Popular Posts

Dòng lưu chuyển tiền tệ đặc biệt quan trọng đối với một doanh nghiệp. Nó cho phép doanh nghiệp có thể mở rộng hoạt động của mình, thay thế các tài sản cần thiết, tận dụng các cơ hội của thị trường và chi trả cổ tức cho các cổ đông. Một số chuyên gia còn cho rằng “dòng tiền là vua” (“cash flow is king”).
Bảng lưu chuyển tiền tệ cho biết khả năng tạo tiền, tình hình quản lí các tài sản và trách nhiệm pháp lí ngoài vốn hiện thời, chi tiết các khoản đầu tư vào tài sản sản suất và các khoản đầu tư tài chính của doanh nghiệp. Nó cho phép cả các nhà quản lí cũng như các nhà nghiên cứu trả lời được những vấn đề quan trọng liên quan đến tiền như:
• Liệu doanh nghiệp có đủ tiền để chi trả cho các khoản nợ ngắn hạn cho nhà cung cấp và những chủ nợ khác mà không phải đi vay không?
• Doanh nghiệp có thể quản lí được các tài khoản phải thu, bảng kiểm kê, …
• Doanh nghiệp có những khoản đầu tư hiệu quả cao không?
• Doanh nghiệp có thể tự tạo ra được dòng tiền tệ để tài trợ cho các khoản đầu tư cần thiết mà không phụ thuộc vào vốn từ bên ngoài không?
• Doanh nghiệp có đang thay đổi cơ cấu nợ không?
Bảng lưu chuyển tiền tệ (SCF) cung cấp thông tin liên quan ba hoạt động chính tạo ra và sử dụng tiền là: hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoạt động tài chính, hoạt động đầu tư.
Bảng lưu chuyển tiền tệ có liên quan mật thiết với bảng CĐKT và báo cáo kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Nó cần các dữ liệu từ:
- Bảng CĐKT dùng để thu thập dòng tiền từ tất cả các hoạt động. Để quá trình này được dễ dàng nên tính toán thay đổi từ thời điểm đầu kì đến thời điểm cuối kì của mỗi khoản.
- Một báo cáo kết quả hoạt động SXKD sử dụng ban đầu để thu thập các dòng tiền từ hoạt động SXKD.
- Các chi tiết phụ khác liên quan đến một số tài khoản phản ánh vài loại giao dịch và vấn đề khác nhau. Việc nghiên cứu các tài khoản riêng biệt là cần thiết bởi thường tổng số thay đổi của cân bằng TK trong năm không chỉ ra được bản chất thực của dòng tiền.
I. Phân chia các dòng tiền trong bảng lưu chuyển tiền tệ:
Về cơ bản, bảng lưu chuyển tiền tệ giải thích sự vận động tiền tệ từ cân bằng tiền đầu kì đến mức cân bằng cuối kì (tiền tệ bao gồm tiền và các khoản tương đương tiền như đầu tư ngắn hạn, các khoản đầu tư có độ thanh khoản cao, thông thường là các khoản đầu tư đáo hạn dưới ba tháng.

Usual Cash Flow Diagram
(Sơ đồ ngân lưu thường kỳ - GiangBLOG)
Các dòng tiền trong bảng lưu chuyển tiền tệ được chia thành 3 loại:
1. Dòng tiền từ hoạt động sản xuất, kinh doanh:
Là các dòng tiền ra và vào trực tiếp liên quan đến thu nhập từ hoạt động sản xuất kinh doanh được ghi nhận trên bảng thu nhập. Có hai phương pháp trình bày hoạt động sản xuất được sử dụng là:
1.1. Phương pháp trực tiếp: báo cáo các dòng tiền từ hoạt động sản xuất kinh doanh được liệt kê theo từng khoản thu và chi trả:
Dòng tiền vào:
- tiền thu bán hàng
- tiền thu từ các khoản nợ phải thu
- tiền thu từ các khoản thu khác
Dòng tiền ra:
- tiền đã trả cho người bán
- tiền đã trả cho công nhân viên
- tiền đã nộp thuế và các khoản kác cho Nhà nước
- tiền đã trả cho các khoản nợ phải trả khác
- tiền đã trả cho các khoản khác
Chênh lệch giữa dòng tiên vào và dòng tiền ra được gọi là lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh.
