng cường nhập khẩu các sản phẩm có hàm lượng kỹ thuật cao:ô tô, máy tính, thiết bị thông tin, công nghệ vật liệu sinh học, vũ trụ, năng lượng. Nhờ đó Mỹ có thể khắc phục tình trạng khủng hoảng nguyên liệu năng lượng, tăng năng suất và hiệu quả kinh tế.
- Đổi mới tổ chức và quản lý trong công nghiệp
Mỹ chú trọng việc nâng cao trình độ chuyên môn, tay nghề người lao động, tạo điều kiện cho người lao động tham gia quản lý sản xuất, tạo điều kiện cho các nhà khoa học nghiên cứu ứng dụng thành tựu khoa học công nghệ vào thực tế quản lý sản xuất
- Tăng cường đầu tư trực tiếp ra nươc ngoài và thu hút đầu tư trực tiếp từ nước ngoài
Trong các nước tư bản phát triển, Mỹ là nước đầu tư ra nước ngoài lớn nhất và cũng là nước thu hút vốn đầu tư lớn nhất. Tính đến năm 1989 tổng đầu tư của Mỹ ra nước ngoài là 1380 tỷ và thu hút 2288 tỷ $.
- Phát triển các công ty xuyên quốc gia
Các công ty xuyên quốc gia chủ yếu phát triển từ những công ty độc quyền trong nước. Các công ty xuyên quốc gia có hệ thống chi nhánh ở trên khắp thế giới hình thành đế quốc kinh doanh khổng lồ do tư bản Mỹ chi phối và quản lý. Năm 1988 tổng kinh ngạch tiêu thụ của 500 công ty CN của Mỹ là 4.952,3 tỉ $ . Đây là lực lượng chủ yếu thao túng sản xuất lưu thông hàng hóa và tài chính tiền tệ, nghiên cứu và chuyển giao công nghệ sang các nước phát triển và đang phát triển, góp phần điều chỉnh hoạt động kih tế của Mỹ trong khu vực và trên thế giới.
- Điều chỉnh vai trò điều tiết kinh tế của nhà nước:
+Mỹ điều chỉnh kinh tế nhà nước thông qua quan hệ thị trương đặc biệt: quan hệ hợp đông kinh tế biểu hiện bằng đơn đặt hàng của nhà nước và tư nhân
+ Bình ổn những mâu thuẫn xã hội thông qua các chương trình xã hội: trợ cấp thất nghiệp, hưu trí…tạo môi trường hòa bình để phát triểnkinh tế.
+ Tăng chi tiêu ngân sách nhà nước cho giáo dục. Thực hiện hướng nghiệp cho học sinh trung học, đào tạo kỹ năng lao động, đào tạo lại nghề nghiệp cho công nhân, định hướng sản xuất theo hướng của nhà nước nếu công ty làm ăn thua lỗ.
+ Khuyến khích doanh nhân mở các xí nghiệp vừa và nhỏ giải quyết tình trạng thất nghiệp bằng các chính sách ưu đãi về vốn, hợp đồng.
Kết quả điều chỉnh kinh tế:
- Nền kinh tế mỹ đã thoát khỏi khủng hoảng 73-75, 80-82, bươc vào giai đoạn phát triển tương đối ổn định
- Nhờ tăng trưởng kinh tế cao liên tục trong nhiều năm, Mỹ có điêu kiện giải quyết việc làm cho người lao động.
- Giảm thâm hụt nhà nước và hạn chế lạm phát
- Nước Mĩ giữ được vị trí kinh tế hag đầu thế giới với tiềm lưc khoa học kỹ thuật hùng mạnh, chiếm 1/5 tổng sản phẩm quốc dân toàn thế giới, 1/2 số phát minh khoa học lớn và3/4 ấn phẩm khoa học
Thành tựu:
- Về công nghiệp: Đầu thế kỉ 20 Mỹ là cường quốc công nghiệp đứng đầu thế giới. Sản xuất công nghiệp tăng 13 lần . Nhiều ngành cn phát triển nhanh như luyện kim.Năm 1913 sản lượng thép của Mỹ đạt 31,9 triệu tấn trong khi đó của cả Tây Âu là 35 triệu Ngành than là 517 triệu tấn trong khi các nước Tây Âu là 439 triệu. Cũng trong năm này Mỹ chiếm hơn một nửa lượng giầu cả thế giới. Ngoài ra ngành điện và chế tạo ô tô cũng vượt hơn so với cả Tây Âu.
