Popular Posts
Có nhiều bạn đã nêu câu hỏi rằng “Nhân viên Hỗ trợ tín dụng – Họ là ai, công việc như thế nào và cơ hội nào cho sinh viên mới ra trường?
Vị trí chuyên viên Hỗ trợ tín dụng: Những điều cần biết

Đây là vị trí mà rất nhiều bạn quan tâm, tuy nhiên, khi tìm hiểu về vị trí này qua bản Mô tả công việc tại các Ngân hàng, thường các bạn cảm thấy “khá mơ hồ” và không rõ ràng. Chính vì thế, gây cản trở trong quyết định lựa chọn nghề nghiệp của mình.
.
Thực tế mà nói, Hỗ trợ tín dụng hay còn được gọi bằng cái tên khác là: Nhân viên/Chuyên viên Quản lý tín dụng; Hỗ trợ tín dụng/Hỗ trợ kinh doanh; Chuyên viên quản lý chứng từ; Chuyên viên/nhân viên kiểm soát giải ngân … Tùy từng Ngân hàng mà tên gọi của vị trí sẽ khác nhau. Tuy nhiên, tựu chung lại công việc chính đều là hỗ trợ cho đội kinh doanh (chuyên viên QHKH) trong việc xử lý hồ sơ khách hàng sau khi khoản vay đã được phê duyệt.
.
 CV HTTD chịu trách nhiệm kiểm tra, kiểm soát lại hồ sơ 1 lần nữa, thực hiện các thủ tục giúp khách hàng hiện thực hóa “ước mơ” vay vốn và quản lý hồ sơ của Khách hàng trong suốt thời gian vay.
.
 Đây là một vị trí quan trọng trong Ngân hàng (kiểm soát rủi ro tại chỗ) và hiện nay, nhiều Ngân hàng vị trí này không chỉ có ở Chi nhánh mà còn có cả ở Hội sở (với đội ngũ rất hùng hậu).
.
Ngoài ra, vị trí Hỗ trợ tín dụng cùng với Thẩm định tín dụng luôn là 2 “địch thủ không đội trời chung” với Quan hệ Khách hàng.
.
Để làm rõ hơn về vị trí này, chúng ta cùng phân tích theo 7 góc độ như sau:
.
  • 1/ Vai trò của CV HTTD trong Quy trình cấp tín dụng
  • 2/ Công việc của HTTD là gì?
  • 3/ Các nghiệp vụ cần thực hiện
  • 4/ Cơ hội và Áp lực đối với vị trí này?
  • 5/ Lộ trình thăng tiến
  • 6/ Điều kiện để trở thành 1 CV HTTD chuyên nghiệp
.
1/ Vai trò của CV HTTD trong Quy trình cấp tín dụng
.
Trước khi bắt đầu tìm hiểu về Công việc của CV HTTD, chúng ta cùng nhau tìm hiểu qua 1 chút về Quy trình cấp tín dụng tại Ngân hàng.
.
Quy trình tín dụng là bảng tổng hợp mô tả công việc của Ngân hàng từ khi tiếp nhận hồ sơ vay vốn của Khách hàng cho đến khi quyết định cấp tín dụng, giải ngân, thu nợ và thanh lý Hợp đồng tín dụng. Quy trình tín dụng chỉ rõ mối quan hệ giữa các bộ phần có liên quan trong hoạt động tín dụng, theo đó có sự liên quan của 4 bộ phận:
.
  • Bộ phận kinh doanh: Gồm CV QHKH và TP/PP kinh doanh
  • Bộ phận Thẩm định: Gồm CV Thẩm định và TP/PP Thẩm định
  • Đơn vị phê duyệt: Gồm GĐ/PGĐ Chi nhánh
  • Bộ phận Hỗ trợ: Gồm CV Hỗ trợ tín dụng & TP/PP Hỗ trợ

Thực tế, có 3 mô hình cấp tín dụng cơ bản, các bạn nên tìm hiểu qua các bài viết tiếp theo. Tuy nhiên, để đơn giản, chúng ta đi phân tích 1 mô hình Tổng quan nhất, gọi là Mô hình cấp tín dụng Phân tán.
.
Mô hình cấp tín dụng Phân tán được thực hiện như sau:
.
