Popular Posts
Điểm lại thông tin kinh tế tuần từ 11-15/6
Tóm lược thị trường trong nước từ 11-15/6

  • Trong tuần từ 11-15/6, tỷ giá trung tâm được NHNN điều chỉnh tăng dần qua tất cả các phiên. Chốt tuần, tỷ giá trung tâm được niêm yết ở mức 22.595 VND/USD, tăng mạnh 37 đồng so với cuối tuần trước đó. Tỷ giá mua giao ngay vẫn được NHNN niêm yết ở mức 22.700 VND/USD; tỷ giá mua kỳ hạn 3 tháng ở mức 22.775 VND/USD. Tỷ giá bán được niêm yết ở mức thấp hơn 20 đồng so với trần tỷ giá tại tất cả các phiên, chốt phiên cuối tuần tại mức 23.253 VND/USD.
  • Tỷ giá LNH cũng trong xu hướng tăng. Chốt phiên cuối tuần, tỷ giá giao dịch ở mức 22.822 VND/USD, tăng 24 đồng so với cuối tuần trước đó.
  • Cùng xu hướng đó, tỷ giá trên thị trường tự do tăng hầu hết các phiên trong tuần, đặc biệt 2 phiên giữa tuần. Kết thúc phiên cuối tuần, tỷ giá tăng 50 đồng ở chiều mua vào và 70 đồng ở chiều bán ra so với phiên cuối tuần trước đó, giao dịch quanh mức 22.890-22.930 VND/USD.
  • Trên thị trường tiền tệ LNH, lãi suất VND trên thị trường LNH tiếp tục đà giảm ở tất cả các kỳ hạn như tuần trước đó. Chốt phiên 15/6, lãi suất giao dịch quanh mức: qua đêm 1,27% (-0,27 điểm phần trăm); 1 tuần 1,37% (-0,23); 2 tuần 1,52% (-0,22 điểm phần trăm); 1 tháng 1,77% (-0,21 điểm phần trăm).
  • Lãi suất LNH đối với USD tăng nhẹ ở hầu hết các kỳ hạn qua các phiên trong tuần. Chốt phiên cuối tuần 15/06 lãi suất đứng ở mức qua đêm 1,90% (+0,08 điểm phần trăm); 1 tuần 1,98% (+0,08 điểm phần trăm); 2 tuần 2,08% (+0,08 điểm phần trăm); 1 tháng 2,26% (-0,02 điểm phần trăm).
  • Trên thị trường mở, NHNN đã tăng mạnh khối lượng tín phiếu NHNN chào thầu lên mức 105.000 tỷ đồng ở 3 kỳ hạn: kỳ hạn 14 ngày với khối lượng 10.000 tỷ đồng, 28 ngày 85.000 tỷ đồng và 91 ngày 10.000 tỷ đồng. Tổng khối lượng trúng thầu đạt 57.800 tỷ đồng. Trong đó, kỳ hạn 28 ngày trúng thầu 55.800 tỷ đồng với lãi suất duy trì mức 1,2%; kỳ hạn 91 ngày trúng thầu 2.000 tỷ đồng với lãi suất 1,8%; kỳ hạn 14 ngày không có khối lượng trúng thầu. Trong tuần, có 10.100 tỷ đồng tín phiếu đáo hạn. Như vậy, NHNN hút ròng 47.700 tỷ đồng từ thị trường, đưa khối lượng tín phiếu lưu hành trên thị trường tăng lên mức 78.100 tỷ đồng.
  • NHNN vẫn tiếp tục chào thầu 1.000 tỷ đồng/phiên trên kênh cầm cố trong tuần với kỳ hạn 7 ngày, lãi suất giữ ở mức 4,75%, tuy nhiên không có khối lượng trúng thầu.
  • Với thị trường trái phiếu, giao dịch trên thị trường TPCP tuần qua kém sôi động mặc dù nhu cầu mua trái phiếu khá cao. Khối lượng dự thầu cao gấp gần 2 lần khối lượng cần huy động song tỷ lệ trúng thầu chỉ đạt 48%. Lãi suất TPCP vẫn ở vùng giá thấp.
  • Ngày 11/6, NHCSXH gọi thầu 1.500 tỷ đồng TPCP bảo lãnh chia đều cho 3 loại kỳ hạn 5, 10 và 15 năm song khối lượng dự thầu thấp và không có khối lượng trúng thầu.
  • Ngày 13/6, KBNN gọi thầu 7.200 tỷ đồng TPCP ở 6 loại kỳ hạn từ 5-30 năm. Kết quả, cơ quan này huy động thành công 4.200 tỷ đồng TPCP kỳ hạn 10, 15 và 20 năm, trong khi kỳ hạn 5, 7 và 30 năm tiếp tục đấu thầu thất bại. Lãi suất trúng thầu đều tăng nhẹ 0,02 điểm phần trăm so với phiên trước đó, cụ thể 10 năm 4,32%, 15 năm 4,65% và 20 năm 5,18%.
  • Thị trường chứng khoán tuần qua, cả hai sàn đều giảm làm mất hết đà tăng của tuần trước đó. Chốt tuần 15/6, VN-Index đóng cửa ở 1.016,51 điểm, giảm 22,50 điểm (-2,17%) và HNX-Index giảm mạnh 3,96 điểm (-3,30%) xuống mức 115,90 điểm so với cuối tuần trước đó. 
  • Thanh khoản thị trường hầu vẫn ở mức thấp tương tự tuần trước đó với giá trị giao dịch trung bình đạt khoảng gần 6.000 tỷ đồng/phiên. Khối ngoại tiếp tục bán ròng mạnh trong tuần qua với tổng giá trị 1.785 tỷ đồng trên cả 2 sàn.
Tổng hợp nhận định kinh tế

