Popular Posts
Chắc những ai đã từng học về Phân tích cơ bản một cổ phiếu đều có rất nhiều phương cách khác nhau. Rất nhiều mô hình phân tích chúng ta có thể thấy như CANSLIM, mô hình phân tích 12 bước của S&P..v..v... 




Việc sử dụng các chỉ số và lựa chọn giữa hàng trăm chỉ tiêu tài chính cũng rất quan trọng. Sau đây, tôi xin tổng hợp ra một quy trình phân tích cổ phiếu một cách tổng hợp và phổ biến nhất. Các bạn có j thắc mắc cứ Comment lại. chúng ta sẽ cùng nhau bàn luận

PHÂN TÍCH CƠ BẢN
Bước 1. Thu thập thông tin
1. Bản cáo bạch
2. Báo cáo tài chính năm và quý gần nhất
3. Nghị quyết ĐHĐ Cổ đông, nghị quyết hội đồng quản trị
4. Báo cáo thường niên
5. Thông báo phát hành cổ phiếu, đấu giá, niêm yết, chốt danh sách… (nếu có)
6. Các thông tin mới cập nhật về công ty không có trong Bản cáo bạch (các dự án mới hợp tác, ký kết; quá trình tăng vốn sau khi niêm yết, trả cổ tức…)
7. Các thông tin về ngành: triển vọng phát triển, thị phần, chủ trương nhà nước, đối thủ cạnh tranh, tốc độ tăng trưởng, rủi ro…


Bước 2. Phân tích công ty
1. Thông tin sơ bộ
Tên, địa chỉ, website, mã ck, mức giá hiện tại, VĐL hiện tại, LN đến quý gần nhất
2. Vốn và các nhu cầu về vốn
a. Quá trình tăng vốn và cách thức tăng vốn
b. Vốn lưu hành hiện tại và bình quân
c. Cơ cấu sở hữu vốn và các cổ đông chủ chốt
d. Thặng dư vốn
e. Nhu cầu sử dụng vốn trong thời gian tới
3. Quy mô hoạt động của công ty
a. Công ty mẹ (nếu có)
b. Các chi nhánh, nhà máy xí nghiệp trực thuộc công ty
· Địa điểm
· Sản phẩm sản xuất
· Công nghệ, thị trường
· Quy mô, tỷ lệ vốn góp
c. Công ty liên doanh, liên kết (tương tự phần b)
4. Ngành nghề kinh doanh
a. Sản phẩm, dịch vụ chính
b. Cơ cấu doanh thu và lợi nhuận theo ngành nghề kinh doanh
c. Chu kỳ kinh doanh và các điểm đáng chú ý khác trong hoạt động KD của công ty
d. Thị trường, thị phần của công ty và của toàn ngành
e. Công nghệ sản xuất
f. Định hướng, chiến lược trong sản xuất kinh doanh
5. Các hợp đồng lớn công ty đã và đang thực hiện
Hợp đồng
Thời gian Sản phẩm Đối tác
Giá trị HĐ Giá trị đã thực hiện Giá trị đang thực hiện






6. Quản trị công ty và đội ngũ CBCNV
a. Thành phần HĐQT, BGĐ, KTT, BSK
· Chức vụ đáng chú ý khác và kinh nghiệm làm việc của các thành viên HĐQT, BGĐ
· Quan hệ giữa các thành viên HĐQT, BGĐ
· Số lượng cổ phiếu nắm giữ của ban quản trị công ty
b. Cán bộ CNV
· Mức lương trung bình
· Kinh nghiệm làm việc và trình độ CBCNV
7. Tài sản
a. Đất và quyền sử dụng đất
· Diện tích đất là chủ sở hữu, vị thế, giá trị tài sản
· Diện tích đất thuê
· Các ưu đãi về sử dụng đất khác
b. Nhà xưởng, máy móc
· Nguyên giá và giá trị còn lại của nhà xưởng, máy móc
· Giá trị sử dụng của nhà xưởng, máy móc
· Phương pháp tính khấu hao
c. Đầu tư tài chính
· Nguyên giá, danh sách các khoản đầu tư tài chính
· Hiệu quả đầu tư
8. Dự án lớn đang và có kế hoạch thực hiện
a. Giới thiệu sơ bộ dự án và quy mô dự án
b. Đối tác thực hiện dự án
c. Thị trường đầu vào và đầu ra
d. Chỉ tiêu tài chính và hiệu quả kinh tế của dự án
e. Nguồn vốn tài trợ dự án
9. Các chỉ tiêu tài chính trong 3 năm gần nhất
Chỉ Tiêu
Năm
X-2
Năm
X-1
Năm
hiện tại (kế hoạch)
Thực hiện
tới thời điềm gần nhất
+/- %
Tổng tài sản
Doanh thu
Vốn CSH
Lợi nhuận từ HĐKD
Lợi nhuận khác
LNTT
LNST
Cổ tức
10. Kế hoạch kinh doanh 3 năm tiếp theo (tương tự phần 9)
Bước 3: Phân tích tình hình tài chính
1. Tính LNST dự kiến của công ty
a. Kế hoạch lợi nhuận sau thuế do công ty tự đề ra
b. LNST thực tế có thể đạt được dựa trên tình hình kinh doanh thực tế (các hợp đồng đã và đang thực hiện, chu kỳ kinh doanh, lợi nhuận các quý trong quá khứ, tốc độ tăng trưởng lợi nhuận qua các năm…)
2. Tính Vốn điều lệ của công ty
a. Vốn điều lệ hiện tại
b. Vốn điều lệ bình quân trong năm
3. Tính ROE
a. ROE đơn giản: LNST kế hoach/VĐL hiện tại
LNST thực tế dự kiến/VĐL hiện tại
b. ROE điều chính: LNST kế hoạch/VĐL bình quân
LNST thực tế dự kiến/VĐL bình quân
4. Tính EPS
a. EPS đơn giản: LNST kế hoach/Số lượng CP đang lưu hành
LNST thực tế dự kiến/ SL CP đang lưu hành
b. EPS điều chính: LNST kế hoạch/Số lượng CP bình quân
LNST thực tế dự kiến/ SL CP bình quân
5. Tính P/E
a. Giá dự kiến mua vào P1
P/E đơn giản: P/EPS đơn giản
P/E điều chỉnh: P/EPS điều chỉnh
b. Giá dự kiến tăng lên P2
P/E đơn giản: P/EPS đơn giản
P/E điều chỉnh: P/EPS điều chỉnh
6. Tính Bookvalue
VCSH – Nguồn kinh phí, quỹ khác
Bookvalue đơn giản = --------------------------------------------------------
Số cổ phần đang lưu hành

