Popular Posts

a. Một số vấn đề chung về trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro tín dụng
– Việc trích lập dự phòng rủi ro tín dụng được thực hiện trên cơ sở kết quả phân loại nợ và theo tỷ lệ trích do Thống đốc NHNN qui định.
Tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể đối với các nhóm nợ quy định tại Thông tư số 02/2013/TT-NHNN như sau:
+ Nhóm 1: 0%
+ Nhóm 2: 5%
+ Nhóm 3: 20%
+ Nhóm 4: 50%
+ Nhóm 5: 100%.
Riêng đối với các khoản nợ khoanh chờ Chính phủ xử lý thì được trích lập dự phòng cụ thể theo khả năng tài chính của tổ chức tín dụng.
Số tiền dự phòng cụ thể phải trích được tính theo công thức sau:
R = max {0, (A – C)} x r
Trong đó: R: số tiền dự phòng cụ thể phải trích
A: giá trị của khoản nợ
C: giá trị của tài sản bảo đảm
r: tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể
Ngoài các khoản dự phòng cụ thể, TCTD phải trích thêm dự phòng chung. (i) dự phòng cụ thể được tính theo công thức trên, (ii) dự phòng chung được trích bằng 0,75% tổng giá trị của các khoản nợ từ nhóm 1 đến nhóm 4. Cả 2 loại dự phòng trên đều được trích từ chi phí.
– Sử dụng dự phòng:
Tổ chức tín dụng sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng đối với các khoản nợ trong các trường hợp sau đây:
+ Khách hàng là tổ chức, doanh nghiệp bị giải thể, phá sản theo quy định của pháp luật, cá nhân bị chết hoặc mất tích.
+ Các khoản nợ thuộc nhóm 5. Riêng các khoản nợ khoanh chờ Chính phủ xử lý, tổ chức tín dụng được sử dụng dự phòng (nếu có) để xử lý rủi ro tín dụng.
– Nguyên tắc trong việc sử dụng dự phòng rủi ro tín dụng:
Tổ chức tín dụng thực hiện việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng một quý một lần. Việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro theo những nguyên tắc sau:
+ Sử dụng dự phòng cụ thể theo quy định của Quyết định 493 để xử lý rủi ro tín dụng đối với khoản nợ đó.
+ Phát mại tài sản bảo đảm để thu hồi nợ: Tổ chức tín dụng phải khẩn trương tiến hành việc phát mại tài sản bảo đảm theo thoả thuận với khách hàng và theo quy định của pháp luật để thu hồi nợ.
+ Trường hợp phát mại tài sản không đủ bù đắp cho rủi ro tín dụng của khoản nợ thì được sử dụng dự phòng chung để xử lý đủ.
+ Trường hợp số tiền dự phòng không đủ để xử lý toàn bộ rủi ro tín dụng của các khoản nợ phải xử lý, tổ chức tín dụng hạch toán trực tiếp phần chênh lệch thiếu của số tiền dự phòng vào chi phí hoạt động.
+ Trường hợp số tiền dự phòng đã trích còn lại lớn hơn số tiền dự phòng phải trích, tổ chức tín dụng phải hoàn nhập phần chênh lệch thừa theo quy định của pháp luật về chế độ tài chính đối với tổ chức tín dụng.
+ Sau khi đã sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng, tổ chức tín dụng phải chuyển các khoản nợ đã được xử lý rủi ro tín dụng từ hạch toán nội bảng ra hạch toán ngoại bảng để tiếp tục theo dõi và có các biện pháp để thu hồi nợ triệt để.
b. Tài khoản sử dụng
Tài khoản phản ánh dự phòng rủi ro tín dụng được bố trí vào loại 2 thích hợp với các phương thức cho vay, và được phân thành 2 tài khoản tổng hợp cấp III:
+ Tài khoản dự phòng cụ thể (2091, 2191, 2291, 2391)
+ Tài khoản dự phòng chung (2092, 2192, 2292, 2392)
Các tài khoản này dùng đẻ phản ánh việc trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động của NHTM theo qui định hiện hành về phân loại nợ.
