Popular Posts
đảo nợ là gì

“Đảo nợ” trong thực tế còn có nhiều tên gọi khác mĩ miều hơn như: Dịch vụ Đáo hạn ngân hàng; Cơ cấu tài chính; … (tín dụng đen). Đảo nợ được nhắc đến nhiều nhất vào những năm 2009 – 2010 khi thực hiện chính sách hỗ trợ lãi suất trong gói kích cầu của Chính Phủ với một quan điểm “nghiêm cấm đảo nợ” để tránh thất thoát nguồn tiền hỗ trợ của Chính phủ. Cho đến năm 2013, 2014, Đảo nợ tiếp tục là một vấn đề nhạy cảm trong hoạt động tín dụng của ngân hàng.
  • Đảo nợ trong tiếng Anh là Rollover

ĐẢO NỢ: LÀ VIỆC TỔ CHỨC, CÁ NHÂN (TRỪ TỔ CHỨC TÍN DỤNG) VAY TẠI TCTD NÀY ĐỂ TRẢ NỢ CHO TỔ CHỨC TÍN DỤNG ĐÓ VÀ/HOẶC TRẢ NỢ CHO TỔ CHỨC TÍN DỤNG KHÁC

Khái niệm 01

Có thể nói đảo nợ được định nghĩa một cách đơn giản, đó là cho giải ngân một hợp đồng mới để trả nợ cho hợp đồng cũ (cụm từ đảo nợ ở đây được hiểu theo đúng nghĩa đen). Hiện tượng đảo nợ hoàn toàn bị nghiêm cấm tại các tổ chức tín dụng theo quy chế cho vay vốn của ngân hàng nhà nước, và chỉ Chính Phủ mới được phép thực hiện nghiệp vụ này.
Có thể lấy một ví dụ đơn giản về đảo nợ như sau: Một khách hàng cá nhân vay một khoản vốn ngắn hạn 01 năm với mục đích kinh doanh. Tuy nhiên, đến thời hạn trả nợ, nguồn vốn vay ngân hàng chưa được thu hồi. Khoản vay có nguy cơ bị chuyển quá hạn. Ngân hàng nhận thấy đây là khách hàng tốt, rủi ro xảy ra là bất khả kháng chứ không có dấu hiệu cố tình không trả nợ. Ngân hàng dùng nghiệp vụ đảo nợ:
Một hợp đồng tín dụng mới được thiết lập với phương án vay hoàn toàn mới, số tiền vay mới bằng số tiền vay cũ. Thực chất tiền không ra khỏi kho của Ngân hàng, chỉ là sử dụng tiền của món vay mới để trả nợ cho món vay cũ. Chứng từ kế toán phải được sửa lại sao cho tiền phải vào để tất toán món vay cũ trước rồi mới giải ngân cho món mới (nếu không thanh tra sẽ phát hiện ra đây là đảo nợ, các trường hợp bị phát hiện sẽ bị xử lý rất nghiêm).