  • Tại bộ phận kinh doanh:
    • B1: CVQHKH đánh giá thực tế khách hàng, thu nhập hồ sơ KH & hoàn thành Báo cáo Đề xuất tín dụng
    • B2: Trình ký cấp Kiểm soát là TP/PP kinh doanh
  • Tại bộ phận Thẩm định:
    • B3: CV Thẩm định đánh giá lại hồ sơ KH
  • Tại phòng cấp Phê duyệt:
    • B4: GĐ/PGĐ Chi nhánh phê duyệt hồ sơ
  • Tại bộ phận Hỗ trợ
    • B5: CV Hỗ trợ tín dụng tiến hành soạn hồ sơ
    • B6: Ký Khách hàng và giải ngân
    • B7: Chăm sóc sau giải ngân: Nhắc nợ/Thu nợ
.
2/ Công việc cụ thể của một Chuyên viên Hỗ trợ tín dụng là gì?
.
Với mô hình cấp tín dụng trên, phần nào chúng ta đã nắm được mối quan hệ giữa các  bộ phận. Hiện nay, tại các Ngân hàng đều có mô tả khá kỹ về yêu cầu công việc đối với CVHTTD, tuy nhiên về cơ bản, công việc cụ thể của CV Hỗ trợ tín dụng được bóc tách thành 2 phần (Trước Giải ngân & Sau giải ngân), cụ thể như sau:
.
TRƯỚC GIẢI NGÂN

2.1. Đầu mối tiếp nhận kiểm tra hồ sơ, luân chuyển hồ sơ
  • Tiếp nhận đầy đủ hồ sơ tín dụng sau khi hồ sơ của khách hàng đã có văn bản phê duyệt tín dụng (hoặc VB đồng ý cho vay) từ CVQHKH.
  • Kiểm soát tính tuân thủ, tính hợp lệ, tính đầy đủ của bộ hồ sơ tín dụng theo đúng các qui định hiện hành của pháp luật và các qui định của Ngân hàng Nhà nước cũng như các qui định nội bộ của Ngân hàng, phản hồi tình trạng thiếu đủ danh mục hồ sơ/hợp đồng lấy số hồ sơ/ hợp đồng.
  • Phối hợp cùng CVQHKH trong việc bổ sung, hoàn thiện các chứng từ thiếu (CVQHKH chịu trách nhiệm chính).
  • Luân chuyển hồ sơ (đối với mô hình cấp tín dụng Tập trung): Scan hồ sơ tín dụng bản chính gửi yêu cầu lên hệ thống đề nghị các bộ phận như Trung tâm Hỗ trợ tín dụng/ Trung tâm tài trợ thương mại.. thực hiện Soạn thảo hoặc Kiểm soát Hợp đồng tín dụng, Hợp đồng thế chấp … để hoàn thiện nhập kho tài sản bảo đảm, mở hạn mức/giải ngân/phát hành bảo lãnh/LC/Chiết khấu.
  • Chịu trách nhiệm đảm bảo tính chính xác giữa bộ hồ sơ scan gửi cho Trung tâm Hỗ trợ tín dụng/ Trung tâm tài trợ thương mại và hồ sơ gốc lưu tại chi nhánh
2.2. Thực hiện các thủ tục hoàn thiện hồ sơ cấp tín dụng:
  • .Soạn thảo, chịu trách nhiệm về tính rõ ràng, đầy đủ, xác thực, hợp lệ, hợp pháp của bộ hồ sơ giải ngân. Thực tế, CV HTTD cần phải soạn thảo các loại giấy tờ như sau trong 1 bộ hồ sơ tín dụng, gồm:
    • Hồ sơ tín dụng: Hợp đồng tín dụng/Phụ lục Hợp đồng tín dụng, Khế ước nhận nợ; Đề nghị giải ngân, Ủy nhiệm chi/Giấy lĩnh tiền mặt/Giấy lĩnh tiền mặt 3 bên.. (với các hình thức khác như Bảo lãnh, L/C, chiết khấu có các giấy tờ tương đương…)
    • Hồ sơ tài sản: Hợp đồng thế chấp/Phụ lục hợp đồng thế chấp, Biên bản định giá tài sản bảo đảm, Đơn đăng ký giao dịch bảo đảm..