1.2. Phương pháp gián tiếp:
Điều chỉnh thu nhập ròng bằng việc giảm thiểu các khoản mục phi tiền tệ để tính toán dòng tiền vào (ra) ròng từ hoạt động sản xuất kinh doanh. Cần chú ý giữa thu nhập và dòng tiền có sự khác nhau, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh được ghi nhận tích luỹ, cả doanh thu và chi phí đều được ghi nhận khi có nghiệp vụ phát sinh, không quan tâm đến thời điểm phát sinh dòng tiền.
Hiện nay, các doanh nghiệp hầu hết đều sử dụng phương pháp gían tiếp. Tuy nhiên cần ghi nhớ rằng, hai phương pháp trên là những cách chuyển đổi đơn giản cho kết quả giống nhau.
2. Dòng tiền từ hoạt động đầu tư:
Là các dòng tiền vào ra liên quan đến việc mua và thanh lí các tài sản sản xuất kinh doanh do công ty sử dụng hoặc đầu tư vào các chứng khoán của công ty khác.
Dòng tiền ra phản ánh các khoản đầu tư tiền mặt toàn bộ để có được các tài sản này. dòng tiền vào chỉ được ghi nhận khi nhận được tiền từ việc thanh lí các tài sản đầu tư trước. Các dòng tiền từ hoạt động đầu tư gồm:
Dòng tiền vào:
Tiền thu từ:
- các khoản đầu tư vào đơn vị khác
- lãi các khoản đầu tư vào đơn vị khác
- bán tài sản cố định
Dòng tiền ra:
Tiền trả cho:
- đầu tư vào các đơn vị khác
- mua tài sản cố định
Chênh lệch giữa dòng tiền ra và vào gọi là lưu chuyển thuần từ hoạt động đầu tư.
3. Dòng tiền từ hoạt động tài chính:
Bao gồm dòng tiền ra và vào liên quan đến các nghiệp vụ tiền tệ với các chủ thể ngoài doanh nghiệp ( từ các chủ sở hữu và chủ nợ ) tài trợ cho doanh nghiệp và các hoạt động của doanh nghiệp. Dòng tiền vào ghi nhận các hoạt động tài chính nhận tiền từ chủ sở hữu vốn và chủ nợ. Dòng tiền ra ngược lại. Các hoạt động đó gồm:
Dòng tiền vào:
Tiền thu:
- do đi vay
- do các chủ sở hữu góp vốn
- từ lãi tiền gửi
Dòng tiền ra:
- tiền đã trả nợ vay
- tiền đã hoàn vốn cho các chủ sở hữu
- tiền lãi đã trả cho các nhà đầu tư vao doanh nghiệp
Số chênh lệch dòng tiền ra và vào gọi là: lưu chuyển thuần từ hoạt động tài chính.
II. Mối liên hệ giữa dòng tiền và các hoạt động sản xuất kinh doanh:
Phần hoạt động tài chính của bảng lưu chuyển tiền tệ tập trung vào khả năng tạo tiền qua hoạt động sản xuất kinh doanh và việc quản lí các tài sản và trách nhiệm pháp lí ngoài vốn hiện tại của doanh nghiệp (hay vốn hoạt động). Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng đây là phần quan trọng nhất của bảng bởi vì xét trong thời gian dài, hoạt động sản xuất kinh doanh là nguồn duy nhất tạo ra tiền. Các nhà đầu tư sẽ không đầu tư vào một công ty nếu họ thấy nó không có khả năng chi trả cổ tức cho họ hoặc nó không thể tái đầu tư từ số tiền thu được từ hoạt động sản xuất kinh doanh. Tương tự, các chủ nợ cũng không cho công ty đó vay nợ.
