Popular Posts

8 dạng bài tập nghiệp vụ Ngân hàng Thương Mại


Bài 1:

Một Khách hàng vay ngân hàng A một khoản tiền: 200 triệu đồng với thời hạn 6 tháng, lãi suất 1%/tháng. Kế hoạch vay vốn trả nợ gốc như sau:
Ngày 5/3 rút vốn 80 trđ
Ngày 10/4 rút vốn 90 trđ
Ngày 3/5 rút vốn 30 trđ
Ngày 15/7 trả nợ 50 trđ
Ngày 10/8 trả 70 trđ
Số còn lại trả khi hết hạn

Yêu cầu: Tính số lãi khách hàng trên phải trả vào các thời điểm trả nợ theo dư nợ thực tế và theo số tiền trả gốc.
Một năm tính lãi theo 360 ngày.


Trả lời:

5/03 - 15/07 : 4 tháng 10 ngày : 131 ngày
10/4 - 15/07 : 3 tháng 5 ngày : 95 ngày
3/5 - 15/07 : 2 tháng 12 ngày :72 ngày
Dư nợ đến ngày 15/07 là 150 tr
15/07 - 10 /08 : 25 ngày
Dư nợ đến 10/8 : 80 tr
10/08 - 05/09 ( ngày đáo hạn HD) : 25 ngày
Lãi tính theo số dư thực tế :
80* 1%*131/30 + 90*1%*95/30 + 30*1%*72/30 + 150* 1%*25/30 + 80*1%*25/30
Lãi tính theo dư nợ BQ :
Tổng((Di*Ni)* i)/N : ( 80* 131 + 90*95+30*72+150*25+80*25 )* 1%)/( 131+95+72+25+25)

Bài 2:
Một doanh nghiệp vay ngân hàng thương mại 100 triệu đồng, với thời hạn 3 tháng (từ 18/3/N đến 18/6/N). Ngân hàng cấp tiền vay cho doanh nghiệp gọn một lần vào 18/3/N. Lãi được tính và trả cùng với nợ gốc phải trả vào hai thời điểm: ngày 3/5/N và ngày 18/6/N
Lịch trả nợ gốc như sau:
Ngày 3/5/N trả số tiền: 42triệu đồng.
Ngày 18/6/N trả số tiền: 58triệu đồng.

Yêu cầu:
1. Tính số lãi mà doanh nghiệp vay phải trả.
2. Nếu số tiền 42 triệu đồng doanh nghiệp vay trả vào ngày 3/5/N bao gồm cả gốc và lãi tiền vay, thì số tiền doanh nghiệp vay phải trả vào ngày 18/6/N là bao nhiêu?

Trả lời:
1)
Dư nợ 18/3 - 3/5 : 46 ngày là 100 tr
Dư nợ 03/05 - 18/06 : 46 ngày là 58
Có thể tính theo 2 cách :
100* 1%* 46/30 + 58* 1%*46/30 === 2.423 tr
hoặc : 42 *1% * 46/30 + 58*1%*92/30 === 2.423 tr
2)
03/05 trả 42 tr cho cả gốc và lãi.
Lãi phải trả : 100* 1%* 46/30 =1.5333 tr

=> Dư nợ gốc là : 100 -( 42 - 1.53333 ) = 59.5333
Cuối kì Kh còn phải trả : 59.5333 * ( 1+ 1%*46/30 ) = 60.446 tr

Bài 3:
Trong năm N, DN A được NH cấp 1 HMTD: 500 trđ. Tháng 3/N có một số giao dịch như sau:
Ngày 5/3, DN A rút tiền vay: 198 tr đ
Ngày 10/3, DN A rút tiền vay: 37 tr đ
Ngày 18/3, DN A trả nợ: 230 tr đ
Ngày 25/3, DN A rút tiền vay: 350 tr đ
Hãy tính lãi tiền vay DN A phải trả NH trong tháng 3/N (theo dư nợ bình quân). Biết dư nợ TK cho vay đầu tháng là 95 trđ. Lãi suất cho vay của NH là 0,95%/tháng.