Các tài khoản dự phòng có kết cấu chung:
Bên Có ghi: Số dự phòng được trích tính vào chi phí
Bên Nợ ghi: – Sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng
– Hoàn nhập số chênh lệch thừa dự phòng đã lập theo qui định
Số dư Có: Phản ánh số dự phòng hiện có
Hạch toán chi tiết:
+ Đối với tài khoản “Dự phòng cụ thể”: Mở tài khoản chi tiết theo các nhóm nợ vay
+ Đối với tài khoản “Dự phòng chung”: Mở 1 tài khoản chi tiết
c. Kế toán trích lập và sử dụng dự phòng
- Kế toán trích lập dự phòng:
Sau khi tính toán được số dự phòng phải trích trong quí, kế toán lập chứng từ, hạch toán:
Nợ: TK Chi phí dự phòng nợ phải thu khó đòi (8822): Tổng số tiền trích
Có: TK dự phòng cụ thể: Số tiền dự phòng cụ thể
Có: TK dự phòng chung: Số tiền dự phòng chung
- Kế toán sử dụng dự phòng:
Nguyên tắc khi sử dụng dự phòng là chỉ sử dụng quĩ dự phòng các khoản phải thu khó đòi để xoá nợ sau khi đã sử dụng các nguồn bù đắp bằng nguồn thu từ xử lý tài sản thế chấp, cầm cố, khoản bồi thường của các tổ chức, cá nhân có liên quan (nếu có).
Nguồn ưu tiên hàng đầu là nguồn phát mại tài sản thế chấp, cầm cố.
+ Khi có quyết định về chuyển quyền sở hữu tài sản cầm cố, thế chấp cho TCTD, kế toán ghi:
Nợ: TK TS gán nợ đã chuyển quyền sở hữu cho TCTD, đang chờ xử lý (387)
Có: TK Tiền thu từ việc bán nợ, TS đảm bảo nợ hoặc khai thác TS đảm bảo nợ (TK 4591)
Bút toán trên được hạch toán theo số tiền thoả thuận giữa TCTD với khách hàng. Đồng thời ghi:
Xuất: TK 994 “TS cầm cố thế chấp”
Nhập: TK 995 “Tài sản gán, xiết nợ chờ xử lý”
+ Khi phát mại tài sản cầm cố thế chấp, hạch toán:
Nợ: TK 1011, 4211 thích hợp: theo số tiền phát mại
Có: TK TS gán nợ đã chuyển quyền sở hữu cho TCTD, đang chờ xử lý (387)
Xuất: TK 995 “Tài sản gán, xiết nợ chờ xử lý”
Nếu có chênh lệch giữa giá trị phát mại với giá trị thoả thuận của tài sản đản bảo thì phần chênh lệch dương sẽ hạch toán vào tài khoản phải trả khách hàng, còn chênh lệch âm hạch toán vào chi phí khác.
+ Khi xử lý khoản nợ, hạch toán:
Nợ: TK Tiền thu từ việc bán các TS đảm bảo Nợ (4591)
Nợ: TK Thích hợp (nếu có bồi thường từ tổ chức, cá nhân)
Nợ: TK Dự phòng cụ thể, dự phòng chung
Nợ: TK Quĩ Dự phòng tài chính / chi phí khác
Có: TK Nợ cần xử lý thích hợp
Đồng thời ghi Nhập TK “Nợ khó đòi đã xử lý” 971: Số Nợ còn phải theo dõi để thu hồi.
* Kế toán hoàn nhập dự phòng
– Lý do hoàn nhập: Định kỳ TCTD tiến hành đánh giá lại chất lượng tín dụng và tính toán số dự phòng phải trích.
+ Nếu số phải trích lớn hơn số đã trích thì phải trích thêm
+ Nếu số phải trích nhỏ hơn số đã trích thì hoàn nhập dự phòng
Bút toán phản ánh hoàn nhập dự phòng:
Nợ: TK Dự phòng thích hợp 219, 229, 239, 249…
Có: TK 8822
Sau khi xử lý các khoản Nợ, nếu TCTD truy thu được khoản Nợ từ khách hàng sẽ hạch toán vào thu nhập khác, kế toán ghi:
Nợ: TK 1011/ TK thích hợp
Có: TK thu khác (79)
- -
CHUYÊN MỤC
  • Google Comment (0)
  • Facebook Comment ()
  • Emotion
  • :))
    :((
    :D
    :(
    :)
    :-)
    ;)
    =))
    :p
    =.=
    ==
    ^_^
    /=he
    :*
    /=r
    /=l
    :v
    /=ok
    /=clap
    (y)
    (yy)
    /=hi
    /=j
    /=hup
    /=hd
    /=hl
    /=hr
    /=s
    <3