Operating Cash Flow (OCF) Diagram
(Sơ đồ dòng tiền thu từ hoạt động kinh doanh - GiangBLOG)
Để đánh giá mối liên hệ giữa dòng tiền và các hoạt động sản xuất kinh doanh, ta lần lượt xem xét các mối liên hệ sau:
1. Các tài khoản phải thu và lưu chuyển tiền tệ:
Sự thay đổi của các TK phải thu có thể là yếu tố quyết định đến dòng lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động sản xuất kinh doanh của cty. Theo phương pháp gián tiếp, doanh thu bán hàng tích luỹ thường gồm các khoản doanh thu không phát sinh tiền, nó tạo nên sự thay đổi trong cân bằng của các TK phải thu. Khi doanh thu được ghi nhận, TK phải thu tăng và khi tiền thu về, TK phải thu giảm. Chúng ta có thể đưa ra nguyên tắc sau:
Khi có một sự giảm trong TK phải thu, lượng tiền thu từ khách hàng luôn lớn hơn doanh thu tích luỹ, do vậy, số giảm phải được tính vào dòng tiền từ hoạt động sản xuất kinh doanh.
Khi có một sự tăng của TK phải thu, lượng tiền thu từ khách hàng luôn nhỏ hơn doanh thu tích luỹ, do vậy, số tăng phải ghi giảm trừ vào dòng tiền từ hoạt động sản xuất kinh doanh.
Ví dụ: bảng cân đối kế toán: TK phải thu có SDDK: 70 triệu, SDCK: 105tr -> số tăng trong kì: 35tr, lượng tiền thu được ít hơn doanh thu. Do đó để phản ánh lượng tiền vào ít hơn, lượng tăng phải được trừ vào lợi nhuận kinh doanh để chuyển lợi nhuận sang dòng tiền từ hoạt động kinh doanh.
2. Hàng tồn kho và lưu chuyển tiền tệ:
Sự thay đổi của hàng tồn kho cũng là một yếu tố chính ảnh hưởng đến lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh phản ánh chi phí mua hàng trong thời kì, trong khi đó SFC phản ánh số tiền trả cho người cung cấp trong cùng kì. Chi phí này có thể lớn hơn hoặc nhỏ hơn lượng tiền trả. Do hầu hết hàng hoá mua theo phương pháp mua chịu, để cân bằng chi phí mua hàng với số tiền trả cho nhà cung cấp đòi hỏi việc xem xét những thay đôỉ trong cả TK hàng hoá và TK phải trả. Cách đơn giản nhất để ghi nhận ảnh hưởng của những thay đổi hàng tồn kho là khi mua hàng (lượng hàng tồn kho tăng cuối cùng dẫn đến giảm lượng tiền và khi bán hàng dẫn đến giảm hàng tồn kho và tăng lượng tiền. Tương tự, khi vay của nhà cung cấp dẫn đến tăng lượng tiền phải trả, tăng tiền và khi trả, giảm khoản phải trả, giảm tiền. Một sự tăng hoặc khoản phải trả phải được ghi giảm hoặc ghi thêm vào dòng lưu chuyển tiền tệ.
3. Chi phí trả trước và dòng lưu chuyển tiền tệ:
Theo phương pháp kế toán ghi tích luỹ, tổng số chi phí phải trả có thể khác với dòng tiền liên quan đến chi phí trả trước. Một số chi phí được thanh toán trước khi nó được ghi nhận (VD: tiền thuê trả trước). Khi thực hiện thanh toán, cân bằng TK chi phí trả trước tăng, khi chi phí được ghi nhận, chi phí trả trước giảm.
Khi có một sự giảm trong TK chi phí trả trước hoặc TK tài sản sản xuất kinh doanh, số tiền chi phí trả trước luôn nhỏ hơn chi phí trả đúng hạn, do đó, khoản giảm phải được ghi thêm vào dòng tiền từ hoạt động sản xuất kinh doanh. Ngược lại, nó phải ghi trừ.
Chú ý: một sự tăng trong TK hàng hoá không dự tính trước có thể là một nguyên nhân khác làm kết quả kinh doanh vượt quá tốc độ dòng tiền từ hoạt động sản xuất kinh doanh. Sự gia tăng hàng hoá có thể là một dấu hiệu cho thấy lượng tăng doanh thu theo kế hoạch không được thực hiện.