- Về nông nghiệp cũng đạt những thành tựu to lớn, phát triển theo hương chuyên canh, thâm canh, sử dụng máy móc và kỹ thuật. Sản lượng nông nghiệp 1913 tăng 4 lần so với 1870 ( 10 tỷ và 2,5 tỷ)
- Đường sắt: 1913 chiều dài đường sắt của nước Mỹ đạt 411000km gấp 5 lần so với 1870. Đường sắt phát triển tạo điều kiện giao lưu kinh tế giữa các vùng, khai thác nguồn tiềm năgn hiệu quả của các ngành kinh tế Mỹ
- Ngoại thương phát triển. Năm 1913 đầu tư ra nước ngoài đạt 2625 triệu đô, gấp 5 lần so với 1870 là 500. Thị trường chủ yếu là Canada, Trung Mỹ , Nhật , Ấn Độ..
Nguyên nhân:
- Do kết quả của cuộc nội chiến 1861-1865 đã xóa bỏ chế độ đồn điền ở phía Nam, tạo điều kiện cho chủ nghĩa tư bản phát triển trên toàn bộ nước Mỹ.
- Thời gian này tiếp tục thu hút vốn, lao động kỹ thuật từ các nước Châu Âu. Ví dụ : 1865- 1875 ngành đường sắt thu hút 2 tỉ USD đầu tư từ nước ngoài.
- Đẩy mạnh nghiên cứu và đã có nhiều phát minh sáng chế, tạo điều kiện phát triển các ngành công nghiệp kĩ thuật : chế tạo ô tô hóa chất, chế tạo máy, công nghiệp điện, khai thác và chế biến giầu mỏ.
- Kinh tế mỹ phát triển thúc đẩy tích lũy tập trung tư bản và tập trung sản xuất hình thành nên các tổ chức độc quyền. Độc quyền hóa phát triển nhanh với quy mô lớn thâu tóm hầu hết nền kinh tế trong nước và còn vươn ra thế giới.
- Mỹ có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, vị trí địa lý kinh tế- chính tri thuận lợi
Câu 4: kinh tế trung quốc thời kỳ cải cách và mở cửa 1978 đến nay
Hoàn cảnh trong nước:
- Hội lần 3 khóa 11 tháng 12- 1978 của Đảng cộng sản Trung Quốc đã vạch rõ nguyên nhân gây nên sự trì trệ của nền kinh tế xã hội. Từ việc xem xét đánh giá thực trạng kinh tế xã hội các nhà lãnh đạo đã đề ra những biện pháp để điều chỉnh cơ cấu kinh tế đã mất cân đối.
- Sau 20 ( 58-78) kinh tế Trung Quốc rơi vào tình trạng trì trệ kém phát triển: nông nghiệp:700 triệu nông dân với lao động thủ công là chủ yếu, công nghiêp: nhiều ngành công nghiệp rất lạc hậu. Trình độ sản xuất thấp kém, kinh tế tự nhiên và nửa tự nhiên chiếm tỷ trọng tương đối trong nền kinh tế. Việc đóng cửa lâu ngày của nền kinh tế cũng gây trì trệ cho sản xuất và dẫn đến tụt hậu cho kinh tế. Nguyên nhân chính là mô hình kinh tế kế hoạch hóa tập trung.
- Lãnh đạo trung quốc xác định đường lối đổi mới tư duy: nhận thức nền kinh tế thị trường phù hợp với kinh tế xã hội chủ nghĩa.
Hoàn cảnh nước ngoài:
- 1960-1970 kt các nước tư bản chủ nghĩa phát triển nhanh tróng, nó kích thích mở cửa ở TQ
- Các nước LX và Đông âu cũng thực hiện những cải cách kt chuyển từ chiều rộng sang chiều sâu, kinh tế các nước trong giai đoạn này tăng trưởng cao.
Nội dung cải cách:
- Chủ trương xây dựng một nền kinh tế hàng hóa xã hội chủ nghĩa và nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa ( từ 1992 )
Xuât phát từ quan điểm TQ cho rằng nền kinh tế XHCN không phải do kế hoạch điều tiết mà có thể thực hiện sự kết hợp giữa kế hoạch và thị trường. TQ khẳng định KTXHCN là “ kinh tế hàng hóa có kế hoạch trên cơ sở chế độ công hữu” và “ thực hiện kinh tế kế hoạch cùng với việc vận dụng quy luật giá trị và phát triển kinh tế hàng hóa là thống nhất với nhau, đối lập chúng với nhau là sai lầm”.