  • Mặc dù các tổ chức quốc tế, các cơ quan nghiên cứu lẫn các chuyên gia kinh tế đều dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam đạt mức cao năm 2018, nhưng Chính phủ vẫn đưa ra những cảnh báo sớm về lo ngại “chu kỳ khủng hoảng 10 năm”. Trong khi mục tiêu tăng trưởng GDP Quốc hội đề ra cho năm nay là mức từ 6,5-6,7% và quyết tâm của Chính phủ là đạt ít nhất 6,7%, đến gần hết nửa đầu năm, các tổ chức quốc tế đều đưa ra những dự báo lạc quan hơn thế.
  • Tháng 4, ADB đưa ra dự báo rất lạc quan GDP Việt Nam sẽ tăng trưởng 7,1% trong năm 2018, cao hơn tới 0,4-0,6 điểm phần trăm so với mục tiêu mà Quốc hội đã thông qua.
  • Mới đây, WB đã tăng 0,3% dự báo về tăng trưởng GDP Việt Nam từ mức 6,3% hồi tháng 4 lên mức 6,6% trong báo cáo Triển vọng Kinh tế Toàn cầu. Giữa tháng 5, Fitch Ratings (Mỹ) cũng nâng xếp hạng nhà phát hành nợ dài hạn bằng ngoại tệ (IDR) của Việt Nam từ mức “BB-” lên “BB” với triển vọng “Ổn định”, dự báo kinh tế Việt Nam tăng trưởng 6,7% trong năm nay.
  • Trong báo cáo hôm 1/6, với GDP quý I tăng 7,4% so với cùng kỳ năm ngoái, ANZ dự đoán sẽ có yếu tố kìm hãm, kéo đà tăng trưởng về tỷ lệ ổn định hơn là 6,8% trong năm 2018, 7% trong năm 2019. NCIF dự báo kinh tế Việt Nam 2018 có thể diễn ra theo 2 kịch bản là: kịch bản trung bình (kịch bản cơ sở) và kịch bản cao.
  • Theo đó, kịch bản cơ sở có nhiều khả năng xảy ra hơn với tăng trưởng kinh tế năm 2018 có thể đạt mức 6,83%, trong khi lạm phát duy trì ở mức thấp, khoảng 4,5%. Theo kịch bản cao, trong năm 2018, tăng trưởng kinh tế đạt khoảng 7,02%, và lạm phát trung bình có thể ở mức 4,8%.
  • Tuy nhiên, nhiều chuyên gia nhấn mạnh không ít thách thức để nền kinh tế đạt được mục tiêu 6,7%. Nguy cơ từ bên ngoài là sự gia tăng chủ nghĩa bảo hộ thương mại toàn cầu khi kinh tế Việt Nam ngày càng mở với thị trường thế giới. Kim ngạch thương mại hằng năm của Việt Nam năm 2017 vượt mức 193% GDP. Căng thẳng thương mại giữa hai đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam (Mỹ và Trung Quốc) có thể dẫn tới những tác động lan tỏa đến tăng trưởng kinh tế.
  • Bên cạnh đó, nhiều chuyên gia trong và ngoài nước cũng đặt ra những băn khoăn về chất lượng tăng trưởng của Việt Nam. Có thể nêu một số vấn đề như sau. Đó là sự phụ thuộc lớn, đặc biệt trong xuất khẩu, vào doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
  • Vì vậy, nền kinh tế trở nên nhạy cảm với khả năng luồng vốn ngoại chảy ra ngoài khi lợi suất đầu tư ở nước ngoài cao hơn. Thêm vào đó, Việt Nam đang gặp phải vấn đề thiếu hụt kỹ năng khi nền kinh tế dần trở nên phức tạp hơn, khoảng cách giữa trình độ của người lao động và nhu cầu của doanh nghiệp ngày càng lớn.
  • Liên quan đến hệ thống tài chính, WB, Fitch cũng như các chuyên gia đều cảnh báo việc duy trì tăng trưởng tín dụng nhanh vẫn là mối đe dọa đối với ổn định tài chính trong trung hạn. Năm 2017 hầu hết các nước đều giảm tăng trưởng tín dụng, trong khi đó tỷ lệ này ở Việt Nam vẫn cao.
  • Theo WB, tăng trưởng tín dụng trên tăng trưởng GDP rất cao, đẩy cao rủi ro trong khu vực ngân hàng và có thể gây ra bong bóng giá tài sản. Xác định được các vấn đề này, tại các hội nghị, hội thảo mới đây, Chính phủ đã kêu gọi các nhà khoa học cho ý kiến đóng góp giải quyết, đồng thời yêu cầu các cơ quan quản lý báo cáo đánh giá rõ rủi ro, thách thức Việt Nam phải đối mặt từ nay tới năm 2020 và những năm tiếp theo, đưa ra giải pháp cho tăng trưởng bền vững.         
Tin quốc tế