4. Mối liên hệ giữa dòng tiền và các tài sản hiện tại khác và các tài sản khác:
Các tài sản hiện tại khác luôn gồm những khoản hoạt động như lãi suất phải thu. Những tài sản khác (không phải tài sản hiện tại) có thể hoặc không thể gồm những khoản hoạt động như những khoản phải thu dài hạn của khách hàng.
Tương tự với các khoản phải thu, khi các tài khoản này phản ánh một sự tăng ròng, số tiền thu được luôn nhỏ hơn doanh thu tích luỹ, khoản giảm được ghi trừ vào dòng tiền từ hoạt động sản xuất kinh doanh. Ngược lại, khoản thiếu hụt phải ghi thêm.
Với những tài sản gồm những tài sản không hoạt động như trang thiết bị thanh lí, sự thay đổi của nó không được coi thuộc khoản dòng tiền từ hoạt động sản xuất kinh doanh mà nó ảnh hưởng đến dòng tiền từ hoạt động đầu tư.
5. Mối quan hệ giữa dòng tiền và các tài khoản phải trả:
Như đã nói trong phần trước, hầu hết hàng hoá đều được mua chịu. Do đó, khi việc mua hàng được ghi nhận, khoản phải trả tăng và khi trả tiền, khoản phải trả giảm. Khoản phải trả bằng lượng tiền công ty vay từ nhà cung cấp qua việc mua hàng.
Khi có sự tăng trong tài khoản phải trả, số tiền trả cho nhà cung cấp luôn nhỏ hơn giá trị số hàng mua trên tài khoản; do đó khoản tăng phải được cộng vào dòng tiền từ hoạt động sản xuất kinh doanh, và ngược lại.
6. Mối liên hệ giữa chi phí tích luỹ và dòng tiền:
Đối với một số chi phí được trả sau khi chúng được ghi nhận ( như chi phí tiền lương tích luỹ), khi chi phí được ghi nhận, cân bằng trong chi phí trách nhiệm pháp lý tích luỹ tăng, khi thanh toán, các chi phí này giảm.
Khi có sự tăng ròng trong khoản chi phí phải trả trong kì, số tiền trả cho chi phí luôn nhỏ hơn chi phí được ghi nhận; do đó, khoản tăng phải được ghi thêm vào dòng tiền từ hoạt động sản xuất kinh doanh. Ngược lại, khoản giảm được ghi trừ.
So sánh thu nhập ròng với dòng tiền từ hoạt động sản xuất kinh doanh
Để đánh giá sự phù hợp giữa thu nhập ròng và dòng tiền từ hoạt động sản xuất kinh doanh
Chất lượng tỉ lệ thu nhập = (Dòng tiền từ hoạt động SXKD / Thu nhập ròng)
Chỉ số này cho biết tỉ lệ thu nhập phát sinh từ tiền sau đó được sử dụng cho các hoạt động đầu tư mới hoặc trả nợ tài chính. Khi tỉ lệ này khác 1, cần phải tìm ra những nguồn gây ra sự khác nhau đó, liệu tỉ lệ này có thay đổi theo thời gian và nguyên nhân của sự thay đổi, những sự biến động của các khoản phải thu, hàng hoá và các khoản phải trả là bình thường không và có lời giải thích hợp lí cho những thay đổi này không.
i. Lãi hoặc lỗ từ việc bán tài sản, đất đai nhà xưởng và thiết bị: tổng số tiền thu được từ việc bán tài sản, nhà xưởng, đất đai, thiết bị nằm trong phần dòng tiền từ hoạt động đầu tư. Do lãi hoặc lỗ nằm trong thu nhập ròng để tránh tính toán ảnh hưởng của phần lãi lỗ này hai lần, cần phải loại bỏ khỏi phần dòng tiền từ hoạt động SXKD bằng việc trừ lãi hoặc cộng thêm lỗ.
ii. Thuế thu nhập thu sau: một sự tăng trách nhiệm pháp lý thuế đi kèm với một chi phí trong thời kì hiện tại. Bởi vì một khoản thuế tăng sẽ không dẫn đếnmột dòng tiền ra vào thời kì hiện tại, nó được cộng vào phần lãi lỗ trên bảng lưu chuyển tiền tệ. Các khoản thuế sẽ được cộng dồn vào và trả vào một thời điểm trong tương lai, tạo nên một dòng tiền ra. Khi đó số trách nhiệm pháp lí ngoài vốn giảm phải được trừ vào lãi lỗ trên bảng lưu chuyển tiền tệ .
iii. Thu nhập về vốn và những khoản lỗ đầu tư.
iv. Các khoản giảm trừ và dòng tiền.
