Popular Posts

Thẩm định tín dụng là vệc sử dụng các công cụ và kĩ thuật phân tích nhằm kiểm tra, đánh giá mức độ tin cậy và rủi ro của một dự án khách hàng đã xuất trình nhằm phục vụ cho việc ra quyết định tín dụng


Khác với lập dự án đầu tư, thẩm định tín dụng cố gắng phân tích và hiểu được tính chất khả thi thật sự của dự án về kinh tế đứng trên góc độ của ngân hàng.
Khi lập dự án đầu tư, khách hàng do mong muốn được vay vốn, có thể đã thổi phồng và dẫn đến ước lượng quá lạc quan về hiệu quả kinh tế của dự án. Do vậy, thẩm định tín dụng cần phải xem xét đúng thực chất của dự án.
Tuy nhiên, không phải vì thế mà thẩm định tín dụng ước lượng một cách quá bi quan khiến cho hiệu quả của dự án bị giảm sút đến nổi quyết định không cho vay.
Mục tiêu của thẩm định tín dụng
Mục đích của thẩm định tín dụng là việc ra quyết định cho vay. Do vậy, để giúp cho cán bộ tín dụng và lãnh đạo ngân hàng có thể mạnh dạn và tránh sai lầm trong quyết định cho vay, thẩm định tín dụng cần đạt được các mục tiêu sau:
- Đánh giá được mức độ tin cậy của dự án đầu tư mà khách hàng đã lập và nộp cho ngân hàng khi làm thủ tục vay vốn.
- Phân tích và đánh giá được mức độ rủi ro của dự án khi quyết định cho vay.
- Giảm xác suất của hai loại sai lầm khi quyết định cho vay:(1)cho một dự án tồi và (2)từ chối cho vay một dự án tốt
Các loại dự án
Trong hoạt động của doanh nghiệp, các nhà quản lý, đặc biệt là giám đốc tài chính, thường có những dự án đầu tư vốn lớn. Dựa vào mục đích,các loại dự án đầu tư được phân loại thành:
  • Dự án đầu tư mới tài sản cố định.
  • Dự án thay thế nhằm duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc cắt giảm chi phí.
  • Dự án an toàn lao động và hoặc bảo vệ môi trường.
  • Dự án khác.

Ý tưởng về một dự án đầu tư thường xuất phát từ mục đích của dự án đó. Tuy nhiên, khi phân tích xem có nên đầu tư vào một dự án hay không người ta không chỉ xem xét đến mục đích mà còn đến hiệu quả về mặt tài chính của dự án. Đôi khi nhiều dự án đều có hiệu quả tài chính được đề xuất cùng một lúc. Khi đó, việc phân loại dự án theo mục đích để phân tích và ra quyết định đầu tư dựa vào mối quan hệ các dự án có thể phân chia thành:
- Dự án độc lập, là dự án mà việc chấp nhận hay bác bỏ không ảnh hưởng đến dự án khác đang được xem xét.
Ví dụ: Dự án xây dựng một bệnh viện và xây dựng khách sạn cho thuê. Rõ ràng, đây là hai dự án hoàn toàn khác nhau và độc lập nhau.
- Dự án phụ thuộc là dự án mà việc chấp nhận hay bác bỏ dự án là phụ thuộc vào việc chấp nhận hay bác bỏ một dự án khác .
Ví dụ: Dự án xây dựng một bệnh viện tư và xây dựng nhà thuốc cho bệnh viện đó.Đây là hai dự án hoàn toàn phụ thuộc lẫn nhau và việc chấp nhận hay bác bỏ một trong hai thì nó phụ thuộc vào dự án còn lại.
=> Vậy thì để làm được nghề "Thẩm định tín dụng" thì sinh viên muốn theo đuổi công việc này cần chuẩn bị những kiến thức gì. Đó là điều mà không có trong bài viết này nên Giang xin có 1 số chia sẻ:

1- Cần có các kiến thức cơ bản về môn Tài trợ dự án, Nghiệp vụ ngân hàng, Tài chính doanh nghiệp
2- Hiểu biết về Luật kinh tế, Luật tài chính (Trong đó có Luật các Tổ chức tín dụng)
3- Hiểu biết nhiều về máy tính (word, excel) đặc biệt là Excel, sử dụng thành thạo tính NPV, IRR, Goal seek và các hàm về tài chính; hiểu biết về internet
4- Nắm rõ quy trình, nguyên rắc làm việc (Cái này đi làm thì sẽ rõ )


Giang's BLOG sưu tầm

- - 0 bình luận
CHUYÊN MỤC
  • Google Comment (0)
  • Facebook Comment ()
  • Emotion
  • Một số lưu ý khi bình luận

    Mọi bình luận sai nội quy sẽ bị xóa mà không cần báo trước

    Bấm Thông báo cho tôi bên dưới khung bình luận để nhận thông báo khi admin trả lời

    Để được tư vấn về thi tuyển ngân hàng, hãy để lại kèm số điện thoại và/hoặc email của bạn nhé!

  • :))
    :((
    :D
    :(
    :)
    :-)
    ;)
    =))
    :p
    =.=
    ==
    ^_^
    /=he
    :*
    /=r
    /=l
    :v
    /=ok
    /=clap
    (y)
    (yy)
    /=hi
    /=j
    /=hup
    /=hd
    /=hl
    /=hr
    /=s
    <3