Popular Posts
Kết quả hình ảnh cho profit

Lợi nhuận là phần thưởng cho việc tạo ra giá trị

Lợi nhuận là một từ rất mắc cười. Nó đã trở nên đồng nghĩa với từ ‘bốc lột’. Tại sao chúng ta đã cho phép phe Cánh Tả lấy những từ như lợi nhuận, hoặc cộng đồng hay lòng nhân ái và tái định nghĩa nó thành những từ ngữ có mục đích chính trị cách xa với ý nghĩa đích thực của nó? Nếu chúng ta tin vào một chủ nghĩa tư bản đạo đức và phổ biến, chúng ta cần phải tái chiếm lại những từ ngữ đó và đem nó lại với ý nghĩa gốc của nó. Hãy bắt đầu với từ ‘lợi nhuận.’
Câu chuyện nó như thế này. Một công ty đã kiếm được lợi nhuận bằng tiền của người khác. Vì một doanh nghiệp đã kiếm được lợi nhuận bằng tiền của người khác, người đó đã bị bốc lột. Vì vậy, theo suy nghĩ đó, lợi nhuận là vô đạo đức.
Thời điểm đã đến để thách thức những giả định của lập luận trên. Lợi nhuận là một khái niệm vô cùng đạo đức, vì nếu không có lợi nhuận chúng ta sẽ chịu khổ, không phải vì sự bốc lột, mà vì từ sự sai lầm trong việc phân phối tài nguyên, một sự thất bại trong việc cung cấp hàng hóa và dịch vụ mà nền kinh tế cần, sự thất thu trong tiền thuế, sự suy giảm trong việc làm và sự bất khả năng trong việc cung cấp những yêu cầu của xã hội cho dù bằng phương pháp tư nhân hay chính phủ.
Vì vậy, sau đây là năm lý do đạo đức của lợi nhuận.

1 – Lợi nhuận là phần thưởng cho việc đầu tư vốn và chấp nhận rủi ro

Lợi nhuận là giá thặng dư được tạo ra bởi các cá nhân (hoặc những tổ chức của những cá nhân) đưa vốn của mình vào rủi ro. Đó là cái giá phải trả cho rủi ro. Vì vậy cho nên lợi nhuận cũng là phần thưởng cho sự sáng tạo và các ý tưởng – những lý do để các doanh nhân chấp nhận rủi ro. Vì sao điều đó lại quan trọng? Nếu không có phần thưởng cho việc mạo hiểm và sáng tạo thì chúng ta sẽ không thể phát triển nền kinh tế được, không thể cung cấp những nhu cầu của con người hoặc không thể tạo ra sự thịnh vượng cần thiết cho hạnh phúc.

2 – Lợi nhuận chứng minh rằng nền kinh tế (kinh doanh) không phải là một trò chơi con số không

Lợi nhuận không phải là bốc lột. Đương nhiên, bốc lột không phải là điều tốt và thặng dư kinh tế có thể đến từ những hành vi vô đạo đức, nhưng đó là một vấn đề khác. Vấn đề đó là sự bốc lột, thay vì lợi luận. Lợi nhuận thường đến từ những giao dịch mà hai bên đều có lợi. Phe Cánh Tả rất thích cái ý tưởng rằng nền kinh tế là một trò chơi tổng bằng không. Nếu một bên có được lợi nhuận, thì điều đó là vì người khác phải chịu lỗ – và một sự phẫn nộ đối với chủ nghĩa tư bản được dựng lên. Lợi nhuận thực chất đại diện cho sự xây dựng của thịnh vượng từ những giao dịch có lợi cho cả hai bên. Nếu sự thịnh vượng không được tạo ra thì sẽ không có đầu tư, không việc làm và không có cơ hội để làm việc thiện cho xã hội.