  • Nhiều sự kiện kinh tế, chính trị - địa chính trị quan trọng chi phối diễn biến thị trường tài chính quốc tế trong tuần qua. Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều Tiên thành công tốt đẹp với triển vọng về hòa bình và phi hạt nhân hóa trên bán đảo Triều Tiên.
  • Ngày 15/6, Mỹ và Trung Quốc lần lượt công bố danh sách các sản phẩm nhập khẩu đánh thuế lẫn nhau làm gia tăng căng thẳng thương mại giữa 2 cường quốc. Hơn nữa, điều này có thể ảnh hưởng đến nỗ lực của Tổng thống Donald Trump trong vấn đề phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên, bởi Bắc Kinh là một bên có ảnh hưởng quan trọng trong cuộc đàm phán về chương trình hạt nhân của Bình Nhưỡng.
  • Liên quan tới các cuộc họp chính sách tiền tệ, 3 NHTW lớn là Fed, ECB và BOJ đưa ra những động thái chính sách trái chiều. Ủy ban Thị trường mở FOMC đã quyết định tăng mức lãi suất cơ bản lần thứ 2 trong năm nay lên mức 1,75-2,0%, đồng thời gửi một thông điệp ra thị trường về khả năng sẽ có 4 lần tăng lãi suất trong năm 2018 giữa bối cảnh nền kinh tế tăng trưởng vững chắc và áp lực lạm phát gia tăng. NHTW châu Âu ECB thì lên kế hoạch kết thúc chương trình nới lỏng định lượng QE trong năm nay, tuy nhiên quyết định duy trì lãi suất cơ bản 0% ít nhất cho đến mùa hè năm 2019 để đảm bảo lạm phát đạt ngưỡng mục tiêu 2% một cách bền vững.
  • Trong khi đó, NHTW Nhật Bản BOJ chưa có áp lực phải thay đổi chính sách tiền tệ siêu nới lỏng với mức lãi suất thấp kỷ lục -0,1% khi lạm phát mục tiêu xa tầm với. 
Theo "thoibaonganhang.vn"
- - 0 bình luận
CHUYÊN MỤC
  • Google Comment (0)
  • Facebook Comment ()
  • Emotion
  • Một số lưu ý khi bình luận

    Mọi bình luận sai nội quy sẽ bị xóa mà không cần báo trước

    Bấm Thông báo cho tôi bên dưới khung bình luận để nhận thông báo khi admin trả lời

    Để được tư vấn về thi tuyển ngân hàng, hãy để lại kèm số điện thoại và/hoặc email của bạn nhé!

  • :))
    :((
    :D
    :(
    :)
    :-)
    ;)
    =))
    :p
    =.=
    ==
    ^_^
    /=he
    :*
    /=r
    /=l
    :v
    /=ok
    /=clap
    (y)
    (yy)
    /=hi
    /=j
    /=hup
    /=hd
    /=hl
    /=hr
    /=s
    <3