Các khoản chi phí giảm trừ thường được gọi là chi phí phi tiền bởi nó không trực tiếp ảnh hưởng đến dòng tiền. Dòng tiền ra liên quan đến các khoản giảm trừ xảy ra khi có yêu cầu giảm tài sản liên quan. Vào mỗi thời kì ghi nhận khoản giảm trừ, không xảy ra việc thanh toán tiền. Hầu hết các chi phí khác đều gây ra dòng tiền ra. Ví dụ: chi phí lương. Một vài người nhầm lẫn rằng “giảm trừ sinh ra tiền” do họ thấy các khoản giảm trừ được cộng thêm vào phần dòng tiền từ hoạt động SXKD của bảng lưu chuyển tiền tệ. Khoản giảm trừ không phải là nguồn gốc của tiền, chỉ khi nào hàng hoá hoặc dịch vụ được mua hoặc bán thì nó mới phát sinh tiền. Một doanh nghiệp với một lượng giá trị chi phí giảm trừ lớn không tạo ra một lượng tiền lớn hơn so với một doanh nghiệp có chi phí giảm trừ nhỏ hơn (giả sử các khoản tạo dòng tiền khác giống nhau). Các khoản giảm trừ làm giảm lượng tiền phát sinh của doanh nghiệp bởi vì nó là chi phí phi tiền do đó trên bảng lưu chuyển tiền tệ chi phí giảm trừ được cộng vào thu nhập để tính dòng tiền từ hoạt động SXKD.
Đối với thuế: mặc dù các khoản giảm trừ là chi phí phi tiền nhưng thông qua thuế nó có ảnh hưởng đến dòng tiền. Các khoản giảm trừ là các chi phí có thể ảnh hưởng đến thuế thu nhập. Chi phí giảm trừ càng lớn thì thuế TN càng thấp. Do thuế được thu bằng tiền nên một sự giảm thuế dẫn đến tăng dòng tiền ra của doanh nghiệp.
III. Dòng tiền từ hoạt động đầu tư:
Phần này liên quan đến các tài khoản mua và thanh lí các công cụ sản xuất của doanh nghiệp, các khoản đầu tư vào chứng khoán của các doanh nghiệp khác và các khoản cho khách hàng vay. Các tài khoản trên bảng cân đối kế toán bao gồm các khoản đầu tư ngắn hạn và dài hạn và quyền sở hữu, đất đai nhà xưởng, thiết bị. Các mối quan hệ giữa các TK trên bảng cân đối kế toán và ảnh hưởng lên dòng tiền thường gặp là:
+ Quyền sở hữu đất đai, trang thiết bị : Mua(dòng tiền ra) và Bán(dòng tiền vào).
+ Các khoản đầu tư ngắn hạn và dài hạn: Mua(dòng tiền ra) và Bán(dòng tiền vào).
Phần dòng tiền từ các hoạt động đầu tư cho thấy thông tin quan trọng về chiến lược của doanh nghiệp. Với nhiều doanh nghiệp, tỉ lệ tài sản hữu hình có thể cho thấy đó là các khoản đầu tư ít rủi ro. Khi một doanh nghiệp trong ngành công nghiệp xây dựng công suất quá mức cần thiết để đáp ứng nhu cầu khách hàng thì chi phí để duy trì và tài trợ cho dự án đó có thể đẩy doanh nghiệp đến phá sản.