Khái niệm 02

  • Thứ nhất: Hiện chưa có bất cứ định nghĩa, quy định cụ thể nào về vấn đề “đảo nợ” ngoại trừ một số văn bản có đề cập đến đảo nợ tuy nhiên cũng không nói rõ đảo nợ là gì, có nghiêm cấm hay không.
  • Thứ 2: Theo cách hiểu thông thường, đảo nợ là cho vay 1 khoản vay mới để trả nợ khoản vay cũ đến hạn, tức là “hô biến” 1 khoản vay tới hạn, có khả năng quá hạn thành một khoảng vay mới hoàn toàn sạch sẽ. Tuy nhiên cần biết việc trả dứt một khoản nợ và tiếp tục vay một khoản khác được xem như bình thường và không phải là đảo nợ.
Thông thường, khi đến hạn mà khách hàng không trả được nợ thì ngân hàng có các cách xử lý:
  • Chuyển nợ qua hạn
  • Gian hạn nợ – cách này thường dùng; xử lý như trên tuy phản ánh trung thực chất lượng của khoản vay nhưng ảnh hưởng đến phân nhóm nợ của ngân hàng và làm tăng chi phí dự phòng.
  • Dùng kỹ thuật: mặc dù không có quy định cụ thể nhưng các ngân hàng không bao giờ dám “đảo nợ” theo cách mô tả ở trên (ngoại trừ trường hợp mua bán nợ, tái cấu trúc món nợ có quy định riêng), do đó một số chi nhánh của các ngân hàng chọn cách thức sau để đảm bảo “hình ảnh đẹp” của dư nợ vay, đó là họ yêu cầu khách hàng “tìm cách” trả dứt món nợ tới hạn, sau đó lại cho vay món mới theo kế hoach kinh doanh mới mà thực chất là tiếp tục món nợ cũ.
“Tìm cách” đảo nợ như thế nào? câu hỏi được trả lời trên mục rao vặt của rất nhiều tờ báo: “nhận đáo hạn, giải chấp ngân hàng, thủ tục nhanh, uy tín, phí thấp. Các dịch vụ loại này hiện khá phát đạt, tuy nhiên kinh nghiệm ở một số bang của Mỹ cho thấy các dịch vụ loại này góp phần tạo nên sự sụp đổ của hệ thống tín dụng nên đã bị cấm, dù vậy một số bang khác vấn cho phép hoạt động.
  • Thứ 3: Câu hỏi đặt ra vậy ở nước ta có “đảo nợ” không? Xin thưa theo cách hiểu đề cập ở mục thứ 2 thì không. Nhưng hoạt động tương tự (như đề cập ở phần cuối mục thứ 2) thì cũng không….biết có bao nhiêu mà nói…
Và đánh giá của người trong cuộc…
Đối với ngân hàng Nhà Nước, việc đảo nợ là nghiêm cấm, tuy nhiên đối với các Ngân hàng thương mại thì việc đảo nợ là đương nhiên vừa đảm bảo tránh trích lập dự phòng vừa hỗ trợ được đối với những khách hàng tốt. Tuy nhiên việc đảo nợ thế nào cho hợp lý thì lại là một vấn đề đối với từng cán bộ tín dụng, vì không ở đâu dám công khai dạy việc này, và để khi thanh tra nhà nước có sờ vào biết và cũng cho qua, việc đảo nợ phải đảm bảo:
  • Thời gian trả tiền vào và thời gian giải ngân là khác nhau: Cụ thể là phải khác ngày vì cuối ngày in sao kê 2 món có cùng số tiền, cùng KH và có cả 2 nghiệp vụ phát sinh có nghĩa là đảo nợ khống.
  • Với khái niệm 02 hoàn toàn không ổn: Trường hợp 1 đã nêu ở trên, trường hợp sau nếu xảy ra cùng với việc tiền không ra khỏi ngân hàng đồng nghĩa với việc chênh lệch giữa báo cáo quỹ và quỹ thực tế – việc này đồng chí trưởng phòng dịch vụ khách hàng không bao giờ chấp nhận, và việc sửa chứng từ điện tử là điều không tưởng.
  • Trường hợp dùng tên người khác làm món vay mới là chấp nhận được, tuy nhiện để hoàn thiện được một bộ hồ sơ là tương đối mất thời gian.
  • Ta có thể dùng nguồn tiền khác ngoài kinh doanh của khách hàng để đảo nợ, việc này cán bộ tín dụng tinh ý sẽ biết là gì và nguồn rất nhiều. Tuy nhiên để làm được, cán bộ tín dụng và khách hàng phải chủ động tránh để nước đến chân mới nhảy.
Tóm lại: Để đảo nợ ngân hàng thành công phải hội tụ đủ yếu tố: Khác thời gian và thực sự phải có nguồn tiền nộp vào đúng hạn, đảo nợ ngân hàng khống trách nhiệm đầu tiên sẽ thuộc về lãnh đạo và khi đó ngân hàng nhà nước vừa phạt nặng vừa cười cho vì trình độ yếu kém.
  1. Rơi vào các trường hợp sau đây được coi là Đảo nợ:
  • Dùng toàn bộ, một phần khoản vay để trả nợ cho một phần hoặc toàn bộ khoản vay khác hoặc nhiều khoản vay khác nhau tại một hoặc nhiều tổ thức tín dụng khác nhau;
  • Bên vay thông qua tổ chức, cá nhân khác để chuyển nguồn vốn vay thông qua các cách thức khác nhau để trả khoản nợ của chính Bên vay tại TCTD khác mà không có bất kỳ sự bù trừ nghĩa vụ nào một cách phù hợp;
Ví dụ: Doanh nghiệp A vay của doanh nghiệp D để trả nợ ngân hàng C, sau đó A vay của ngân hàng E để thanh toán nợ cho D (bằng các cách khác nhau, như hợp đồng mua bán khống);
Hoặc A vay của ngân hàng C, để thanh toán Hợp đồng khống với doanh nghiệp D, sau đó để D dùng vốn đó trả cho ngân hàng B hoặc đưa lại cho chính A trả nợ cho B.
  • Ngân hàng C cho vay để doanh nghiệp A để thực hiện hợp đồng với D nhưng doanh nghiệp D dùng tiền trả nợ Ngân hàng C từ nguồn thu đó nhưng khi cho vay, ngân hàng C xác định phương án cho vay A không khả thi nhưng mục đích chính là giảm nợ xấu tại chính mình nên biết trước việc cho vay để trả nợ (Trường hợp này bình thường có thể bị nhầm lẫn với nhóm hành vi vi phạm quy định về cho vay khác mà không phải đảo nợ);
  • Ngân hàng C mua nợ của doanh nghiệp A tại ngân hàng B, sau khi mua nợ thì ngân hàng C phân loại nợ vào nhóm thấp hơn (do hệ thống xếp hạng và phân nhóm khác nhau) và cơ cấu lại nợ theo hướng từ quá hạn thành trong hạn (không phụ thuộc vào cách thức cơ cấu lại).