  • Là đại diện của Ngân hàng trình ký các chứng từ tín dụng với Khách hàng tại trụ sở của Ngân hàng hoặc phòng Công chứng
  • Thực hiện các thủ tục liên quan đến tài sản đảm bảo theo đúng qui định hiện hành của
    pháp luật (Đi đăng ký giao dịch bảo đảm tại VP Đất đai đối với BĐS hoặc Đăng ký online với Ô tô..)
  • Theo dõi, phối hợp CVQHKH  hoàn thiện chứng từ còn thiếu.
.
SAU GIẢI NGÂN
.
2.3. Theo dõi khoản vay/bảo lãnh/L/C… đến hạn thanh toán/tất toán và thông tin cho CVQHKH , điều chỉnh kỳ hạn trả nợ sau khi có phê duyệt, điều chỉnh lãi suất trên hệ thống.
.
  • Nhập và quản lý dữ liệu các khoản vay trên hệ thống phần mềm
  • Tiếp nhận/thực hiện sao kê danh sách khách hàng đến hạn thanh toán/tất toán khoản cấp tín dụng, gửi thông tin tới CVQHKH
  • Soạn thảo, gửi đề nghị hạch toán thu nợ: gốc, lãi, phí (nếu có), điều chỉnh kỳ hạn/số tiền thanh toán theo nội dung phê duyệt
  • Điều chỉnh lãi suất khi đến hạn/hoặc phê duyệt điều chỉnh lãi suất của cấp phê duyệt…và các nghiệp vụ phát sinh khác
  • Tiếp nhận từ các đơn vị chức năng, gửi danh sách đến hạn thực hiện kiểm tra tuân thủ điều kiện tín dụng khách hàng, phối hợp CVQHKH hoàn thiện hồ sơ theo quy định.
  • Thực hiện thủ tục tất toán/xóa chấp/bàn giao hồ sơ TSBĐ cho khách hàng tất toán khoản vay
.
2.4. Quản lý và thực hiện các loại báo cáo:
.
  • Thực hiện các báo cáo liên quan đến tín dụng: báo cáo quá hạn và trích lập dự phòng, báo cáo dư nợ, bảo lãnh, tài sản đảm bảo, lãi suất; báo cáo kiểm kê hồ sơ tín dụng và TSĐB…hoặc các báo cáo tín dụng khác theo yêu cầu. (Rất nhiều thể loại báo cáo đúng không?)
  • Tham gia hoàn thiện các quy trình nội bộ, các dự án nhằm tăng chất lượng phục vụ tại các cụm hỗ trợ tín dụng. Chủ động đề xuất cac ý kiến để điều chỉnh, sửa đổi quy trình nhằm tăng cường năng suất và chất lượng dịch vụ tại cụm hỗ trợ tín dụng.
.
2.5. Lưu trữ hồ sơ, chứng từ theo quy định
.
Quản lý, sắp sếp, bảo mật và lưu trữ tòan bộ hồ sơ khách hàng. Lưu giữ và quản lý hồ sơ tín dụng, thực hiện các thủ tục xuất nhập và quản lý tài sản đảm
bảo theo đúng qui trình của Ngân hàng;
.
2.6. Hỗ trợ cung cấp thông tin, hồ sơ theo yêu cầu đối với Kiểm toán, phòng ban giám sát tín dụng…
.
Thực tế, đối với 1 vài Ngân hàng, bên cạnh 6 mảng công việc trên, CV HTTD còn thực hiện thêm 2 nhiệm vụ cơ bản nữa là:
.
  • Tham gia thẩm định và định giá/ định giá lại tài sản đảm bảo: Nghiệp vụ này là công việc của CV HTTD tại các ngân hàng như Lienviet Post Bank, PGBank… Về cơ bản, các Ngân hàng thương mại khác sẽ phân giao cho CVQHKH, CV Thẩm định hoặc Đơn vị định giá độc lập bên ngoài phụ trách về việc định giá:
  • Bán chéo sản phẩm: Với nhiều Ngân hàng, để đẩy mạnh phát triển kinh doanh, tăng trường KH mới, Ngân hàng giao thêm chỉ tiêu Bán chéo cho các CV HTTD. Được hiểu theo định kỳ hàng tháng, mỗi CV HTTD phải giới thiệu thêm bao nhiêu KH tiền gửi, bao nhiêu hồ sơ vay vốn cho CV QHKH. Dù chỉ mang tính chất giới thiệu, nhưng cũng là áp lực không hề nhỏ với CV HTTD.

