Popular Posts

Lời đầu tiên GiangBLOG xin chúc mừng các bạn đã vượt qua vòng thi viết (với Giao dịch viên), vượt qua vòng phỏng vấn lần 1 (với Tín dụng, Thẩm định). Chỉ còn 1 vòng phỏng vấn cuối cùng - Vòng phỏng vấn quyết định trước khi gia nhập mái nhà Vietinbank






Còn rất nhiều nhiều nữa, những chia sẻ như trên bằng nhiều hình thức nhắn tin, điện thoại,.... có bạn còn gửi cả thùng quà quê đến nhà làm mình ngại quá! ^^

Trong bài viết này, Giang sẽ mô tả cách thức PV tại Vietinbank lần 2. 
Lưu ý: Đây là phỏng đoán, không phải thông báo rằng sẽ diễn ra như thế!

Phỏng vấn lần 2 của Vietinbank chắc chắn sẽ quan trọng hơn, có các trưởng/phó phòng phỏng vấn bạn là điều chắc chắn. Vậy nên bạn hãy lưu ý những điều sau:


I. VỀ TRANG PHỤC PHỎNG VẤN
- Quần áo công sở: Áo sáng màu, quần tối màu, không đi tất trắng. Có thể lấy đồng phục của Vietinbank làm ví dụ:
- Nếu có đồng hồ thì nên đeo (tỏ ra mình là người nghiêm chỉnh giờ giấc)
- Áo không được nhăn (nên là kỹ trước khi mặc)
- Ngủ sớm (tầm 11h), đến sớm trước 15ph khi phỏng vấn.

II. THÁI ĐỘ PHỎNG VẤN
- Có thái độ cầu thị, lễ phép, tôn trọng
- NTD mong muốn tìm 1 ứng viên CÓ KHẢ NĂNG LÀM ĐƯỢC VIỆC NGAY, hiểu về VỊ TRÍ ỨNG TUYỂN, hiểu về CÔNG VIỆC MÌNH SẼ LÀM.
--> Hãy tìm hiểu kỹ về Công việc bạn ứng tuyển, mô tả, yêu cầu. Tìm hiểu về Vietinbank thông qua báo cáo thường niên và các thông tin trên mạng trong 6 tháng gần nhất.
- Chuẩn bị kế hoạch hành động của bản thân trong 1-3 năm.
- Xin chào, xin mời khi được ngồi PV. Cảm ơn NTD trước mỗi câu hỏi PV. Bắt tay chào khi ra về là những cử chỉ nên làm.

III. CÂU HỎI PHỎNG VẤN

Trong tay các bạn đã cuốn "Cẩm nang thi tuyển - phỏng vấn Vietinbank 2015". Hãy sử dụng nó kèm với những lời tư vấn sau:

Phần phỏng vấn của bạn gồm 3 phần chính:
Phần 1: Phỏng vấn về bản thân/định hướng nghề nghiệp

14 câu hỏi PV cơ bản bạn phải chuẩn bị và viết ra trước mọi đợt PV nào!
  1. Hãy giới thiệu đôi điều về bạn
  2. Điểm mạnh nhất của bạn là gì?
  3. Điểm yếu nhất của bạn là gì? (Khi nói về điểm yếu thì đừng nên nói chung chung, hoặc lờ đi những điểm yếu mà NTD có thể thấy, hãy nói ra kèm giải thích em đang khắc phục nó như thế nào!)
  4. Vì sao bạn chọn vị trí này?
  5. Tại sao bạn lại muốn ứng tuyển vào Vietinbank?
  6. Bạn đã biết gì về môi trường làm việc ở đây?
  7. Bạn đã biết gì về vị trí công việc này chưa?
  8. Theo bạn công việc này đòi hỏi những kỹ năng/ tố chất gì?
  9. Bạn mong đợi điều gì ở vị trí ứng tuyển này?
  10. Bạn có sẵn sàng làm ngoài giờ không?
  11. Bạn có sẵn sàng đi công tác xa gia đình không?
  12. Bạn yêu cầu mức lương như thế nào thì sẽ chấp nhận làm việc?
  13. Ngoài xin việc ở đây bạn còn đang nộp hồ sơ ở những nơi nào? 
  14. Bạn có câu hỏi nào cho chúng tôi không?
Phần 2: Phỏng vấn nghiệp vụ
Với Giao dịch viên: 
Ôn kiến thức Sản phẩm của Vietinbank (3 SP huy động, 3 SP cho vay, so sánh với 1 số ngân hàng khác như BIDV, VCB...)
Kiến thức về Kỹ năng bán hàng, kỹ năng giao tiếp KH, kỹ năng xử lý tình huống...
Các quy định pháp luật như file dưới (Đã chia sẻ trên "Tài liệu update 2015")
-         Kiến thức chung:
§  Kiến thức chung về giao tiếp, đàm phán với khách hàng
§  Kiến thức chung về trình bày, thuyết trình
§  Kiến thức chung về Marketing, Marketing ngân hàng
§  Kiến thức chung về kinh tế, tài chính, ngân hàng, văn hoá, xã hội…
-         Kiến thức Nghiệp vụ:
§  Kiến thức về các sản phẩm/dịch vụ mà Vietinbank cung cấp:
o   Các sản phẩm chuyển tiền, gửi tiền của Vietinbank (TK tiền gửi; thẻ ATM…)
o   Các sản phẩm huy động (Cho KHCN & KHDN; ngắn – trung – dài hạn; kỳ hạn – không kỳ hạn; ngoại tệ – nội tệ)
o   Các sản phẩm cho vay (Thẻ tín dụng; cho vay cầm cố STK…)
-  Kiến thức chung về Tỷ giá, lạm phát, cung – cầu về hàng hoá, cung – cầu về tiền tệ