Đảo nợ là HỢP PHÁP hay không HỢP PHÁP?

Theo Quy chế cho vay 1627/2001 từng ban hành trước đây (31/12/2001) từng nhắc đến cụm từ “Đảo nợ” tại Khoản 2, Điều 9 rằng :“Việc đảo nợ, các tổ chức tín dụng thực hiện theo quy định riêng của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam”. Luật này đã được thay bằng Luật các Tổ chức tín dụng 2010 nhưng không có từ nào về Đảo nợ.
Trong vấn đề đảo nợ để hưởng chính sách hỗ trợ lãi suất, mục tiêu của nhiều doanh nghiệp là tất toán khoản nợ cũ và vay lại ngân hàng để được hỗ trợ lãi suất cho vay 4%/năm. Khoản nợ đó có thể đã quá hạn hoặc đang trong hạn. Về quan điểm này, Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Giàu khi đó có phát biểu “…cho vay doanh nghiệp tại một ngân hàng để trả nợ cho chính ngân hàng đó hoặc trả nợ cho một ngân hàng khác, được coi là hành vi đảo nợ. Còn trả nợ trước hạn hoặc đến hạn trả nợ, khách hàng thanh toán nợ cũ, vay nợ mới là chuyện bình thường. Muốn vay lại, phải tuân thủ nghiêm ngặt Quy chế tín dụng 1627 với điều kiện có phương án sản xuất khả thi.” Ngoài ra “Luật pháp nghiêm cấm triệt để hành vi đảo nợ trong bất luận trường hợp nào. Bởi vì, một nền kinh tế chấp nhận cho vay đảo nợ, tức là chấp nhận cách làm ăn không mang lại hiệu quả, đồng thời gây thất thoát tài sản, chưa kể gây rối ren trong công tác quản lý” – lược trích lời trả lời báo chí của Thống đốc NHNN ngày 23/03/2009.

==> Như vậy, NHNN cấm Đảo nợ trong hoạt động hỗ trợ lãi suất và quán triệt Đảo nợ nói chung trong khuân khổ của Quy chế cho vay số 1627. Đến nay, việc “Đảo nợ” vẫn chưa có quy định cụ thể nào hướng dẫn. Và nếu như luật không cho phép thì có nghĩa là bị CẤM. Đảo nợ là không HỢP PHÁP!

Được phép Đảo nợ đối với các khoản Nợ công?

Đối với nợ công thì Luật quản lý nợ công số 29/2009/QH12 ngày 17/06/2009 quy định “cấu lại danh mục nợ là việc thực hiện nghiệp vụ nhằm cơ cấu lại từng khoản nợ trong danh mục nợ, bao gồm đảo nợ, chuyển đổi, mua bán lại nợ, hoán đổi đồng tiền, lãi suất và các nghiệp vụ khác để giảm thiểu nghĩa vụ trả nợ, hạn chế rủi ro.” Và cũng quy định rõ “Đảo nợ là việc vay mới để trả một hoặc nhiều khoản nợ hiện có”
==> Như vậy, Đảo nợ ở nước ngoài thì pháp luật không hạn chế, nhưng Đảo nợ trong nước thì lại không được (trừ một số trường hợp nhất định theo NHNN quy định riêng từng thời kỳ!).