7. Hệ số khả năng thanh toán
a. Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn = TSLĐ/Nợ ngắn hạn
b. Khả năng thanh toán nhanh = (TSLĐ – Hàng tồn kho)/Nợ ngắn hạn

8. Chỉ tiêu về cơ cấu vốn
a. Hệ số nợ/tổng TS
b. Hệ số nợ/Vốn CSH

9. Chỉ tiêu về năng lực hoạt động
a. Vòng quay tổng tài sản = Doanh thu thuần/Tổng TS
b. Vòng quay tài sản cố định = Doanh thu thuần/ TSCĐ
c. Vòng quay vốn lưu động = Doanh thu thuần/ TS lưu động
d. Vòng quay các khoản phải thu = DTT/Các khoản phải thu
e. Vòng quay các khoản phải trả = DTT/Các khoản phải trả
f. Vòng quay hàng tồn kho = Giá vốn hàng bán/hàng tồn kho

10. Chỉ tiêu về khả năng sinh lời
a. Hệ số lợi nhuận sau thuế/Doanh thu thuần
b. Hệ số lợi nhuận sau thuế/Tổng TS
c. Hệ số lợi nhuận sau thuế/Vốn CSH
d. Hệ số lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh/Doanh thu thuần


(Hiện tại trong nhiều bài phân tích cổ phiếu, một số công ty sử dụng Mô hình Dupont. Tuy nhiên, tôi nghĩ sẽ chỉ nên lấy một số chỉ tiêu quan trọng trong đó.)



Trên đây chỉ là mô hình phân tích chung nhất một công ty. Nhưng chúng ta đều biết với mỗi một ngành nghề và lĩnh vực kinh doanh khác nhau thì một số chỉ tiêu có thể thay đổi, một số chỉ tiêu có thể bỏ qua.

Tôi ví dụ:

- Ngành ngân hàng không thể đánh giá gì nhiều về rủi ro tài chính nếu hệ số nợ của nó > 5 do đây là đặc điểm ngành kinh doanh. Sử dụng vốn để cho vay và đi vay. Hàng tồn kho bằng 0; TSCĐ thấp hơn nhiều nhưng Vốn điều lệ lại lớn gấp 5 , 6 lần Cty sản xuất chế biến cùng quy mô.

- Hoặc việc một công ty xây dựng có thể lỗ 2 quỹ liên tiếp nhưng lại thường lãi lớn vào cuối năm, cũng do yếu tố kinh doanh - theo hợp đồng, theo từng dự án. (Do vậy, các cty xây dựng, hoạt động trong lĩnh vực bất động sản thường có hệ số nợ rất cao, trung bình > 3)

Ngoài ra, việc phân tích là một tập đoàn đa ngành sẽ rất khó khăn. Việc bóc tách doanh thu của tập đoàn đó ra (bao nhiêu phần % thuộc ngành này, % thuộc ngành khác) và phân tích từng ngành riêng. Sau đó, định giá DN là điều không hề đơn giản. Các chỉ tiêu phân tích đối với từng ngành sẽ khác nhau. Khi đó ta sẽ phải định giá từng phần công ty. Sau đó, giá trị Cty chính là bằng tổng của từng phần đó cộng lại.

( Ở thị trường Việt Nam thì, các yếu tố thông tin còn rất yếu và kém minh bạch, do vậy nhiều nhà đầu tư dựa vào cảm tính là chính. Tuy nhiên, tôi vẫn viết bài này vì khi thị trường có quá nhiều thông tin thì ta phải có vũ khí của chính mình thôi )





- - 0 bình luận
CHUYÊN MỤC
  • Google Comment (0)
  • Facebook Comment ()
  • Emotion
  • Một số lưu ý khi bình luận

    Mọi bình luận sai nội quy sẽ bị xóa mà không cần báo trước

    Bấm Thông báo cho tôi bên dưới khung bình luận để nhận thông báo khi admin trả lời

    Để được tư vấn về thi tuyển ngân hàng, hãy để lại kèm số điện thoại và/hoặc email của bạn nhé!

  • :))
    :((
    :D
    :(
    :)
    :-)
    ;)
    =))
    :p
    =.=
    ==
    ^_^
    /=he
    :*
    /=r
    /=l
    :v
    /=ok
    /=clap
    (y)
    (yy)
    /=hi
    /=j
    /=hup
    /=hd
    /=hl
    /=hr
    /=s
    <3