Trả lời:
(Lập bảng trong Excel)

Bài 4:
Một khách hàng nhận được khoản tín dụng 100.000 USD với các điều kiện sau:
Vốn vay được rút làm 02 lần, lần đầu rút 50.000 USD,02 tháng sau rút tiếp 50.000 USD. Sau thời gian sử dụng tiền vay 07 tháng kể từ ngày rút vốn lần 2,khách hàng trả nợ gốc 60.000 USD, số còn lại được trả sau 03 tháng tiếp theo.
- Lãi suất cho vay: 6% năm;
- Phí trả nợ trước hạn: 0,1%/ tháng tính trên số tiền trả nợ trước hạn;
- Phí cam kết: 0,2%/ số tiền vay;
- Thủ tục phí ngân hàng quy định là 0,1% số tiền vay;
- Ngân hàng thu ngay tiền lãi và thủ tục phí;
Yêu cầu: Tính phí suất tín dụng của khoản tín dụng trên theo năm và cho nhận xét?
Biết rằng: Ngay từ lần trả đầu tiên, theo sự đồng ý của ngân hàng, khách hàng đã trả hết nợ.

Trả lời:Phí suất = ((thu nhập NH) / ( số tiền KH thực nhận * kì dư nợ BQ )) * 100%
= (
( 50* 6%*2/12 + 100*6%*7/12 + 40*3*0.1 + 100 *(0.2%+0.1%)) / ( 100 -( 50* 6%*2/12 + 100*6%*7/12 + 40*6%*3/12+100* 0.1))*((50*2+100*7)/100)
=
(Tự tính)

Bài 5:Cty ABC được vay thấu chi theo TK vãng lai tại NH A. Dự kiến sử dụng vốn tại Cty trong quý 2/200X như sau:
Ngày tháng Nghiệp vụ phát sinh Số tiền (đvt: triệu đồng)
01/04 _______Dư nợ ___________________100.000
12/04_______ Phát hành séc bảo chi _______ 30.000
07/05 _______Chiết khấu thương phiếu ______70.000
____________Rút tiền mặt ________________55.000
____________Ủy nhiệm chi _______________20.000
10/05 _______Nhờ thu được thực hiện _______30.700
22/05 _______Rút tiền mặt ________________55.000
17/06 _______Nộp tiền mặt _______________126.000
24/06 _______Chuyển tiền thanh toán nhà cung cấp ____38.000
27/06 _______Báo có nhờ thu ______________100.000
____________Ngân hàng truy đòi tiền Hối phiếu _____80.000
____________Phát hành séc bảo chi ______________100.700

Biết:
+ Tổng chi phí SXKD thực tế quý 1 là 600 tr, dự kiến quý 2 tăng 20%
+ Tốc độ luân chuyển vốn quý 2 dự kiến 3 vòng
+ Cty tự đáp ứng được 25% nhu cầu vốn SXKD, ngân hàng chỉ đáp ứng 80% nhu cầu vốn của Cty + Giả thiết số ngày trong tháng là 30
+ LS cho vay 1% tháng + LS tiền gửi 0,4% tháng
?? Giải quyết các nhu cầu sử dụng vốn trong quý 2 của Cty theo quy định của ngân hàng.
?? Tiền lãi KH phải trả và được hưởng.Gợi ý trả lời:
Hạn mức tín dụng NH cung cấp = Nhu cầu vốn cần vay * % Ngân hàng chấp nhận đáp ứng

Nhu cầu vay Nhu cầu vay = [ nhu cầu vốn – khả năng tự đáp ứng ] hoặc [ nhu cầu vốn * % nhu cầu vốn còn thiếu]

Nhu cầu vốn thực tế = Chi phí dự kiến / vòng quay vốn VLĐ


Bài 6:

Một doanh nghiệp xây dựng có nhu cầu vay theo hạn mức tín dụng trong năm N+1, gửi bộ hồ sơ vay vốn đến NH A, trong đó có tài liệu sau:
Kế hoạch sản xuất kinh doanh năm N+1. (Đơn vị: triệu đồng)

