Popular Posts
Bản tin kinh tế - tài chính tuần 4 tháng 4/2018
IMF dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2018 đạt 6,6%; Việt Nam thuộc top 10 nước nhận kiều hối lớn nhất năm 2017 hay HDBank và PGBank sáp nhập... đó là một số thông tin kinh tế - tài chính đáng chú ý trong tuần 4 tháng 4/2018.
KINH TẾ VÀ THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH THẾ GIỚI
Nợ toàn cầu đã tăng lên tới 225% GDP
Theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), tổng số nợ trên toàn cầu đã tăng lên mức cao chưa từng có, đạt 164.000 tỷ USD cuối năm 2016, tương đương 225% GDP toàn cầu.
Đáng chú ý: (i) gần một nửa số nợ tăng trong giai đoạn 2007-2016 là của Trung Quốc; và (ii) các nền kinh tế phát triển có tỷ lệ nợ công/GDP cao thứ hai trong lịch sử.
Do đó, IMF khuyển nghị, các nước cần tận dụng thời điểm kinh tế đang tăng trưởng tốt để tái cơ cấu ngân sách, giảm nợ trước khi sự ổn định về kinh tế và tài chính bị đe dọa. 
WB tăng vốn thêm 13 tỷ USD
Ngân hàng Thế giới (WB-21/4) đã công bố tăng vốn thêm 13 tỷ USD nhằm nâng cao năng lực chống đói nghèo trên toàn cầu. Việc tăng vốn sẽ cho phép WB nâng khả năng cho vay của nhóm lên gần 80 tỷ USD trong năm tài chính 2019 từ khoảng 59 tỷ USD của năm ngoái và trung bình khoảng 100 tỷ USD mỗi năm đến năm 2030.
Bên cạnh đó, WB sẽ tăng chi phí vay mượn đối với các nước có thu nhập trung bình cao, bao gồm Trung Quốc.
NHTW Ấn Độ lạc quan về triển vọng kinh tế nước này trong năm tài khóa 2018 (kết thúc vào tháng 3/2019)
Cụ thể, trong quý 4/2017, kinh tế Ấn Độ đã tăng trưởng nhanh nhất thế giới với mức tăng 7,2% nhờ sự gia tăng trong chi tiêu công, lĩnh vực dịch vụ và chế tạo. Với những dấu hiệu rõ ràng cho thấy đà phục hồi của hoạt động đầu tư, nhu cầu toàn cầu cải thiện thúc đẩy hoạt động đầu tư mới và hỗ trợ xuất khẩu, NHTW Ấn Độ cho rằng, kinh tế nước này có thể tăng trưởng 7,4% trong tài khóa 2018. Đây cũng là mức dự báo của IMF (17/4) về tăng trưởng kinh tế Ấn Độ trong năm 2018.
Thị trường chứng khoán
Chứng khoán Mỹ tăng điểm tuần thứ hai liên tiếp với triển vọng kinh tế tích cực khi doanh số bán lẻ tăng, giá nhà ở tăng, sản xuất kinh doanh mở rộng, đồng thời bất ổn địa chính trị giảm.
Chỉ số Dow Jones 30 tăng 0,42%, chỉ số S&P 500 tăng 0,53%. Chứng khoán Châu Âu tiếp tục đà tăng điểm tuần thứ 2, chỉ số FTSE 100 của Anh tăng 1,42%, chỉ số Chỉ số DAX 30 của Đức tăng 0,8%. Chứng khoán Châu Á tăng giảm đan xen. Chỉ số Nikkei 225 của Nhật tăng 1,76%. Chỉ số Shanghai Composite của Trung Quốc giảm 2,75% do lo ngại rủi ro xung đột thương mại Trung Quốc - Mỹ. 
KINH TẾ VÀ THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH VIỆT NAM
IMF dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2018 đạt 6,6%
Trong Báo cáo Triển vọng kinh tế thế giới (T4/2018), IMF dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam sẽ ở mức 6,6% trong năm 2018 và 6,5% trong năm 2019, giảm nhẹ so với mức tăng trưởng 6,8% của năm 2017.
