Popular Posts
Với đặc thù công việc của Hỗ trợ tín dụng bạn cần biết:
– Làm báo cáo trên máy, nhắc nợ gốc lãi định kỳ; suốt ngày làm báo cáo và báo cáo…. –> Kỹ năng Word, Excel, Tin học PHẢI LÀ THÀNH THẠO (Giỏi)
– Kiểm soát hồ sơ tín dụng; hoàn thiện hồ sơ cho tín dụng (vì bạn sẽ nhận một bộ HS từ tín dụng về để lưu chứng từ, hoàn tất nhận tài sản và giải ngân….) –> Bạn phải biết:
(?) Hồ sơ tín dụng của khách hàng gồm những gì?
(?) Hồ sơ pháp lý của khách hàng cá nhân/ doanh nghiệp gồm những hồ sơ nào? Ý nghĩa của từng loại hồ sơ?
(?) Hồ sơ vay vốn của khách hàng cá nhân/doanh nghiệp gồm những hồ sơ nào?
VD: Ở câu hỏi này, nhà tuyển dụng thường hỏi cụ thể hơn vào 1 trường hợp cụ thể như: KH vay mua xe và nhận TS hình thành từ vốn vay thì HS vay vốn là gì?
(?) Hồ sơ tài chính của khách hàng cá nhân/ doanh nghiệp gồm những hồ sơ nào?

VD:
 Nhà tuyển dụng có thể hỏi cụ thể:
– Làm thế nào để chứng minh tài chính cho khách hàng là Cán bộ công chứng nhà nước? Vì họ sẽ không có Hợp đồng lao động. Vậy bạn sẽ yêu cầu hồ sơ gì thay thế? (Có Quyết định nhận vào làm; QĐ nâng lương; QĐ bổ nhiệm… là được rùi nhé!)
(?) Hồ sơ tài sản bảo đảm.
VD: TS là đất thì cần những hồ sơ nào?
Có những loại TS chủ yếu sau ở các ngân hàng:
– TS là Giấy tờ có giá: Hợp đồng tiền gửi; Sổ tiết kiệm; Cổ phiếu
– TS là Động sản: Phương tiện vận tải; Hàng hóa; Trang thiết bị;
– TS là Bất động sản: Nhà/Đất; Nhà xưởng; (Máy bay; Tàu biển cũng thuộc loại này nhưng thế chấp mấy cái này thì hiếm vô đối!)
Tùy loại tài sản như trên mà bạn có thể Search Google sẽ ra 1 List các danh mục TS cần của từng loại.
– Công việc của HTTD là nhận TS; đi thế chấp công chứng và đăng ký GDBĐ –> Bạn phải nắm được LUẬT LIÊN QUAN và TRÌNH TỰ THỰC HIỆN THẾ CHẤP và ĐĂNG KÝ GDBĐ
VD: Các Luật liên quan cần đọc sẽ là:
– Luật các Tổ chức tín dụng 2010
– Quy định về Giao dịch bảo đảm như:
  • Nghị định 163/2006/NĐ-CP Về giao dịch bảo đảm;
  • Nghị định 11/2012/NĐ-CP sửa đổi/bổ sung 1 số điều của Nghị đinh 163/2006
– Luật đất đai 2013
– Luật công chứng
– Luật dân sự
– Luật nhà ở
– Luật hôn nhân gia đình
– Luật khác liên quan đến Dự phòng rủi ro, trích lập DPRR, cơ cấu nợ như:
  • QĐ 493/2005 của NHNN về Phân loại nợ và trích lập DPRR; QĐ 18/2007/QĐ-NHNN có hiệu lực từ 6/6/2007; sửa đổi bổ sung QĐ 493 (Hiện thay bằng Thông tư 02 và thông tư 09)
  • Thông tư số 02/2013/TT-NHNN có hiệu lực từ 01/6/2014; quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của TCTD, CN ngân hàng nước ngoài;
– Các quy định mới năm 2014 như:
  • Thông tư 36/2014
  • Luật doanh nghiệp 2014
– Vì công việc của HTTD liên quan đến hoàn thiện thủ tục nhận TSBĐ sau phê duyệt –> Bạn có thể bị hỏi các câu hỏi liên quan đến TS như:
(?) Các bước nhận thế chấp TS hình thành trong tương lai là gì? Rủi ro pháp lý khi nhận thế chấp TS này và cách xử lý?
Đây là 1 câu hỏi khó dành cho ứng viên. Để tránh lan man và không bị “choáng” khi bị hỏi câu hỏi này, ứng viên nên hỏi cụ thể: “Có rất nhiều TS hình thành trong tương lai? Không biết các anh/chị muốn hỏi về loại TS nào để em trình bày cụ thể hơn?”
(?) Quyền đòi nợ có được nhận thế chấp không? Có mấy loại quyền đòi nợ? (Đáp án: Được nhận thế chấp! Có 2 loại; QĐN đã hình thành và hình thành trong tương lai)
(?) Tài sản thế chấp là Đất hộ gia đình thì thủ tục nhận cần chú ý điều gì? (Chú ý: Những thành viên trên 15 tuổi tại thời điểm cấp Sổ phải ký tên vào Hợp đồng thế chấp)
(?) Tài sản đã đăng ký GDBĐ nhưng phát sinh phụ lục hợp đồng thế chấp thay đổi giá trị TSBĐ, vậy có cần thay đổi trong Đăng ký GDBĐ không? (Đáp án: Không!)
(?) Hợp đồng thế chấp vô hiệu có làm vô hiệu hợp đồng tín dụng hay không? (Đáp án: Không!)
(?) Các trường hợp phải thay đổi thông tin trên Đăng ký GDBĐ đã đăng ký trước đó?
(Đáp án: Theo quy định tại khoản 1 Điều 14 Thông tư liên tịch số 20/2011/TTLT-BTP-BTNMT ngày 18/11/2011 của Bộ tư pháp – Bộ tài nguyên và môi trường hướng dẫn việc đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất; Khi có 1 trong các tình huống sau thì phải làm Đơn thay đổi thông tin Đăng ký GDBĐ nhé:
a) Rút bớt, bổ sung hoặc thay thế bên thế chấp, bên nhận thế chấp;
b) Thay đổi tên hoặc thay đổi loại hình doanh nghiệp của một bên hoặc các bên ký kết hợp đồng thế chấp;
c) Rút bớt tài sản thế chấp là quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất;
d) Bổ sung tài sản thế chấp là quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất;
đ) Khi tài sản gắn liền với đất là tài sản hình thành trong tương lai đã được hình thành.)​
- -
CHUYÊN MỤC
  • Google Comment (0)
  • Facebook Comment ()
  • Emotion
  • :))
    :((
    :D
    :(
    :)
    :-)
    ;)
    =))
    :p
    =.=
    ==
    ^_^
    /=he
    :*
    /=r
    /=l
    :v
    /=ok
    /=clap
    (y)
    (yy)
    /=hi
    /=j
    /=hup
    /=hd
    /=hl
    /=hr
    /=s
    <3