1 Kế hoạch giá trị sản lượng năm N+1 129.621
2 Doanh thu dự kiến năm N+1 102.000
3 Vòng quay VLĐ 2 vòng/năm
4 Chi phí:
Nguyên nhiên vật liệu 94.623
Chi lương 15.554
Chi phí máy 3.888
Thuế GTGT phải nộp (phơng pháp khấu trừ) 6.481
Chi phí trực tiếp khác 1.944
Chi phí quản lý 2.592
Lãi vay vốn 1.440
Yêu cầu: Xác định hạn mức tín dụng năm N+1 của DN tại NH A, biết rằng VLĐ ròng và vốn mà doanh nghiệp chiếm dụng, vay mượn được của NH khác năm N+1 là 40 tỷ đồng.
Trả lời:
Dưới đây là cụm công thức PHẢI NHỚ khi làm các BT về tính HMTD HMTD = Nhu cầu vốn LD - Vốn TC tham gia - Nguồn tham gia khác
Vốn TC tham gia = TSLĐ - Nợ Ngắn hạn
Nhu cầu VLĐ =CHi phí SXKD/ vòng quay vốn LD
Vòng quay vốn LĐ = DT thuần / TSLD BQ
+ Tổng chi phí SXKD :
Nguyên nhiên vật liệu 94.623
Chi lương 15.554
Chi phí máy 3.888
Thuế GTGT phải nộp (phơng pháp khấu trừ) 6.481
Chi phí trực tiếp khác 1.944
=122.490
Vòng quay VLD : 2 vòng / năm
=> nhu cầu VLD =122.490/2=61.245
=> HMTD = 61.245 - 40.000 = 21.245 tr
Bài 7:
Trong tháng 9/N công ty gốm sứ X có đề nghị NHTM A cấp một hạn mức tín dụng cho quý IV/N, để đáp ứng các nhu cầu vốn lưu động. Kế hoạch kinh doanh quý IV/N gửi cho ngân hàng có một số nội dung như sau:
Sau khi thẩm định, ngân hàng A đã đồng ý cho vay với lãi suất 0,9%/tháng. Khi thực hiện hạn mức này, vào cuối ngày 30/11/N dư nợ tài khoản cho vay là: 4.647 triệu đồng. Trong tháng 12/N có phát sinh một số nghiệp vụ kinh tế như sau:
Ngày 1/12:
- Xin vay để trả tiền mua men và bột màu: 564 triệu đồng, hẹn trả vào 25/12/N.
- Xin vay thanh toán tiền mua thiết bị: 543 triệu đồng, hẹn trả vào 27/12/N.
Ngày 10/12:
- Đến hạn trả ngân hàng A theo cam kết trên giấy nhận nợ phát sinh từ tháng trước: 653 triệu đồng
- Xin vay chi thưởng cho cho nhân viên: 32 triệu đồng, hẹn trả vào tháng 1/N+1.
- Xin vay thanh toán tiền điện sản xuất: 23 triệu đồng, hẹn trả trong tháng 1/N+1.
Ngày 15/12:
- Nộp séc bảo chi do công ty G phát hành số tiền: 454 triệu đồng
- Xin vay thanh toán tiền chi quảng cáo: 25 triệu đồng, hẹn trả trong tháng 1/N+1.
Ngày 18/12:
- Vay thanh toán tiền mua ô tô chở hàng: 870 triệu đồng, hẹn trả trong tháng 1/N+1.
- Xin vay chi lương: 20 triệu đồng, hẹn trả trong tháng 1/N+1.

Yêu cầu:
1. Xác định hạn mức tín dụng quý IV/N?
2. Xác định số dư tài khoản cho vay cuối tháng 12/N và lãi tiền vay phải trả trong tháng 12/N?
Biết rằng:
1. Công ty X chỉ có một tài khoản cho vay tại ngân hàng A.
2. Ngân hàng A tự trích tài khoản tiền gửi của công ty X để thu nợ khi đến hạn.
3. Theo dự tính của doanh nghiệp X: Vốn lưu động ròng và các khoản vốn khác được sử dụng trong quý IV/N là 6.045 triệu đồng. Vòng quay vốn lưu động trong năm N là 6 vòng.
4. Giả định Tài khoản tiền gửi của công ty X luôn đủ số dư để thanh toán nợ.