3/ Các nghiệp vụ cần nắm vững
.
Với tính chất tên gọi bắt nguồn từ cái tên “Hỗ trợ hoạt động phát triển Tín dụng – Hỗ trợ tín dụng”, hiển nhiên CV HTTD phải là không chỉ biết nhiều, mà còn nắm vững các kiến thức nghiệp vụ có liên quan đến hoạt động Cấp tín dụng & những vấn đề ngoài lề.
.
Tựu chung loại, có thể tóm gọn 4 loại nghiệp vụ căn bản mà 1 CV HTTD cần phải nắm bắt được, như sau:
.
3.1.  Nghiệp vụ Tín dụng:
.
Các kiến thức về cấp tín dụng thường nhiều, đa dạng. Tuy nhiên, về cơ bản, CV HTTD cần nắm được các kiến thức tổng quan về nghiệp vụ tín dụng như sau:
.
  • Hình thức cấp tín dụng: Cho vay, Bảo lãnh, Chiết khấu, Bao thanh toán…
  • Loại hình cho vay: Cho vay ngắn hạn, trung dài hạn
  • Phương thức cho vay: Cho vay từng lần, hạn mức tín dụng, thấu chi, hợp vốn..
  • Đối tượng cấp tín dụng/ Hạn chế/Không:
  • Giới hạn cấp tín dụng
  • Bảo lãnh
  • Phương thức TTQT: Nhờ thu, L/C
  • Phương tiện TTQT: Hối phiếu, Séc
  • Quy trình cấp tín dụng cơ bản: Gồm 3 loại Quy trình (Phân tán, Tập trung, Khác biệt) – sẽ được mô tả kỹ lưỡng trong các bài viết sau
  • Quy trình Hỗ trợ tín dụng: Nắm bắt được luồng tác nghiệp nội bộ

3.2. Nghiệp vụ TSBĐ
  • Đánh giá yếu tố pháp lý, tính sở hữu tài sản bảo đảm, tính hợp pháp của tài sản:
  • Đánh giá tính phù hợp với Khẩu vị Ngân hàng
  • Quy trình Đăng ký giao dịch bảo đảm
.
3.3. Nghiệp vụ hạch toán kế toán
  • Kiến thức cơ bản về Kế toán Ngân hàng
.
3.4. Nghiệp vụ cơ bản theo quy định trong các VB pháp luật
.
Thực tế, CV HTTD là người nắm chắc về Luật – và thường là người tư vấn về Luật cho CV QHKH. Về Luật, có 2 mảng kiến thức về Luật mà 1 CV HTTD cần phải nắm được, bao gồm:
.
  • Mảng thứ nhất: Chính là các kiến thức về pháp luật Chung như Luật Doanh nghiệp, Luật Kinh doanh Bất động sản, Luật Nhà ở, Luật hôn nhân gia đình, Luật thừa kế… cũng như các VB pháp luật khác có liên quan.
  • Mảng thứ hai: Chính là nhóm các VB pháp luật trực tiếp điều chỉnh hoạt động của Ngân hàng, ở đây liên quan chính đến công việc phát triển hoạt động Tín dụng gồm:
    • Luật các tổ chức tín dụng số 47/2010: VB quan trọng nhất điều chỉnh hoạt động cấp tín dụng
    • Quy chế cho vay 1627 + VB điều chỉnh 783 và 127: Điều chỉnh hoạt động cho vay
    • TT02 và TT09 quy định về Phân loại nợ và trích lập Dự phòng rủi ro
    • NĐ83/2010 quy định về Đăng ký giao dịch bảo đảm
    • TT36/2014 và TT06 sửa đổi quy định các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của TCTD.
    • TT07/2015 quy định về Bảo lãnh Ngân hàng
  • Luật các công cụ chuyển nhượng số 49/2005 quy định về các Công cụ chuyển nhượng
  • Thông tư 04/2013 quy định Chiết khấu Công cụ chuyển nhượng
.