Đảo nợ KHÔNG PHẢI LÚC NÀO CŨNG XẤU và TRÁI LUẬT

Thực tiễn cũng cho thấy các TCTD vay lẫn nhau để trả nợ cho các TCTD khác hoặc để phục vụ các mục tiêu thanh khoản, thực hiện chỉ số an toàn khác của TCTD đó. Đấy cũng là đảo nợ nhưng là đảo nợ phục vụ mục tiêu thanh khoản giữa các TCTD vì sự an toàn của hệ thống ngân hàng. Kể cả việc cho vay tái cấp vốn của NHNN cho các TCTD đó cũng vậy. Tuy nhiên cũng có trường hợp NHNN ra điều kiện như vay tái cấp vốn để thanh toán các khoản tiền gửi của tổ chức, cá nhân đến hạn trừ các khoản vay liên ngân hàng.

Vì sao phải CẤM Đảo nợ?

Việc đảo nợ trong thực tế được thực hiện khá tinh vi mà nếu không cẩn thẩn thì sẽ tưởng là không vi phạm hoặc nhầm với các vi phạm khác.


VD: Doanh nghiệp A vay ngân hàng B, tình hình kinh doanh và trả nợ tốt nhưng do muốn chuyển quan hệ sang ngân hàng C cho thuận lợi hoặc có ưu đãi hơn. Trong trường hợp này, các bên phải ngồi với nhau để thực hiện việc mua bán nợ để chuyển từ ngân hàng B sang ngân hàng C nhưng nếu không đàm phán được mà ngân hàng C cho vay Doanh nghiệp A để trả nợ B là hành vi đảo nợ bị nghiêm cấm. Một mục đích nhưng hai cách làm khác nhau có cách vi phạm, có cách không vi phạm.
Cũng ví dụ trên, nếu khoản nợ của Doanh nghiệp A quá hạn, lãi suất quá hạn cao khiến cho A phải nhờ C cho vay để trả nợ cho ngân hàng B (hoặc ngân hàng B muốn giải quyết nợ xấu hoặc động cơ cá nhân khác), thì trường hợp này khó có thể đàm phán mua bán nợ vì khi đó ngân hàng C không muốn mua nợ đã quá hạn, nếu ngân hàng C cho vay để thanh toán nợ cho B thì rõ ràng lại là vi phạm quy định về Đảo nợ.
Thực tiễn ngân hàng C cũng như các ngân hàng khác không làm theo cách này nhưng có nhiều hành vi tinh vi để lách luật như: khoản vay tại C núp dưới một dự án do A lập ra và sau đó giải ngân cho nhà cung cấp đầu vào của Doanh nghiệp A, giả sử là D, thì sau khi giải ngân cho D thì D rút tiền mặt và bằng cách nào đó đưa cho A đi trả nợ.
=> Hành vi trên phải bị coi là Đảo nợ; ngoài ra, các bên còn cấu thành tội: “Cho vay sai mục đích”.
=> Việc Đảo nợ sẽ làm Đẹp hồ sơ của ngân hàng; tuy nhiên bản chất của dòng tiền lại KHÔNG ĐÚNG như trên phương án, dòng tiền đó vẫn LUẨN QUẨN quay trở lại ngân hàng mà không đi vào SXKD. Việc kiểm tra sử dụng vốn chắc chắn sẽ PHÁT HIỆN SAI PHẠM này.
Đảo nợ làm méo mó số liệu và chất lượng tín dụng ngân hàng. Như Thống đốc Nguyễn Văn Giàu có nói, “Luật pháp nghiêm cấm triệt để hành vi đảo nợ trong bất luận trường hợp nào. Bởi vì, một nền kinh tế chấp nhận cho vay đảo nợ, tức là chấp nhận cách làm ăn không mang lại hiệu quả, đồng thời gây thất thoát tài sản, chưa kể gây rối ren trong công tác quản lý”.

KẾT

NHNN muốn cấm thì cần có đề xuất Chính phủ hướng dẫn cụ thể hơn nữa, đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, khi mà nền kinh tế suy thoái, sản xuất, kinh doanh bị đình trệ, bất động sản trầm lắng, nhu cầu đảo nợ trái luật tăng đột biến và lan rộng làm lung lay nhiều chế định tài chính nơi mà ý thức đạo đức nghề nghiệp, các chuẩn mực quản trị còn non và chưa đủ sức gánh chịu lại những cám dỗ.

- -
CHUYÊN MỤC
  • Google Comment (0)
  • Facebook Comment ()
  • Emotion
  • :))
    :((
    :D
    :(
    :)
    :-)
    ;)
    =))
    :p
    =.=
    ==
    ^_^
    /=he
    :*
    /=r
    /=l
    :v
    /=ok
    /=clap
    (y)
    (yy)
    /=hi
    /=j
    /=hup
    /=hd
    /=hl
    /=hr
    /=s
    <3