Với Tín dụng/Thẩm định bán lẻ:
- Ôn đặc biệt kỹ phần Kế toán doanh nghiệp. Riêng Thẩm định bán lẻ ôn thêm kỹ phần Tài trợ dự án. VD: Hỏi là Dự án có NPV = 0, hoặc NPV rất nhỏ thì có nên cho vay không? Vì sao?
-       Kiến thức Luật: Các văn bản pháp luật liên quan đến hoạt động tín dụng và bảo đảm tiền vay.
-      Kiến thức Nghiệp vụ:
§  Phân tích tài chính doanh nghiệp:
o   Phân tích bảng CĐKT, BCTN, LCTT; Công thức tính các chỉ số (Nhóm chỉ số phản ánh khả năng thanh toán, nhóm chỉ số phản ánh tình hình hoạt động, nhóm hiệu quả, nhóm bảo đảm nguồn…)
o   Kết  cấu bảng cân đối kế toán: Tài sản và nguồn vốn (chi tiết các khoản mục bên tài sản và bên nguồn vốn). Mối liên hệ giữa các loại báo cáo trong bộ BCTC.
o   Kiến thức về các tài khoản kế toán thông dụng: Hàng tồn kho, Khoản phải thu, Khoản phải trả, Doanh thu, Giá vốn hàng bán…
§  Các mô hình phân tích: PEST, PESTEL, SWOT, CAMEL, CAMPARI, 5C/6C.
§  Phân tích các chỉ tiêu định tính: ngành, cơ cấu ngành, sản phẩm/dịch vụ, tỷ lệ lạm phát, tỷ giá, lãi suất, sức mua, cung – cầu về hàng hoá, cung – cầu về tiền tệ, thuế.
§  Các phương pháp tính lãi suất: Lãi đơn, lãi kép, lãi gộp (add-on)
§  Công thức tính giá trái phiếu
§  Thẩm định dự án đầu tư:
o   Nắm được công thức tính NPV (Theo 2 quan điểm Tổng đầu tư & Vốn chủ SH), IRR, PP (có chiết khấu & không có chiết khấu);
o   Ưu nhược điểm của NPV, IRR
§  Kiến thức về Thanh toán quốc tế:
o   Quy trình thanh toán nhập khẩu / xuất khẩu?
o   Các phương thức TTQT: L/C, D/C, TT, ghi sổ, mua bán đối lưu…
o   Các nhóm điều kiện giao hàng (Nhóm E, F, C, D).
§  Thẩm định TSBĐ: Bất động sản & Động sản
o   Khi nhận TSBĐ (BĐS/ ĐS) cần chú ý những nội dung nào? Thế chấp là gì? Cầm cố là gì? Phân biệt?
-  Cho thuê tài chính là gì? Cho thuê hoạt động là gì? Phân biệt? Lợi ích của “Lá chắn thuế”?

Với Thanh toán quốc tế:
-          Kiến thức Luật:
§  Kiến thức về Hợp đồng thương mại quốc tế và Incorterm 2010, UCP 600, ISBP 681, ICC 2007;
§  Kiến thức các văn bản pháp lý quốc tế trong thanh toán quốc tế;
-         Kiến thức Nghiệp vụ:
§  Kiến thức chung về kinh tế, tài chính, ngân hàng, thực trạng xuất nhập khẩu hàng hoá tại Việt Nam;
§  Kiến thức về các chứng từ: Hối phiếu, Lệnh phiếu, Séc, Giấy chuyển tiền, Thẻ ngân hàng;
§  Kiến thức chung về TTQT, cán cân TTQT, tỷ giá hối đoái;
§  Phương thức Ghi sổ (Open Account);
§  Phương thức thanh toán Chuyển tiền (T/T), Nhờ thu (D/P; D/A); loại Nhờ thu nào hay dùng nhất? Vì sao?
§  Phương thức thanh toán Tín dụng chứng từ (L/C), các loại L/C, loại L/C nào hay dùng nhất tại Việt Nam? Vì sao?
§  So sánh L/C với Nhờ thu, Bảo lãnh và Factoring.
-   Chứng từ tài chính, chứng từ thương mại, cách kiểm tra và xử lý bộ chứng từ.

Phần 3: Đọc/Dịch tiếng Anh
Ứng viên sau khi PV miệng xong sẽ ra bốc 1 bài đọc tiếng Anh (tầm 1/2 trang A4, bạn có 15 phút để dịch sang tiếng Việt).

GiangBLOG đã up lên "Tài liệu update 2015" 21 bài dịch chuyên ngành (Xem khung bôi đỏ dưới), do Giang cẩn thận dịch cho các bạn. Hãy tải về để tìm hiểu nhé!



----------------------------

GiangBLOG hân hạnh là 1 trong những Website cung cấp Tài liệu, kinh nghiệm ôn thi - phỏng vấn ngân hàng tốt nhất. Chúng tôi sẽ có thêm nhiều điều bất ngờ nữa gửi tặng các bạn trong tháng 4 này.
Cảm ơn các bạn đã ủng hộ và chia sẻ những bài viết của chúng tôi!

HOTLINE tư vấn - Mr.Giang - 098.939.0127
Mail: legiang127@gmail.com


- -
CHUYÊN MỤC
  • Google Comment (0)
  • Facebook Comment ()
  • Emotion
  • :))
    :((
    :D
    :(
    :)
    :-)
    ;)
    =))
    :p
    =.=
    ==
    ^_^
    /=he
    :*
    /=r
    /=l
    :v
    /=ok
    /=clap
    (y)
    (yy)
    /=hi
    /=j
    /=hup
    /=hd
    /=hl
    /=hr
    /=s
    <3