- Khôi phục và duy trì nền kinh tế nhiều thành phần:
+ Đa dạng hóa các loại hình sở hữu trong điều kiện lấy chế độ công hữu làm chủ thể, có thể tách rời quyền sở hữu và quyền kinh doanh.
+ Đối với kinh tế tư nhân được khuyến khích phát triển, các hình thức kinh tế tư bản nhà nước được chú trọng. Áp dụng các chính sách khoán cho cả nông nghiệp và công nghiệp. Trong hoạt động kinh tế cho phép tự do cạnh tranh, giải thể doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, thi hành chế độ hợp đồng lao động
+ Đối với khu vực kt quốc doanh đi vào hoạch toán
+ Nông nghiệp: cho phép quyền sở hữu ruộng đất, cho phép chuyển nhượng theo phương châm “ li điền bất li hương”.Nhờ đó đa dạng hóa các ngành nghề thúc đẩy nông thôn phát triển và thu nhập người dân tăng lên.
- Chủ trương điều chỉnh lại cơ cấu nền kinh tế vốn đã mất cân đối từ trước
Chuyển từ thứ tự ưu tiên “ CN nặng- CN nhẹ- nông nghiệp” sang “ nông nghiệp- CN nhẹ- CN nặng”. Thực hiện hiện đại hóa nghiệp bằng hiện đại hóa công nghệ và hiện đại hóa cơ cấu kinh tế. Nông nghiệp làm cơ sở, công nghiệp nặng hỗ trợ cho công nghiệp nhẹ phát triển.
- Chủ trương thực hiện chính sách mở cửa
Trung quôc coi đây là đường lối chiến lược không thay đổi và là điều kiện cơ bản để hiện đại hóa. TQ từ 1992 đẩy nhanh mở cửa:
+ Trao đổi hàng hóa với các nước trên thế giới đặc biệt là các nước phát triển, thu hút đầu tư, mở rộng du lịch và xuất khẩu lao động
+ Đặc biệt: chú trọng xây dựng cơ sở hạ tầng “ xây tổ ấm, đón phượng hoàng”. Cụ thể: xây dựng các đặc khu kinh tế , ở đây có rất nhiều ưu đãi , môi trường thuận lợi để thu hút đầu tư từ nước ngoài.
- Tiến hành cải cách thể chế chính trị: bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, tăng cường pháp chế, nhận định chức năng lanh đạo của đảng và chức năng thực hiện của nhà nước, giảm số lượng và tăng chất lượng đội ngũ cán bộ nhà nước.
Thành tựu:
- Kinh tế tăng trưởng nhanh
Từ 1979 đến 2005 tốc độ tăng trưởng đạt bình quân 9.5% 1 năm. Theo thống kê của IMF 2007 Trung quốc đứng thứ 4 về GDP là 3,25 nghìn tỷ $. Đứng đầu thế giới về dự trữ ngoại tệ. Thu nhập của người dân TQ cũng tăng cao, cơ cấu tiêu dùng của nhân dân nông thôn và thành thị có xu hướng nâng cao chất lượng.
- Cơ cấu có sự chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa: nông nghiệp giảm, công nghiệp và dịch vụ tăng. Các loại hình kinh tế dịch vụ về tài chính, tiền tê, thương mại, du lịch hình thành và phát triển. Có một loạt hệ thống các ngân hàng. Về khoa học kỹ thuật: đổi mới công nghệ, nâng cấp hiện đại hóa công nghiệp, kỹ thuật phát triển có thể xuất khẩu ra nước ngoài.
Tỷ trọng kinh tế tư nhân đã tăng, tuy nhiên kinh tế nhà nươc và tập thể vẫn chiếm tỷ trọng ưu thế, chứng minh tính xã hội chủ nghĩa trong cải cách mở cửa
- Nông nghiệp: năm 1978 đạt 304,7 triệu tấn, 1987 đạt 402 triệu tấn, 1997 đạt 494,1 triệu tấn. Năm 2005 cung cấp 46% thịt lợn thế giới, 24% bông, 15% ngũ cốc, 70% lê, 40% táo,, 30% cà chua. Đứng đầu thế giới về rau khô, nấm chế biến, tỏi. Sự phát triển của nông nghiệp tạo điều kiện cho sự phát triển của kinh tế, cung cấp mặt hàng cho công nghiệp và xuất khẩu.
- Công nghiệp: Sản xuất công nghiệp tăng trưởng với tốc độ cao, giá trị sản phẩm CN năm 1997 tăng 14 lần so với 1978, bình quân mỗi năm 14,9%.Năm 2006 sản lượng gang 193,2 triệu tấn, thép thô 199,47 triệu tấn, 3,89 triệu xe ô tô, trong đó2,01 triệu xe con tăng 53,2% so với 2005. Sự phát triển công nghiệp luôn cao hơn các ngành khác và thúc đẩy công nghiệp hóa ở Trung Quốc tiến lên giai đoạn mới.