4/ Cơ hội của nghề Hỗ trợ tín dụng
.
Với vị trí CV HTTD, bài toán Cơ hội được thể hiện qua 5 yếu tố:
.
  • Thứ 1, Các bạn sẽ Được làm việc tại môi trường tốt, năng động, trẻ trung: Như đã phân tích với các vị trí QHKH và GDV, môi trường Ngân hàng nói chung và vị trí HTTD nói riêng thường xuyên được tương tác và làm việc với những người trẻ, năng động, tính tương tác cao. Do tính chất công việc đòi hỏi tính cởi mở, vì thế cho phép nhân viên được khuyến khích phát triển, sáng tạo, xây dựng, đóng góp ý kiến. Bên cạnh đó, tính minh bạch cao cũng là điểm thu hút các bạn trẻ bước vào môi trường Ngân hàng.
  • Thứ 2, Thu nhập khá tốt so với mặt bằng chung: Hầu hết các ngân hàng đều có lương và thưởng khá tốt so với các doanh nghiệp bên ngoài. Tất nhiên, các công việc liên quan đến Back-office thường nhận lương và thưởng kinh doanh thấp hơn so với các vị trí trực tiếp bán hàng. Tuy nhiên, sự chênh lệch không quá nhiều.
  • Thứ 3, Công việc ổn định: Tính chất các công việc Back-office thường có tính ổn định, gắn bó cao. Công việc có sự tuân thủ, theo hướng lặp đi lặp lại tuân theo quy trình đã ban hành.
  • Thứ 4, Cơ hội thăng tiến: Đặc biệt rõ rệt tại các Ngân hàng TMCP quy mô vừa & trung bình tại Việt Nam. Theo đó, các Ngân hàng trên ưu tiên trao cơ hội, bổ nhiệm cho những người trẻ tuổi, năng động, quyết liệt trong công việc. Được hiểu, nếu bạn hoàn thành tốt công việc được giao, team-work tốt, hoạt động Đoàn thể ngoại giao khá, cơ hội thăng tiến của bạn tương đối rõ rệt.
  • Thứ 5, Khả năng tư duy, tổng hợp vấn đề: Như đã phân tích phía trên, CV HTTD là người nắm vững rất nhiều kiến thức, văn bản về pháp luật, quy trình. Công việc này đòi hỏi những người làm việc cần phải tư duy chắc chắn trên nền tảng kiến thức rộng, tổng hợp nhiều vấn đề để đưa ra phương án tư vấn giải quyết. Vì vậy, khả năng tư duy, tổng hợp vấn đề sẽ được cải thiện rõ ràng, bạn hoàn toàn có thể nhận ra sau những năm làm việc đầu tiên.

5/ Áp lực của vị trí Hỗ trợ tín dụng.
.
Về cơ bản, bên cạnh Cơ hội, CV HTTD cũng luôn phải chịu những áp lực công việc sau:
.
  • Thứ 1, Áp lực về thời gian & độ chính xác:
    • CV HTTD thực hiện xử lý công việc ngay từ khi nhận được hồ sơ và đề xuất từ phía CV QHKH. Bài toán đặt ra là phải làm nhanh chóng, soạn thảo ký kết hồ sơ trong thời gian ngắn, hoàn thiện các thủ tục ký tá, đăng ký giao dịch bảo đảm, nhập kho để sớm giải ngân, kịp tiến độ theo yêu cầu của các KH khó tính. Bên cạnh đó, các Ngân hàng hiện tại đều ban hành bộ chỉ tiêu giám sát thực hiện công việc (SLA), theo đó từng bước thực hiện công việc của CVHTTD sẽ được quản lý, phân định rõ theo từng khoảng thời gian cụ thể (Ví dụ: Thời gian từ lúc nhận đủ hồ sơ đến lúc soạn xong các văn kiện tín dụng chậm nhất sau 3h làm việc, nếu quá 3h làm việc mà công việc chưa được xử lý xong, CV HTTD sẽ bị phạt hoặc trừ điểm đánh giá)
    • Chính vì áp lực từ phía Khách hàng, từ phía CV QHKH, từ phía bộ chỉ tiêu SLA, nên không tránh khỏi phát sinh những sai sót. Nếu nảy sinh sai sót, ảnh hưởng từ sai sót này sẽ rất lớn (Ví dụ soạn sai số tiền vay vốn trong HĐTD, thay vì 100 triệu, soạn nhầm thành 1 tỷ)
    • Bài toán luôn luôn phải cố gắng Thực hiện Nhanh & Chính xác.