Trả lời:
Vay để trả tiền mua men và bột màu: 564 triệu đồng, hẹn trả vào 25/12/N => Đồng ý cho vay

Ngày 1/12 :dư nợ 5211 triệu đồng ( tồn dư 9 ngày )

Vay thanh toán tiền mua thiết bị: 543 triệu đồng, hẹn trả vào 27/12/N => Từ chối

Lý do: Đây ko thuộc vay VLĐ mà từ nguồn vay khác

Trả ngân hàng A theo cam kết trên giấy nhận nợ phát sinh từ tháng trước: 653 triệu đồng => Đồng ý
Ngày 10/12 : dư nợ 4581 tr trong 5 ngày
Vay chi thưởng cho cho nhân viên: 32 triệu đồng, hẹn trả vào tháng 1/N+1=> Từ chối
Xin vay thanh toán tiền điện sản xuất: 23 triệu đồng, hẹn trả trong tháng 1/N+1
=> Đồng ýNộp séc bảo chi do công ty G phát hành số tiền: 454 triệu đồng (=> Ko liên quan)
Ngày 15/12, dư nợ 4606, số ngày 3

Xin vay thanh toán tiền chi quảng cáo: 25 triệu đồng, hẹn trả trong tháng 1/N+1 => Đồng ý
Ngày 18/12, dư nợ 4626 tr, số ngày 7
Vay thanh toán tiền mua ô tô chở hàng: 870 triệu đồng, hẹn trả trong tháng 1/N+1 => Từ chốiVay chi lương: 20 triệu đồng, hẹn trả trong tháng 1/N+1 => Đồng ý
Ngày 18/12, dư nợ 4646 tr, số ngày 7


***********
Vòng quay vốn LD theo quý 6/4 = 1.5 vòng / quý
Tổng chi phí ngắn hạn
=> nhu cầu VLD =
nguồn vốn CSh và nguốn vốn khác tham gia
6.045
HMTD =
**********
Lãi tính theo dư nợ BQ : (tổng ( Di*Ni)*i)/31
Lãi tính theo dư nợ thực tế ;
5211* 0.9% *9 /30 + 4581 * 0.9%*5/30 + 4606*0.9%*3/30 + 4626*0.9%*7/30 = (Tự tính)

Bài 8:
Một doanh nghiệp dệt may xuất khẩu được NH cho vay theo phương thức CV theo HMTD. Sau khi xem xét kế hoạch vay VLĐ quý 4/N, NH đã thống nhất một số tài liệu như sau:

  • - Giá trị vật tư hàng hoá cần mua vào trong quý: 14.895,5 trđ
  • - Chi phí khác của khách hàng trong quý là: 655 trđ
  • - Giá trị sản lượng hàng hoá thực hiện: 13.233,5 trđ
  • - TSLĐ:
+ Đầu kỳ: 3.720 trđ, trong đó vật t hàng hoá kém phẩm chất chiếm 15%
+ Cuối kỳ: 4.650 trđ, trong đó dự trữ vật liệu xây dựng cơ bản 250 trđ

- VLĐ tự có và các nguồn vốn khác dùng vào kinh doanh: 2.730 trđ

- Giá trị TSĐB: 2.812 trđ
- Từ ngày 1/10/N đến hết ngày 26/12/N trên TK cho vay theo

HMTD của DN:


  • + Doanh số phát sinh nợ: 4.500 trđ
  • + Doanh số phát sinh có: 3.820 trđ
Trong 5 ngày cuối quý có phát sinh một số nghiệp vụ:

- Ngày 27/12: Vay mua vật tư: 450 trđ

- Thu tiền nhận gia công sản phẩm: 70 trđ

- Ngày 28/12: vay thanh toán tiền điện khu nhà ở của cán bộ công nhân viên: 25 trđ

- Ngày 29/12: Vay thanh toán sửa chữa thường xuyên máy móc thiết bị: 38 trđ

- Thu tiền bán hàng:458 trđ

- Ngày 30/12: vay mua vật liệu xây dựng cho công trình mở rộng sản xuất: 65 trđ

- Ngày 31/12: Vay mua vật tư: 160 trđ

- Vay thanh toán tiền vận chuyển thiết bị: 20 trđ

Yêu cầu:

1. Xác định hạn mức tín dụng quý 4/N của doanh nghiệp

2. Giải quyết các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong 5 ngày cuối tháng

Biết rằng:

  • Số dư TK cho vay theo HMTD của doanh nghiệp cuối ngày 30/9/N: 560 trđ
  • DN không phát sinh nợ quá hạn và dư nợ cuối quý là nợ lành mạnh