Câu I: Lựa chọn đáp án đúng, giải thích ngắn gọn:
1. Cuộc cm giá cả ở Châu Âu thế kỷ 15 - 16 có nguồn gốc từ:
a. Việc tìm ra những lục địa mới
b. Sự xuất hiện của tầng lớp thợ thủ công
c. Sự giàu lên của tầng lớp thương nhân
d. Cả a và b.
e. Cả a, b, c.
2. Con đường hình thành phương thức SXTBCN đi theo con đường trang trại TBCN có đặc trưng:
a. Cm ruộng đất trong nông nghiệp đã xuất hiện sớm
b. Rất quan tâm đến việc ứng dụng KHKT vào sản xuất
c. Chỉ quan tâm đến việc bóc lột SLĐ làm thuê
d. Cả a,c
e. Cả a và b.
3. Cuộc cm công nghiệp Mỹ có đặc điểm:
a. Bắt đầu từ công nghiệp nhẹ rồi đến công nghiệp nặng
b. Phát triển tuần tự từ thợ thủ công lên nửa cơ khí và lên cơ khí
c. Từ máy móc công cụ đến máy móc động lực
d. Tất cả các đặc điểm trên.
4. Sự sụp đổ của hệ thống Brettonwoord, có nguồn gốc từ:
a. Sự thặng dư trong cán cân thương mại của Mỹ
b. Sự thâm hụt nặng nề trong cán cân thương mại của Mỹ.
c. Sự tăng mạnh giá xăng dầu trong những năm 70
d. Cả a,b,c
e. Cả b, c.
5 Cuộc cải cách ruộng đất của Nhật Bản giai đoạn 1945 - 1950 có đặc trưng:
a. Tịch thu ruộng đất của giai cấp địa chủ quý tộc và chia cho nhân dân
b. Thừa nhận quyền sở hữu ruộng đất không hạn chế cho giai cấp địa chủ quý tộc.
c. Thừa nhận quyền sở hữu ruộng đất có hạn chế cho giai cấp địa chủ quý tộc.
6. Thời kỳ 1966 - 1976 Trung Quốc thực hiện:
a. Chính sách phân phối bình quân
b. Xã hội hóa sức lao động
c. Đưa trí thức và sinh viên về nông thôn lao động.
d. Cả a, b
e. Cả a, b, c.
7. Chính sách điều tiết kinh tế của Trung Quốc giai đoạn trước năm 1978 là:
a. Theo quan điểm của Keynes
b. Theo quan điểm của trường phái cổ điển
c. Theo quan điểm của các nhà KT học Xô Viết
d. Không câu nào đúng.
8. Một trong những nguyên nhân dẫn đến sự phát triển nhanh của Nhật Bản giai đoạn 1952 - 1973 là:
a. Sự tồn tại cơ cấu nền kinh tế 2 tầng
b. Chú trọng trả lương theo chất lượng và hiệu quả công việc
c. Chú trọng đến thâm niên công tác
d. Cả a,c
9. Cải cách kinh tế Trung Quốc sau năm 1976 có đặc trưng:
a. Coi trọng phát triển khu vực kinh tế tư nhân
b. Thực hiện cơ chế quản lý có kế hoạch kết hợp với cơ chế thị trường
c. Thừa nhận quyền sở hữu ruộng đất cho người nông dân.
10. Cách mạng công nghiệp ở Mỹ giống cách mạng công nghiệp ở Nhật là:
a. Vai trò của ngành nông nghiệp trong quá trình diễn ra cuộc cách mạng CN
b. Vai trò của nhà nước trong cuộc cách mạng CN
c. Có sự hỗ trợ từ bên ngoài.
Câu II (5đ)
Trên cơ sở so sánh sự giống và khác giữa cuộc cách mạng công nghiệp Anh với cuộc cách mạng công nghiệp Nhật có thể rút ra những bài học kinh nghiệm gì cho Việt Nam trong tiến trình CNH - HĐH hiện nay.
Một số lưu ý khi bình luận
Mọi bình luận sai nội quy sẽ bị xóa mà không cần báo trước
Bấm Thông báo cho tôi bên dưới khung bình luận để nhận thông báo khi admin trả lời
Để được tư vấn về thi tuyển ngân hàng, hãy để lại kèm số điện thoại và/hoặc email của bạn nhé!