Nhiều nhà nghiên cứu sử dụng tỉ lệ nguồn vốn thu được để đánh giá khả năng tài trợ vốn để thực hiện dự án và mua thiết bị cho SXKD
Tỷ lệ nguồn vốn thu: dòng tiền từ hoạt động SXKD/ tiền chi cho dự án và trang thiết bị
IV. Dòng tiền từ hoạt động tài chính:
Phần này phản ánh những thay đổi trong hai khoản trách nhiệm pháp lí ngoài vốn, những chứng từ phải trả (hay các khoản nợ dài hạn), các khoản nợ dài hạn đến hạn trả cũng như những thay đổi của các tài khoản vốn cổ đông và trách nhiệm pháp lí dài hạn. Những TK trong bảng cân đối kế toán này liên quan đến việc phát hành và thanh toán ccác món nợ và cổ phiếu và chi trả các lợi tức. Các mối quan hệ chủ yếu bao gồm các mối quan hệ sau:
+ Vay nợ ngắn hạn hay dài hạn ngân hàng : Giấy nợ nhận tiền(dòng tiền vào) và thanh toán nợ(dòng tiền ra).
+ Phát hành cổ phần : phát hành cổ phiếu(dòng tiền ra) và mua lại cổ phiếu bằng tiền(dòng tiền vào).
Các hoạt động tài chính liên quan đến phát sinh vốn từ các chủ nợ hoặc chủ sở hữu:
- Phát sinh từ phát hành khoản nợ ngắn và dài hạn: nhận tiền từ việc đi vay NH hoặc các tổ chức tín dụng khác hoặc phát hành trái phiếu ra công cộng. Nếu các khoản nợ được phát hành để nhận các tài sản khác không phải là tiền thì không được coi thuộc phần dòng tiền từ hoạt động tài chính của bảng lưu chuyển tiền tệ.
- Việc chỉ trả gốc các khoản nợ ngắn và dài hạn: các dòng tiền ra liên quan đến các khoản nợ gồm khoản tiền trả gốc thường kì cũng như việc trả nợ trước thời hạn. Phần tiền trả nợ gốc được coi là thuộc dòng tiền từ hoạt động tài chính, phần tiền trả lãi là dòng tiền từ hoạt động SXKD.
- Phát sinh từ phát hành cổ phiếu: liên quan đến các khoản tiền nhận từ việc bán các cổ phiếu thông thường cho nhà đầu tư. nó không gồm các khoản cổ phiếu phát hành chi trả cho các món khác không phải tiền như phát hành cổ phiếu trả lương công nhân.
- Mua cổ phiếu hoặc bán cổ phiếu: dòng tiền ra bao gồm khoản trả bằng tiền để mua lại cổ phiếu của doanh nghiệp từ cổ đông.
- Tiền trả cổ tức: là khoản tiền trả cổ tức cho các cổ đông trong năm. Nhiều người phân vân tại sao khoản tiền lãi trả cho chủ nợ thuộc dòng tiền từ hoạt động SXKD còn tiền trả cổ tức lại thuộc dòng tiền từ hoạt động tài chính. Nhớ rằng lãi suất được ghi trên báo cáo kết quả kinh doanh trực tiếp liên quan đến thu nhập (là hoạt động SXKD). Còn cổ tức thì không bởi chúng là sự phân phối thu nhập.
Việc phát triển lâu dài của doanh nghiệp thường được tài trợ từ ba nguồn chính: tiền từ hoạt động SXKD của chính doanh nghiệp, từ phát hành cổ phiếu và từ vay mượn dài hạn. Các nguồn lực tài chính được sử dụng là một nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến độ rủi ro và khả năng trả nợ của doanh nghiệp. Bảng lưu chuyển tiền tệ cho thấy ban quản lí đã lựa chọn phương cchs nào để tài trợ sự phát triển của doanh nghiệp. Các thông tin trên có thể giúp đánh giá cấu trúc vốn và tiềm năng phát triển của doanh nghiệp.
Như vậy việc phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ sẽ giúp bạn kiểm tra tính trung thực của tất cả các thông tin rút ra từ việc đánh giá các tỷ suất và vốn lưu động, về tình trạng tiền mặt, khả năng thanh toán của công ty.

