Popular Posts
Tài liệu tài chính tiền tệ (Page 1/4)



CÂU 1:
Trình bày các công cụ thực thi chính sách tiền tệ quốc gia ?


Trả lời :
Gồm có 6 công cụ sau:

Công cụ tái cấp vốn: là hình thức cấp tín dụng của Ngân hàng Trung ương đối với các Ngân hàng thương mại. Khi cấp 1 khoản tín dụng cho Ngân hàng thương mại, Ngân hàng Trung ương đã tăng lượng tiền cung ứng đồng thời tạo cơ sở cho Ngân hàng thương mại tạo bút tệ và khai thông khả năng thanh toán của họ.

Công cụ tỷ lệ dự trữ bắt buộc: là tỷ lệ giữa số lượng phương tiện cần vô hiệu hóa trên tổng số tiền gửi huy động, nhằm điều chỉnh khả năng thanh toan (cho vay) của các Ngân hàng thương mại.

Công cụ nghiệp vụ thị trường mở: là hoạt động Ngân hàng Trung ương mua bán giấy tờ có giá ngắn hạn trên thị trường tiền tệ, điều hòa cung cầu về giấy tờ có giá, gây ảnh hưởng đến khối lượng dự trữ của các Ngân hàng thương mại, từ đó tác động đến khả năng cung ứng tín dụng của các Ngân hàng thương mại dẫn đến làm tăng hay giảm khối lượng tiền tệ.

Công cụ lãi suất tín dụng: đây được xem là công cụ gián tiếp trong thực hiện chính sách tiền tệ bởi vì sự thay đổi lãi suất không trực tiếp làm tăng thêm hay giảm bớt lượng tiền trong lưu thông, mà có thể làm kích thích hay kìm hãm sản xuất. Nó là 1 công cụ rất lợi hại. Cơ chế điều hành lãi suất được hiểu là tổng thể những chủ trương chính sách và giải pháp cụ thể của Ngân hàng Trung ương nhằm điều tiết lãi suất trên thị trường tiền tệ, tín dụng trong từng thời kỳ nhất định.

Công cụ hạn mức tín dụng: là 1 công cụ can thiệp trực tiếp mang tính hành chính của Ngân hàng Trung ương để khống chế mức tăng khối lượng tín dụng của các tổ chức tín dụng. Hạn mức tín dụng là mức dư nợ tối đa mà Ngân hàng Trung ương buộc các Ngân hàng thương mại phải chấp hành khi cấp tín dụng cho nền kinh tế.

Tỷ giá hối đoái: Tỷ giá hối đoái là tương quan sức mua giữa đồng nội tệ và đồng ngoại tệ. Nó vừa phản ánh sức mua của đồng nội tệ, vừa là biểu hiên quan hệ cung cầu ngoại hối. Tỷ giá hối đoái là công cụ, là đòn bẩy điều tiết cung cầu ngoại tệ, tác động mạnh đến xuất nhập khẩu và hoạt động sản xuất kinh doanh trong nước. Chính sách tỷ giá tác động một cách nhạy bén đến tình hình sản xuất, xuất nhập khẩu hàng hóa, tình trạng tài chính, tiện tệ, cán cân thanh toán quốc tế, thu hút vốn dầu tư, dự trữ của đất nước. Về thực chất tỷ giá không phải là công cụ của chính sách tiền tệ vì tỷ giá không làm thay đổi lượng tiền tệ trong lưu thông. Tuy nhiên ở nhiều nước, đặc biệt là các nước có nền kinh tế đang chuyển đổi coi tỷ giá là công cụ hỗ trợ quan trọng cho chính sách tiền tệ.


CÂU 2: Trình bày các khoản thu Ngân sách Nhà nước ?

Trả lời:


Theo Luật NSNN hiện hành, nội dung các khoản thu NSNN bao gồm:

- Thuế, phí, lệ phí do các tổ chức và cá nhân nộp theo quy định của pháp luật;

- Các khoản thu từ hoạt động kinh tế của Nhà nước;

- Các khoản đóng góp của các tổ chức và cá nhân;

- Các khoản viện trợ;

- Các khoản thu khác theo quy định của pháp luật.

1.Thuế.
Đây là hình thức cổ truyền được sử dụng từ trước đến nay để tạo nguồn thu cho ngân sách nhà nước. Tỉ lệ đóng góp của thuế vào ngân sách nhà nước luôn ở mức cao.