Nguồn: Vnecon forum
- - 3 bình luận
CHUYÊN MỤC
  • Google Comment (3)
  • Facebook Comment ()
  • Emotion
    1. Phạm Thanh HuyềnJuly 3, 2010 at 6:09 PM

      Trong bài tập 6, có Thuế GTGT phải nộp (phơng pháp khấu trừ) 6.481 vẫn tính vào tổng chi phí sản xuất kinh doanh để xác định nhu cầu vốn lưu động hả anh? Nếu theo phương pháp khấu trừ đây không phải là một khoản thực chi ra?? :o. Anh trả lời giúp em nhé! Em đang cần gấp lắm

      ReplyDelete
    2. Chào Giang! Mình muốn hỏi bạn 1 chút về cách tính ngày trong tính lãi vay của NH.
      Ví dụ như từ ngày 5/3 --> 15/7: Mình có thể tính dựa theo tháng 30, tháng 31 ngày hok? Nếu tính vầy thì số ngày ở đây là 133 ngày.
      Sự sai khác này sẽ ảnh hưởng tới kết quả tính?
      Mình muốn hỏi thêm là mình có thể tìm hiểu cụ thể điều này hơn ở tài liệu nào nữa hok? Mình đang tự nghiên cứu môn này nên hơi khó.
      Blog của Giang rất hay! Rất cảm ơn Giang đã rày công nghiên cứu và sáng tạo ra blog này.
      Thân!

      ReplyDelete
    3. Chắc bạn đang hỏi BT 1 ở trên. Đề trên thiếu 1 ghi chú (1 năm tính theo 360 ngày) thì mới giải như bên dưới được ^^!
      >> Chú ý đầu tiên: Đề ghi lãi tính cuối ngày nào thì tính lãi từ ngày kế tiếp, ghi là tính lãi đầu ngày nào thì tính lãi ngay ngày hôm đó. Ko ghi gì thì tự hiểu là tính lãi ngay ngày hôm đó.
      - VD: Đề ghi lãi tính cuối ngày 5/3 => Từ 5/3 -> 31/3 là 31 - 5 + 1 = 27 ngày.
      >> Chú ý thứ 2: Có 2 dạng tính ngày trong các BT về lãi suất.
      - Dạng 1: Bài cho lãi suất năm là 12% (VD thế) nhưng không chú thích là 1 năm tính theo bao nhiêu ngày thì bạn phải tự hiểu là tính ngày trong tháng đó theo đúng lịch thông thường của 1 năm 365 ngày. (Gập bàn tay ra để tính số ngày của các tháng, riêng tháng 2 lấy bằng số ngày của năm bạn làm bài thi)
      => Với VD của BT1 (Ko ghi j => lãi tính đầu ngày). Từ 5/3 -> 31/3 là 27 ngày. Từ 1/4 -> 15/7 là 30 + 31 + 30 + 15 = 106 ngày. Tổng là 133 ngày.
      - Dạng 2: Bài cho lãi suất năm 12% (1 năm được tính theo 360 ngày). Thì tháng nào bạn cũng phải tính làm 30 ngày, kể cả tháng 2).
      => Với VD của bạn, (Ko ghi j => lãi tính đầu ngày). Từ 5/3 -> 30/3 là 26 ngày. Từ 1/4 -> 15/7 là 30x3 + 15 = 105 ngày. Tổng là: 131 ngày.

      ReplyDelete

    Một số lưu ý khi bình luận

    Mọi bình luận sai nội quy sẽ bị xóa mà không cần báo trước

    Bấm Thông báo cho tôi bên dưới khung bình luận để nhận thông báo khi admin trả lời

    Để được tư vấn về thi tuyển ngân hàng, hãy để lại kèm số điện thoại và/hoặc email của bạn nhé!

  • :))
    :((
    :D
    :(
    :)
    :-)
    ;)
    =))
    :p
    =.=
    ==
    ^_^
    /=he
    :*
    /=r
    /=l
    :v
    /=ok
    /=clap
    (y)
    (yy)
    /=hi
    /=j
    /=hup
    /=hd
    /=hl
    /=hr
    /=s
    <3