*
* *


Bắt đầu từ các đặc tính cơ bản của Cash Flow. Với dân phân tích tài chính thì chắc chắn phải biết câu nói “Cash is King”. Cá nhân tôi thích cách so sánh CF với hệ tuần hoàn (máu, tim, mạch máu..) của "một cơ thể sống" hơn vì nó chỉ ra chức năng quan trọng và cơ bản nhất của CF.
Báo cáo LCTT được lập theo 02 phương pháp: Gián tiếp và Trực tiếp. LCTT không có nghĩa đơn giản chỉ là dòng vào/ra mà chúng ta nên xem xét nó ở 02 phương diện : nội sinh và ngoại lai. Tôi cho rằng đây là lý do chấp nhận được với những người phân tích đi tìm lời giải thích cho ý nghĩa của 2 phương pháp lập BC LCTT trên.

Phương pháp trực tiếp bắt đầu từ doanh thu, tức là gom tất cả về một mối rồi bắt đầu chia nhỏ, phân phát CF về vị trí thích hợp. Đây là cách làm ưa thích của các debt-holder (trong đó có ngân hàng).

Phương pháp gián tiếp bắt đầu từ EBIT với quan điểm EBIT tạo ra sử dụng để chi trả cho phần tài sản “tăng” thêm và phần nguồn vốn “giảm” đi. Dòng tiền bắt đầu từ EBIT, tương tác với các khoản chênh lệch của TS và NV. Equity holder thích thú hơn với phương pháp tiếp cận này.
Với hai nhân xét bác nêu ở trên, ý kiến của tôi là :
I.Năng lực phát triển những luồng tiền tích cực trong tương lai
1. Xem xét nội dung của các dòng tiền chính yếu :
Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh, đầu tư, tài chính để phân nhóm nó vào từng loại máu. Trong đó, CF từ hoạt động sản xuất kinh doanh luôn phải là trung tâm. Đồng thời phải xem xét nó với chức năng bổ sung cho hạn chế của lợi nhuận : Lợi nhuận là bút toán.
Để tạo ra lợi nhuận thật dễ dàng đối với một người làm kế toán nhưng để tạo ra tiền thì khó khăn hơn. Lợi nhuận thường bị “thao tác” bởi các nhà quản trị trong công ty. Việc thao tác với lợi nhuận là “sự can thiệp có mục đích bởi việc quản lý trong tiến trình xác định lợi nhuận, thường là để thỏa mãn các mục đích cá nhân”. Quản lý lợi nhuận nhằm tô điểm thêm các kỳ vọng của thị trường, nó không tạo ra thêm giá trị của dòng tiền. Có thể thấy, có nhiều động cơ “thao tác” lợi nhuận như:
(1). Động cơ vì các hợp đồng kinh doanh. Nhiều hợp đồng kinh doanh sử dụng các số liệu của kế toán chẳng hạn như các hợp đồng dự thầu, các hợp đồng tiền lương, thưởng của ban giám đốc và hội đồng quản trị được tính trên những số liệu kế toán này. Các giao kèo tiền lương, thưởng được xác lập trong một giới hạn dựa trên mức lợi nhuận mà công ty đạt được. Nếu không quản lý lợi nhuận trong các giới hạn này sẽ là một tổn thất lớn trong thu nhập của các nhà quản trị. Mặt khác các điều khoản nợ thường dựa trên những số liệu kế toán như thu nhập. Những xung đột của các điều khoản nợ sẽ là tốn kém cho các nhà quản trị công ty, chính vì vậy họ phải thao tác với lợi nhuận nhằm giảm đi những tốn kém đó.
(2) Động cơ làm giá chứng khoán. Một động cơ khác tác động tiềm tàng đến giá chứng khoán. Chẳng hạn, một nhà quản trị có thể tăng lợi nhuận để tạm thời đẩy giá chứng khoán lên cho những mục đích “sang sạp” của mình hay vì mục đích phát hành chứng khoán…
2. Xem xét cơ cấu dòng tiền với từng loại hình và giai đoạn phát triển của doanh nghiệp.
Báo cáo dòng tiền cung cấp nguồn gốc dòng tiền của một doanh nghiệp, dòng tiền của một doanh nghiệp là cái có thực và là một khái niệm dễ hiểu, chúng không bị tác động bởi các nguyên tắc của hạch toán kế toán. Tuy nhiên, dòng tiền không thể đo lường giá trị tăng thêm trong ngắn hạn.