2. Phí và lệ phí
Phí và lệ phí là khoản thu có tính chất bắt buộc, nhưng mang tính đối giá, nghĩa là phí và lệ phí thực chất là khoản tiền mà mọi công dân trả cho nhà nước khi họ hưởng thụ các dịch vụ do nhà nước cung cấp. So với thuế, tính pháp lý của phí và lệ phí thấp hơn nhiều. Phí gắn liền với với vấn đề thu hồi một phần hay toàn bộ chi phí đầu tư đối với hàng hóa dịch vụ công cộng hữu hình. Lệ phí gắn liền với việc thụ hưởng những lợi ích do việc cung cấp các dịch vụ hành chính, pháp lý cho các thể nhân và pháp nhân.

3. Các khoản thu từ các hoạt động kinh tế của nhà nước
Các khoản thu này bao gồm:

Thu nhập từ vốn góp của nhà nước vào các cơ sở kinh tế có vốn góp thuộc sở hữu nhà nước;
Tiền thu hồi vốn tại các cơ sở của nhà nước;
Thu hồi tiền cho vay của nhà nước.

4. Thu từ hoạt động sự nghiệp
Các khoản thu có lãi và chênh lệch từ các hoạt động của các cơ sở sự nghiệp có thu của nhà nước.

5. Thu từ bán hoặc cho thêu tài nguyên, tài sản thuộc sở hữu nhà nước
Khoản thu này mang tính chất thu hồi vốn và có một phần mang tính chất phân phối lại, vừa có tính chất phân phối lại, vừa có tác dụng nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản quốc gia vừa tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước. Các nguồn thu từ bán hoặc cho thuê tài sản, tài nguyên, thiên nhiên; thu về bán tài sản thuộc sở hữu nhà nước.

6. Thu từ phạt, tịch thu, tịch biên tài sản
Các khoản thu này cũng là một phần thu quan trọng của thu ngân sách nhà nước và được pháp luật quy định.


CÂU 3:
Thế nào là chế độ "song bản vị"?Tại sao chế độ "song bản vị" lại nhường chỗ cho chế độ " đơn bản vị?


Hoặc

CÂU 4:
Trình bày khái niệm đặc điểm chế độ song bản vị. Từ đó nêu rõ ưu thế, nhược điểm của chế độ này. Nguyên nhân sụp đổ lưỡng kim bản vị.

1. Khái niệm
Là chế độ tiền tệ mà trong đó hai thứ kim loại quý được dùng làm bản vị và làm cơ sở cho toàn bộ chế độ lưu thông tiền tệ quốc gia đó.

2. Đặc điểm

- Vàng và bạc là hai thứ kim loại được dùng làm tiền tệ
- Mọi người được tự do đúc tiền bằng vàng bạc
- Vàng bạc có khuynh hướng thanh toán vô hạn định

3. Hình thức
- Chế độ bản vị song song: mang đầy đủ 3 đặc điểm trên, tỷ giá trao đổi giữa tiền vàng và tiền bạc được hình thành tự phát trên thị trường
- Chế độ bản vị kép: tỷ giá giữa vàng và bạc do nhà nước quy định

4. Hạn chế
- Việc sử dụng cùng một lúc hai thứ kim loại làm thước đo giá trị mâu thuẫn với chính bản chất của chức năng thước đo giá trị. Do đó, gây trở ngại cho việc tính giá cả và lưu thông hàng hoá

- Sự quy định của luật phát về tương quan giữa giá trị của vàng và bạc (trong chế độ kép) mâu thuẫn với quy luật giá trị. Do đó, nếu tương quan giữa giá trị vàng và bạc hình thành trên thị trường chênh lệch so với tương quan giữa chúng do pháp luật quy định thì quy luật Gresham phát huy tác dụng.

5. Ưu điểm
- Do tiền đúc bằng vàng và bạc có khả năng thanh toán vô hạn định và tự do lưu thông giữa các nước nên nó có tác dụng tích cực đối với sự phát triển của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa

+ Thúc đẩy sự phát triển nhanh chóng của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa
+ Góp phần thúc đẩy sự phát triển của hệ thống tín dụng tư bản chủ nghĩa
+ Tạo điều kiện phát triển ngoại thương

6. Nguyên nhận sụp đổ
Chế độ song bản vị đã từng là nguyên nhân gây xáo trộn trong đời sống kinh tế và lưu thông tiền tệ do nạn đầu cơ vàng hay bạc tùy theo sự thăng trầm của giá vàng hay bạc trên thị trường. Ví như gia’ vàng trên thị trường cao hơn giá qui định. Ngay lập tức, vàng sẽ được cất trữ và biến mất khỏi lưu thông. Và Gresham đã rút ra thành định luật Gresam “tiền xấu trục xuất tiền tốt ra khỏi lưu thông”. Thật vậy, đồng tiền vàng ngày càng có giá do các đặc tính tự nhiên đã biến mất khỏi thị trường Châu Âu. Tất cả những ai muốn thanh toán với quốc tế hoặc cất trữ họ đều ưa chuộng đồng tiền vàng vì đảm bảo sẽ bán được một khối kim loại có lời.