.
  • Thứ 2, Áp lực về trách nhiệm công việc:
    • Trường hợp CV HTTD không thực hiện đúng quy trình, chưa thực hiện đúng & đủ các quy định của Ngân hàng và pháp luật sẽ gây ra những sai sót rất nghiêm trọng trong việc cấp tín dụng của khách hàng. Khi phát sinh rủi ro, CV HTTD sẽ là người phải chịu trách nhiệm với những lỗi lầm của mình.
.
  • Thứ 3, Cường độ công việc: Tương tự với vị trí GDV, CV HTTD tại các Ngân hàng thường làm sớm – về muộn, đến cơ quan lúc 7g45 sáng và rời khỏi văn phòng sớm nhất là 19h tối. Ngoài ra, việc đi làm vào sáng thứ 7 cũng hoàn toàn bình thường. Với tần suất công việc tương đối áp lực phía trên, nhất là đối với các bạn nữ, các bạn phải đối mặt thêm 1 áp lực khá lớn, đó là Áp lực về “Ế”. Theo đó, độ tuổi lập gia đình theo số liệu thống kê không chính thức dao động từ 27 – 30 tuổi, thậm chí ngoài 30 tuổi. Thực tế chỉ ra rằng cường độ công việc cao khiến nhiều HTTD nữ ngại “yêu” – ngại lập gia đình sớm!
.
  • Thứ 4, Áp lực về doanh số (tùy thuộc vào Ngân hàng theo từng thời điểm): Với nhiều Ngân hàng, trong giai đoạn cao điểm cần tăng trưởng nóng, các Ngân hàng thường giao thêm các chỉ tiêu bán chéo khách hàng cho các CV HTTD. Theo đó, định kỳ hàng tháng, CV HTTD sẽ phải giới thiệu thêm các KH gửi tiền tiết kiệm, mở thẻ tín dụng, phát sinh vay vốn… cho các CV QHKH xử lý. Mặc dù không phải xử lý trực tiếp, tuy nhiên áp lực giới thiệu KH tiềm năng cũng không hề dễ chịu chút nào.
.
6/ Lộ trình thăng tiến
.
Lộ trình thăng tiến của HTTD được mô tả cơ bản theo số năm kinh nghiệm làm việc, với điều kiện hoàn thành được chỉ tiêu đề ra tại các kỳ đánh giá.
  • Từ 0 – 2 năm đầu tiên: CV HTTD
  • Từ 2 – 4 năm: Kiểm soát
  • Từ 4 – 6 năm: Trưởng/phó phòng Hỗ trợ tín dụng tại Chi nhánh
  • Từ 6 – 8 năm: Phó giám đốc Vận hành Chi nhánh
  • Từ 8 -10 năm: Giám đốc chi nhánh
  • > 10 năm: Các vị trí khác tại Hội Sở
.
Thực tế, trong quá trình công tác, CV HTTD có sự điều chuyển sang các vị trí như CVQHKH, CV Thanh toán quốc tế, CV Kế toán, CV Kiểm soát tuân thủ/Kiểm soát nội bộ… Tùy thuộc vào định hướng của mỗi cá nhân..
.
7/ Điều kiện trở thành CV HTTD
.
CV HTTD là người kiểm soát và rào chắn các rủi ro tín dụng từ hồ sơ mà CV QHKH cung cấp. Chính vì vậy, để trở thành CV HTTD, cần có 1 vài điều kiện đặc thù như sau:
.
7.1. Kỹ năng
  • Kỹ năng làm việc nhóm & độc lập tốt.