Theo đánh giá của cơ quan này, cùng với tốc độ tăng trưởng, chất lượng tăng trưởng của kinh tế Việt Nam cũng được cải thiện, năng suất lao động của toàn nền kinh tế năm 2017 tăng khoảng 6%. Mô hình tăng trưởng được dịch chuyển theo hướng tích cực, chuyển hướng sang lấy công nghiệp, chế biến, chế tạo và dịch vụ làm nòng cốt.
Bên cạnh đó, Tổ tư vấn của Thủ tướng cho rằng, GDP 3 năm tới có thể ở mức 6,85%. Cụ thể, tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai đoạn 2018-2020 dựa trên 3 kịch bản chính: kịch bản 1 - tăng trưởng GDP trung bình đạt 6,71%/năm, kịch bản 2 - 6,83%/năm và kịch bản 3 - 7,47%/năm. Với 3 kịch bản trên, mục tiêu tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2018-2020 ở mức 6,85%.
Theo đó, các chính sách kinh tế năm 2018 và các năm tiếp theo cần tiếp tục ưu tiên mục tiêu hỗ trợ doanh nghiệp giảm chi phí, nâng cao năng lực cạnh tranh, thúc đẩy sản xuất kinh doanh; đồng thời kiến nghị chưa tăng thuế đối với doanh nghiệp để đạt mục tiêu đề ra.
Việt Nam thuộc top 10 nước nhận kiều hối lớn nhất năm 2017
Theo báo cáo của Worldbank (23/4), trong năm 2017, có tới 466 tỷ USD kiều hối về các quốc gia, tăng 8,5% so với năm 2016. WB nhận định, sự phục hồi về lượng kiều hối nhờ vào sự tăng trưởng tốt của các nền kinh tế EU, Nga và Mỹ và sự tăng giá của giá dầu, đồng Euro và đồng Rupe.Việt Nam đứng thứ 10 với 13,8 tỷ USD, cao hơn nhiều so với con số 11,9 tỷ USD năm 2016 và 13,2 tỷ USD năm 2015.
Tuy nhiên, trong thời gian tới, chiến lược giảm rủi ro từ các ngân hàng và siết quy định về chuyển tiền cùng với các chính sách nhập cư nghiêm ngặt hơn ở nhiều quốc gia sẽ có thể kìm hãm sự tăng trưởng của dòng kiều hối chính thống. 
THỊ TRƯỜNG TIỀN TỆ
Lãi suất trên thị trường liên ngân hàng tăng so với tuần trước
Tính đến ngày 20/4/2018, lãi suất O/N ở mức 1,5%, lãi suất 1 tuần ở mức 1,6% và lãi suất 1 tháng là 2%. Các mức lãi suất này cao hơn từ 0,4-0,6 điểm % so với 1 tuần trước đó. Số liệu lãi suất trên thị trường liên ngân hàng cho thấy tình hình thanh khoản hệ thống ngân hàng đang có đang có những diễn biến kém đi so với tuần trước.
Trên thị trường mở, NHNN bơm ròng với khối lượng lớn
Trong tuần, NHNN đã phát hành 200 tỷ đồng tín phiếu thông qua nghiệp vụ outright với mức lãi suất 1%. Đồng thời, có 76.110 tỷđồng tín phiếuđáo hạn. Trong tuần không phát sinh nghiệp vụ Repo. Tính chung lại, NHNN bơm ròng 75.910 tỷ đồng trong tuần. Lũy kế từđầu năm NHNN hút ròng gần 34.119 tỷđồng thông qua nghiệp vụ thị trường mở.
THỊ TRƯỜNG NGÂN HÀNG
Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) có kế hoạch tăng vốn điều lệ lên 43.638 tỷ đồng từ mức 34.187 tỷ đồng thông qua 3 hình thức: (i) chào bán ra công chúng hoặc chào bán riêng lẻ; (ii) phát hành cho nhà đầu tư chiến lược nước ngoài; (iii) phát hành cổ phiếu cho người lao động. Hiện tỷ lệ an toàn vốn của BIDV là 8,9%, tiệm cận quy định của Ngân hàng Nhà nước.
