Popular Posts

Tuần qua, thị trường tài chính đón nhận, chờ đợi và “tìm kiếm” thông tin liên quan đến việc phân hạng tín dụng cho từng ngân hàng.

Việc phân loại và giao chỉ tiêu tín dụng trong năm phần nào đánh giá sự tăng trưởng lành mạnh của ngân hàng. Tính đến ngày 27/2/2012 đã có hơn 20 ngân hàng công bố chỉ tiêu tín dụng được ngân hàng nhà nước ( NHNN) giao trong năm.

Phân nhóm tín dụng 2012


Nhóm 1 ( Chỉ tiêu 17%)Nhóm 2 ( chỉ tiêu 15%)
VietcombankSouthern Bank
BIDVKienlongBank
AgribankABBank
VietinBankNam A Bank
ACBDai A Bank
SeABankOCB
VIBLienvietPost Bank
MBBaovietbank
Maritimebank
VPBank
MHB
Sacombank
Eximbank
Sacombank
SHB
Bảng danh sách cập nhật đến ngày 02/03/2012

Nhìn vào bảng công bố này, ta có thể thấy rằng chỉ những ngân hàng nhóm 1 và nhóm 2 công bố mức chỉ tiêu tín dụng được giao, còn nhóm 3 nhóm 4 gần như im hơi lặng tiếng. Những ngân hàng thuộc nhóm 4 chắc chắn sẽ gặp nhiều khó khăn, vì rất có thể họ sẽ bị xếp vào nhóm phải sáp nhập, tái cấu trúc lại.

Nếu như bản thân ngân hàng lo lắng cho “số mệnh” của mình thì khách hàng giao dịch với những ngân hàng “chưa có tên trong bảng vàng” công bố cũng thắc mắc, hoài nghi và lo sợ về tài sản của mình. Theo thông tin từ NHNN thì sau 6 tháng sẽ đánh giá lại “ thứ hạng” của các ngân hàng, tuy nhiên, với tình hình thực tế như hiện nay thì ngân hàng “nhóm 4” đang phải gòng mình nỗ lực trong khó khăn. Không được tăng tín dụng, khách hàng e ngại gửi tiền, bị “đối thủ” nhóm 1 và 2 chèn ép, dành khách hàng, vô hình chung đã đưa nhóm 4 vào cuộc đua “đuối sức đuối vốn”.

Theo Thống Đốc NHNN Nguyễn Văn Bình thì đầu quý II/2012 sẽ có từ 5 – 8 ngân hàng cần phải tái cấu trúc lại. Tuy danh sách những ngân hàng này chưa được công bố chính thức nhưng giới quan tâm lĩnh vực tài chính ngân hàng cũng phần nào đoán được. Tham gia vào cuộc đua sáp nhập – hợp nhất, vừa qua Vietcombank đã lên tiếng muốn tham gia tái cơ cấu. Như vậy sau BIDV sau khi tham gia vào quá trình hợp nhất SCB – Tín nghĩa-  Đệ nhất thì nay lại có thêm một ông lớn muốn tham gia vào loại hình này….

Giảm lãi suất vay, cánh cửa dần “hé mở” cho doanh nghiệp

Mặc dù, đang phải gánh mức lãi suất vay rất cao, kinh doanh gặp khó khăn và phải gòng mình trả lãi ngân hàng, nhưng với các thông tin bên lề việc giảm lãi suất vay đã phần nào giúp cho doanh nghiệp có thêm niềm tin để đẩy mạnh sản xuất.

Tính đến thời điểm hiện nay đã có hơn 5 ngân hàng tuyên bố giảm lãi suất vay, trong đó có 5 ông lớn. Mức lãi suất vay thấp nhất hiện nay là 14,5%/năm cho các lĩnh vực nông nghiệp, sản xuất nông sản,…
Mặt bằng chung lãi suất vay dành cho Doanh nghiệp SME vẫn đang là +-20% - +-22%/năm. Với sự tham gia giảm lãi suất của BIDV, Vietcombank, Agribank, VietinBank, VIB, ACB và gần đây nhất là Tienphongbank bắt đầu triển khai gói tín dụng ưu đãi trị giá 1.000 tỷ đồng dành cho nhóm khách hàng đầu tư, sản xuất máy móc, hàng công nghệ, nghiên cứu công nghệ cao và kinh doanh xuất khẩu.

Lãi suất cho vay áp dụng trong chương trình này dao động từ 15% - 18%/năm, tùy theo ngành nghề và dự án cụ thể. Với tín hiệu “giảm lãi suất” hi vọng trong thời gian tới Doanh nghiệp sẽ dễ dàng tiếp cận được mức lãi suất vay quanh mức 17 % - 19%/năm theo kỳ vọng của NHNN.

Theo Laisuat
- -
CHUYÊN MỤC
  • Google Comment (0)
  • Facebook Comment ()
  • Emotion
  • :))
    :((
    :D
    :(
    :)
    :-)
    ;)
    =))
    :p
    =.=
    ==
    ^_^
    /=he
    :*
    /=r
    /=l
    :v
    /=ok
    /=clap
    (y)
    (yy)
    /=hi
    /=j
    /=hup
    /=hd
    /=hl
    /=hr
    /=s
    <3