  • Kỹ năng quản lý, lưu trữ hồ sơ
  • Kỹ năng soạn thảo, tin học văn phòng: Đối với vị trí HTTD, đòi hỏi khả năng tin học phải thành thạo, chắc chắn (Bạn hoàn toàn có thể bị test về khả năng đánh máy bao nhiêu từ/phút..), cách trình bày văn bản trên Word/Excel/Powerpoint, cũng như các  lệnh, phím tắt thao tác của Office.
Tổng quan lại, kỹ năng soạn thảo văn bản cần chú ý:
  • Nắm vững Phần mềm: Microsoft Office 2003, 2007, 2010
  • Công việc: Soạn thảo văn bản, tính toán dữ liệu, báo cáo, hạch toán
  • Thao tác thành thạo trên nền tảng Windows XP, Windows 7, Windows 10 (không dùng OSX với các dòng MacBook)

7.2. Phẩm chất
  • Ngoại hình: Vị trí HTTD không yêu cầu quá khắt khe về ngoại hình của ứng viên. Các bạn Nam/Nữ không đủ chiều cao tối thiểu là 1m65 với Nam & 1m58 với Nữ hoàn toàn có thể ứng tuyển. Tuy nhiên, do tính chất tác nghiệp nội bộ & 1 phần với khách hàng, nên Ngân hàng ưu tiên các bạn có ngoại hình sáng, hoặc có ý thức và biết cách trang điểm hợp lý.
  • Trung thực, cẩn thận, tỉ mỉ: Vị trí này phù hợp dành cho những bạn hơi nhút nhát, ít năng động một chút hoặc không đủ chiều cao để làm GDV, QHKH nhưng lại thích nghiệp vụ tín dụng.
  • Thích những công việc ít đi lại
  • Thái độ cầu thị trong công việc

7.3. Kiến thức Nghiệp vụ
  • Nắm bắt nền tảng cơ bản về Kế toán, Tín dụng, Am hiểu về pháp luật
  • Kiến thức về Ngân hàng: sản phẩm dịch vụ ngân hàng, sản phẩm bán chéo, Văn bản nghiệp vụ liên quan..
  • Trình độ: Tốt nghiệp Đại học trở lên chuyên ngành Kinh tế; Quản trị Kinh doanh; Tài chính/Ngân hàng, Đầu tư… Các bạn học các chuyên ngành về Luật đều có thể thi được.
  • Kinh nghiệm: Thông thường, trong các tin đăng tuyển, các Ngân hàng thường ưu tiên những người có Tối thiểu 01 năm làm việc trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, thường là những CVQHKH chuyển sang. Tuy nhiên thực tế, rất nhiều sinh viên mới ra trường vẫn hoàn toàn thi tuyển được các bạn nhé, nếu nắm chắc các kiến thức nền đã nói phía trên.
.
Như vậy, với những điều kiện trên, chúng ta có thể tự đánh giá HTTD sẽ không hợp với những cá nhân có những đặc điểm cơ bản như:
.
  • Không thích hợp với sự tỉ mẩn, kỹ lưỡng.
  • Không muốn làm những công việc chỉ ngồi 1 chỗ
  • Hoặc những cá nhân có cá tính mạnh, thích sự thay đổi, bay nhảy
  •                                 TÀI LIỆU HỖ TRỢ TỪ GIANGBLOG:
    Tuyển tập đề thi vào ngân hàng : tại đây
    Cẩm nang thi tuyển vào ngân hàng 2016 ( Dành cho tín dụng): tại đây
.
- - 0 bình luận
CHUYÊN MỤC
  • Google Comment (0)
  • Facebook Comment ()
  • Emotion
  • Một số lưu ý khi bình luận

    Mọi bình luận sai nội quy sẽ bị xóa mà không cần báo trước

    Bấm Thông báo cho tôi bên dưới khung bình luận để nhận thông báo khi admin trả lời

    Để được tư vấn về thi tuyển ngân hàng, hãy để lại kèm số điện thoại và/hoặc email của bạn nhé!

  • :))
    :((
    :D
    :(
    :)
    :-)
    ;)
    =))
    :p
    =.=
    ==
    ^_^
    /=he
    :*
    /=r
    /=l
    :v
    /=ok
    /=clap
    (y)
    (yy)
    /=hi
    /=j
    /=hup
    /=hd
    /=hl
    /=hr
    /=s
    <3