Cổ đông Ngân hàng TMCP Phát triển TP. Hồ Chí Minh (HDBank) và Ngân hàng TMCP Xăng Dầu Petrolimex (PGBank) đồng thuận sáp nhập hai ngân hàng này. Việc sáp nhập dự kiến được triển khai từ tháng 4/2018.
THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN
Thị trường cổ phiếu
Chỉ số VN-Index giảm tuần thứ 2 liên tiếp với mức giảm 3,2% về gần ngưỡng 1.100 điểm. Đáng chú ý đã xuất hiện các phiên giảm sâu do tác động tâm lý và giải chấp cho vay margin. Trong quý 2/2018, thị trường cổ phiếu có thể tiếp tục điều chỉnh giảm trong quý 2/2018 để thiết lập mặt bằng giá cổ phiếu ở mức độ hợp lý hơn. Sau điều chỉnh, thị trường cổ phiếu sẽ hồi phục trên nền tảng các yếu tố kinh tế vĩ mô và nội tại doanh nghiệp niêm yết vẫn ổn định và tăng trưởng.
Thị trường trái phiếu
Phát hành TPCP tiếp tục gặp khó khăn. Tuần qua, Kho bạc Nhà nước (KBNN) chỉ huy động được 1.350 tỷ đồng từ phát hành TPCP, tỷ lệ trúng thầu đạt 34,2%. Lãi suất trúng thầu ở các kỳ hạn đều tăng nhẹ (0,02 điểm % - 0,05 điểm %) so với lần đấu thầu gần nhất.
Dòng vốn nước ngoài vào thị trường chứng khoán
Tuần qua, khối ngoại mua ròng 111 triệu USD trên thị trường chứng khoán chính thức (trong đó mua ròng 116 triệu USD cổ phiếu và bán ròng 5 triệu USD trái phiếu). 
Từ đầu năm 2018, khối ngoại đã mua ròng xấp xỉ 695 triệu USD trên thị trường chứng khoán chính thức (trong đó 628 triệu USD cổ phiếu và 67 triệu USD trái phiếu). Nhà đầu tư nước ngoài còn tham gia các đợt IPO, bán cổ phần của các công ty tư nhân lớn như Ngân hàng TMCP Kỹ thương (Techcombank) và CTCP Vinhomes thuộc tập đoàn Vingroup. Điều này thể hiện sự tin tưởng vào triển vọng của khu vực kinh tế tư nhân.
THỊ TRƯỜNG BẢO HIỂM
Tập đoàn Talanx AG (Đức) đề xuất cho phép nâng tỷ lệ sở hữu tại CTCP bảo hiểm Dầu khí (PVI) lên trên 49% từ mức 47% hiện nay. Talanx muốn nắm giữ cổ phần chi phối tại PVI nhằm phát triển phạm vi hoạt động, tiếp tục nâng cao năng lực quản trị, tăng cường nguồn nhân lực cho PVI. Chính phủ chủ trương thoái hết vốn Nhà nước tại PVI và đã giao Bộ Công Thương nghiên cứu xây dựng lộ trình, phương án thoái vốn.
Theo "Thoibaonganhang.vn"

- - 0 bình luận
CHUYÊN MỤC
  • Google Comment (0)
  • Facebook Comment ()
  • Emotion
  • Một số lưu ý khi bình luận

    Mọi bình luận sai nội quy sẽ bị xóa mà không cần báo trước

    Bấm Thông báo cho tôi bên dưới khung bình luận để nhận thông báo khi admin trả lời

    Để được tư vấn về thi tuyển ngân hàng, hãy để lại kèm số điện thoại và/hoặc email của bạn nhé!

  • :))
    :((
    :D
    :(
    :)
    :-)
    ;)
    =))
    :p
    =.=
    ==
    ^_^
    /=he
    :*
    /=r
    /=l
    :v
    /=ok
    /=clap
    (y)
    (yy)
    /=hi
    /=j
    /=hup
    /=hd
    /=hl
    /=hr
    /=s
    <3