3 – Lợi nhuận chứng minh rằng các doanh nhân đang được chào đón
Doanh nhân là trọng tâm của nền kinh tế. Họ là những người thành lập và sáng tạo những ý tưởng mới, những thứ thu hút vốn đầu tư cần thiết. Nếu các doanh nhân không được chào đón, thì nền kinh tế sẽ trì trệ. Các doanh nhân cần phải được quyến rũ bởi lợi nhuận, để họ có động lực để biến những ý tưởng của mình thành sự thật vì lợi ích của tất cả mọi người. Một doanh nhân hiện diện không phải để bị vơ vét hay bốc lột mà vì lợi ích của nền kinh tế và xã hội nói chung.

4 – Lợi nhuận tạo ra đầu tư và việc làm

Một ý nghĩ được yêu chuộng bởi phe Cánh Tả là một khi lợi nhuận được tạo ra thì nó sẽ bị loại bỏ khỏi nền kinh tế để đi vào bàn tay của người giàu. Tuy nhiên, ngoài những phần thưởng đó, nếu không có lợi nhuận thì sẽ không không có phương pháp nào để đầu tư cho dù vào hàng hóa hay con người. Nói cách khác, nếu không có lợi nhuận, thì sẽ không có thị trường mới, không có sản xuất và không có việc làm mới. Thậm chí ở ngoài đời, chúng ta sẽ chứng kiến sự suy giảm trong tất cả. Rất nhiều doanh nhân thấy việc tạo ra việc làm, không phải là mục đích chính của một doanh nghiệp, mà là một trong những mục đích của việc kinh doanh.

5 – Lợi nhuận cung cấp phương tiện để thay đổi xã hội

Có thể đây là một điều sẽ gây tranh cãi. Có lẽ vì chúng ta không quan tâm tới việc biến đổi xã hội và chỉ quan tâm đến việc thỏa mãn bản thân. Nếu chúng ta tin vào lập luận đó thì chúng ta sẽ làm hư nền tảng đạo đức của lợi nhuận. Tôi rất hăng say trong việc không cho phe Cánh Tả cho rằng chỉ có họ và ý tưởng của họ mới thật sự quan tâm đến an sinh và biến đổi xã hội. Họ chẳng có lịch sử hay thuyết kinh tế nào ủng hộ họ cả. Lợi nhuận là một thặng dư. Để nói rằng lợi nhuận cung cấp lợi ích cho xã hội không đồng nghĩa với việc cho rằng những việc đó phải được và chỉ được thực hiện bởi chính phủ.
Đúng rằng chính phủ có một vai trò trong việc tạo ra sự thịnh vượng và lợi nhuận là một điều cần thiết để thành lập một hệ thống đánh thuế, câu hỏi là nên đánh thuế vào cái gì và bao nhiêu. Tuy nhiên, lợi nhuận cho phép các cá nhân làm điều đó thay cho chính phủ. Qua việc phân phối lợi nhuận qua các cá nhân bằng việc làm và đầu tư, lợi nhuận đóng vai trò gìn giữ phúc lợi cho các cá nhân và các hộ gia đình. Cũng tương tự, lợi nhuận cung cấp một phương tiện để làm từ thiện ở mọi cấp bậc từ việc đóng góp cá nhân cho đến một hội từ thiện địa phương cho đến những hoạt động từ thiện quy mô lớn.
Chợt nhiên, lợi nhuận đã không còn là một cái gì đó sâu xa nữa.
Có một câu chuyện để nói về lợi nhuận và những điều tốt mà lợi nhuận đã làm. Chúng ta có một trách nhiệm để trình bày và nói lên câu chuyện đó. Những gì chúng ta khám phá ra là lợi nhuận không chỉ có chức năng và mục đích mà chính khái niệm lợi nhuận là một nền tảng đạo đức
Đừng để cho phe Cánh Tả cướp đi lập luận của lợi nhuận vì lợi nhuận là một điều tốt, cao thương và đạo đức.



- -
CHUYÊN MỤC
  • Google Comment (0)
  • Facebook Comment ()
  • Emotion
  • :))
    :((
    :D
    :(
    :)
    :-)
    ;)
    =))
    :p
    =.=
    ==
    ^_^
    /=he
    :*
    /=r
    /=l
    :v
    /=ok
    /=clap
    (y)
    (yy)
    /=hi
    /=j
    /=hup
    /=hd
    /=hl
    /=hr
    /=s
    <3