- Bạc mất dần giá so với vàng. Các nước Châu Âu như Pháp, Bỉ, Thụy Sĩ … bỏ bạc giữ vàng làm tiền tệ duy nhất và các nước Châu Á phụ thuộc việc nhập khẩu kỹ nghệ cũng bị thiệt thòi -> bỏ bạc giữ vàng.

- Sự sụp đổ chế độ lượng kim bản vị với sự tổng thắng của “bản vị vàng”

CÂU 5: Các chức năng của ngân hàng trung ương?


Trả lời:
Ngân hàng trung ương liên quan đến ba chức năng cơ bản, đó là phát hành tiền tệ, ngân hàng của các tổ chức tín dụng, và ngân hàng của chính phủ. Tuy nhiên, không phải ngân hàng trung ương nào cũng mang đầy đủ ba chức năng này.

Phát hành tiền tệ
Ở phần lớn các nước, ngân hàng trung ương là cơ quan duy nhất có quyền phát hành tiền tệ. Ở một số nước khác, ngân hàng trung ương là cơ quan duy nhất phát hành tiền giấy, còn tiền kim loại với tư cách là tiền bổ trợ thì do chính phủ phát hành. Cục Dự trữ Liên bang- ngân hàng trung ương của Mỹ- không có chức năng phát hành tiền, thay vào đó là Bộ Tài chính đảm nhiệm chức năng này. Cũng có thông tin cho rằng Chính phủ Mỹ không có quyền phát hành đồng Đô-la, mà là do Cục Dự Trữ Liên Bang./

Ngân hàng của các tổ chức tín dụng
Ngân hàng trung ương thực hiện công việc tái chiết khấu các hối phiếu đối với các tổ chức tín dụng, cấp vốn thông qua cho vay đối với các tổ chức này (đồng thời qua đây kiểm soát lãi suất).

Ngân hàng trung ương còn mua và bán các giấy tờ có giá, qua đó điều tiết lượng vốn trên thị trường.

Ngân hàng trung ương có quyền yêu cầu các ngân hàng thương mại mở tài khoản tại chỗ mình và các ngân hàng phải gửi vào tài khoản của họ một lượng tiền nhất định. Thông thường lượng tiền này được quy định tương đương với một tỷ lệ nào đó tiền gửi vào ngân hàng thương mại, gọi là tỷ lệ dự trữ bắt buộc.

Trong trường hợp có tổ chức tín dụng gặp nguy cơ đổ vỡ làm ảnh hưởng đến cả hệ thống tài chính của quốc gia, ngân hàng trung ương sẽ tái cấp vốn cho tổ chức tín dụng đó để cứu nó. Vì thế, ngân hàng trung ương được gọi là người cho vay cuối cùng (hay người cho vay cứu cánh).

Ngân hàng của Chính phủ
Ở nhiều nước, ngân hàng trung ương là người quản lý tiền nong cho chính phủ. Chính phủ sẽ mở tài khoản giao dịch không lãi suất tại ngân hàng trung ương. Tuy nhiên, ở một số nước, chẳng hạn như ở Việt Nam, chức năng này do kho bạc đảm nhiệm.

Ngân hàng trung ương còn làm đại diện cho chinh phủ khi can thiệp vào thị trường ngoại hối


(Page 1/ 4)





GiangBLOG

- - 0 bình luận
CHUYÊN MỤC
  • Google Comment (0)
  • Facebook Comment ()
  • Emotion
  • Một số lưu ý khi bình luận

    Mọi bình luận sai nội quy sẽ bị xóa mà không cần báo trước

    Bấm Thông báo cho tôi bên dưới khung bình luận để nhận thông báo khi admin trả lời

    Để được tư vấn về thi tuyển ngân hàng, hãy để lại kèm số điện thoại và/hoặc email của bạn nhé!

  • :))
    :((
    :D
    :(
    :)
    :-)
    ;)
    =))
    :p
    =.=
    ==
    ^_^
    /=he
    :*
    /=r
    /=l
    :v
    /=ok
    /=clap
    (y)
    (yy)
    /=hi
    /=j
    /=hup
    /=hd
    /=hl
    /=hr
    /=s
    <3