Popular Posts

Chất lượng tín dụng ngân hàng .

Có thể nói, chất lượng của một sản phẩm hay một dịch vụ đều được biểu hiện ở mức độ thoả mãn nhu cầu của người tiêu dùng và lợi ích về mặt tài chính cho người cung cấp. Theo cách đó, trong hoạt độngtín dụng ngân hàng, chất lượng tín dụng được thể hiện ở sự thoả mãn như cầu vay vốn của khách hàng, phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội của đát nước, đồng thời đảm bảo sự tồn tại và phát triển của ngân hàng.

Với mỗi bên tham gia vào hoạt động tín dụng thì chất lượng tín dụng lại được hiểu một cách khác nhau.

Đối với NHTM : Chất lượng tín dụng thể hiện ở phạm vi, mức độ, giới hạn tín dụng phải phù hợp khả năng thực lực của bản thân Ngân hàng và đảm bảo được tính cạnh tranh trên thị trương với nguyên tắc hoàn trả đúng hạn và có lãi.

Đối với khách hàng: Do nhu cầu vay vốn tín dụng của khách hàng là để đầu tư cho các hoạt động sản xuất kinh doanh nên chất lượng tín dụng được đánh giá theo tính chất phù hợp với mục đích sử dụng của khách hàng với mức lãi suất và kỳ hạn hợp lý, thủ tục vay đơn giản, thuận lợi nhưng vẫn đảm bảo nguyên tác tín dụng.

Đối với nền kinh tế: Chất lượng tín dụng được đánh giá qua mức phục vụ sản xuất và lưu thông hàng hoá, góp phần giải quyết việc làm, khai thác các khả năng trong nền kinh tế, giải quyết tốt mối quan hệ giữa tăng trưởng tín dụng và tẳng trưởng kinh tế.

Hiểu đúng về bản chất của chất lượng tín dụng, phân tích và đánh giá đúng những tồn tại về chất lượng sẽ giúp cho ngân hàng tìm được biện pháp quản lý thích hợp để có thể đứng vững trong nền kinh tế thị trường.

Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng ngân hàng

Để đưa ra những giải pháp hữu hiệu nhằm nâng cao chất lượng tín dụng đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh, cần phải quan tâm tới các nhân tố ảnh hưởng đến nó, chúng ta sẽ lần lượt xem xét các nhân tố về phía ngân hàng, khách hàng và các nhân tố khác.

Về phía ngân hàng.

. Chất lượng cán bộ: Con người luôn là yếu tố quyết định đến sự thành bại trong mọi hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt đọng ngân hàng nói riêng. Ngân hàng cần phải có đội ngũ cán bộ tín dụng giỏi, am hiểu về thị trường đầu tư vốn. Trong bố trí sử dụng, người cán bộ cần phải sàng lọc kỹ, thường xuyên bồi dưỡng nghiệp vụ và kiến thức cần thiết, có đạo đức và sự liêm khiết, bởi lẽ người cán bộ tín dụng thiếu trách nhiệm hay cố tình vi phạm có thể gây tổn thất rất lớn cho ngân hàng.

. Công tác tổ chức bộ máy hoạt động của ngân hàng: Công tác sắp xếp cán bộ, các phòng ban một cách khoa học, linh hoạt và cụ thể hoá nhằm đảm bảo thực hiện các nguyên tắc tín dụng. Sự phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng giữa các phòng ban, các bộ phận thiết lập quan hệ với các cơ quan pháp luật, tài chính để quản lý có hiệu quả các khoản tín dụng.

. Chính sách tín dụng: Chính sách tín dụng phản ánh định hướng cơ bản cho hoạt động tín dụng, nó có ý nghĩa quyết định thành công hay thất bại của ngân hàng. Để nâng cao chất lượng tín dụng, ngân hàng cần phải có chính sách phù hợp với đường lối phát trỉên kinh tế, đồng thời kết hợp được lợi ích của người gửi tiền, của ngân hàng và người vay tiền.

. Kiểm soát nội bộ: Đây là hoạt động mang tính thường xuyên và cần thiết đối với mọi hoạt động của ngân hàng. Kiểm soát nội bộ là biện pháp mang tính chất ngăn ngừa, hạn chế những sai sót của cán bộ tín dụng, giúp cho hoạt động tín dụng kịp thời sửa chữa, tạo điều kiện thuận lợi nâng cao chất lượng tín dụng.

. Thông tin tín dụng: Hoạt động tín dụng muốn đạt được hiệu quả, an toàn cần phải có hệ thống thông tin hữu hiệu phục vụ cho công tác này. Muốn nâng cao chất lượng tín dụng, ngân hàng cần xây dựng được hệ thống thông tin đầy đủ và linh hoạt, nhờ đó cung cấp các thông tin chính xác, kịp thời về khách hàng, tăng khả năng phòng ngừa rủi ro tín dụng.

Về phía khách hàng.

. Uy tín, đạo đức của người vay: Đây là yếu tố rất quan trọng của quy trình thẩm định, tính cách của người vay và là chỉ tiêu đánh giá sự sẵn sàng trả nợ và thực hiện nghĩa vụ cam kết hợp đồng. Do đó , ngân hàng cần phân tích số liệu và tình hình sản xuất kinh doanh trong suốt quá trình hoạt động của khách hàng để quyết định đầu tư chính xác.

. Năng lực kinh nghiệm quản lý kinh doanh của khách hàng: Đây chính là tiền đề cần thiết tạo ra khả năng kinh doanh của khách hàng, là cơ sở để khách hàng thực hiện cam kết hoàn trả nợ đúng hạn cho ngân hàng. Trình độ của người quản lý còn bị hạn chế thì doanh nghiệp dễ bị thua lỗ, dẫn đến khả năng trả nợ kém, ảnh hưởng xấu đến chất lượng tín dụng của ngân hàng.

Các nhân tố khác

. Môi trường kinh tế: tính ổn định về kinh tế mà trước hết là ổn định về tài chính quốc gia, vấn đề lạm phát là những điều mà những doanh nghiệp rất quan tâm vì nó liên quan trực tiếp kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.

. Môi trường pháp lý: Hoạt động của ngân hàng phải tuân thủ theo quy định của nhà nước, luật tổ chức tín dụng, luật dân sự và các quy định khác. Nếu quy định pháp luật không rõ ràng, không đồng bộ và có nhiều kẽ hở rất khó khăn cho ngân hàng trong mọi hoạt động.

. Thảm hoạ thiên nhiên: Các yếu tố do thiên nhiên gây ra lũ lụt, hoả hoạn, động đất, dịch bệnh…có thể gây ra những thiệt hại không lường trước được cho cả người và ngân hàng.

Theo Voer



- - 0 bình luận
CHUYÊN MỤC
  • Google Comment (0)
  • Facebook Comment ()
  • Emotion
  • Một số lưu ý khi bình luận

    Mọi bình luận sai nội quy sẽ bị xóa mà không cần báo trước

    Bấm Thông báo cho tôi bên dưới khung bình luận để nhận thông báo khi admin trả lời

    Để được tư vấn về thi tuyển ngân hàng, hãy để lại kèm số điện thoại và/hoặc email của bạn nhé!

  • :))
    :((
    :D
    :(
    :)
    :-)
    ;)
    =))
    :p
    =.=
    ==
    ^_^
    /=he
    :*
    /=r
    /=l
    :v
    /=ok
    /=clap
    (y)
    (yy)
    /=hi
    /=j
    /=hup
    /=hd
    /=hl
    /=hr
    /=s
    <3