Dòng tiền sẽ chịu tác động rất nhiều đối với các giai đoạn phát triển của doanh nghiệp. Tùy thuộc vào các giai đoạn phát triển mà nhu cầu đầu tư của doanh nghiệp cũng khác nhau, khả năng tạo ra dòng tiền từ hoạt động kinh doanh cũng khác nhau…, đối với ngành nghề mà doanh nghiệp đó hoạt động cũng như triển vọng tăng trưởng của doanh nghiệp đó trong tương lai…
Chính vì vậy, một số chỉ tiêu tài chính khi phân tích báo cáo dòng tiền của doanh nghiệp thường được đề cập đến là dòng tiền hoạt động, dòng tiền tự do, sự kết hợp giữa các dòng tiền trong doanh nghiệp… nhìn vào báo cáo dòng tiền nhà đầu tư có thể đánh giá được chất lượng của thu nhập mà công ty tạo ra. Nó sẽ giúp cho nhà đầu tư loại bỏ những hoài nghi về việc sử dụng các phương pháp kế toán để tạo ra lợi nhuận.
Ví dụ về cơ bản :
- CF Kinh doanh âm, đầu tư âm, tài chính dương : doanh nghiệp mới, đang phát triển nhanh, hoạt động chưa có lãi, khoản phải thu và hàng tồn kho cao. Để duy trì sự pháttriển phải đầu tư tài sản và phải huy động vốn từ bên ngoài.
- Kinh doanh dương, đầu tư âm, tài chính dương: vẫn là doanh nghiệp đang phát triển, hoạt động có hiệu quả nhưng tốc độ chậm lại. Vẫn còn phải đầu tư và cần đến nguồn huy động vốn.
- Kinh doanh dương, đầu tư âm, tài chính âm : doanh nghiệp trưởng thành, ổn định. Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh lành mạnh, thu về nhiều hơn nhu cầu đầu tư. Và công ty đã dùng nó chi trả nợ, chia cổ tức
Ngoài ra, loại hình doanh nghiệp cũng ảnh hưởng rất nhiều đến các phương án phân tích dòng tiền.
3. Phân tích cách DN sử dụng dòng tiền.
Muốn biết bản chất của một người đàn ông, hãy cho anh ta quyền lực và tiền (theo tôi thêm cả girl xinh đẹp nữa ). Cách anh ta sử dụng chúng theo thời gian là đáp án chính xác nhất.
Sơ bộ có thể tạm dùng bảng sau :
A. Nguồn cung cấp tiền
I – Nguồn nội bộ
1. Từ các hoạt động SXKD
2. Từ tiền mặt dữ trữ
II – Nguồn bên ngoài
1. Từ các hoạt đồng TC
III. Nguồn khác
1. Hoạt động đầu tư
B. Sử dụng
1.Cho các hoạt động SXKD
2. Cho các hoạt động đầu tư
3. Cho các hoạt động tài chính
4. Dữ trữ tiền mặt
C. Nhận xét …………
và nếu cẩn thận hơn nên xét anh ta kiếm tiền bằng cách nào


4. Phân tích tương quan với cơ cấu cân bằng vốn/tài sản.
Đơn giản nhất là chúng ta chỉ chia vốn/tài sản thành Ngắn hạn và Dài hạn. Về cơ bản, tổng vốn dài hạn phải lớn hơn tổng tài sản ngắn hạn để đảm bảo một cơ cấu Vốn/tài sản bền vững và chủ động.


II. Năng lực thực hiện các nghĩa vụ và trả cổ tức cho các cổ đông
1. Năng lực thực hiện các nghĩa vụ.
Báo cáo thu nhập được lập theo nguyên tắc thực tế phát sinh chứ không phải theo tiền mặt mà các nghĩa vụ Công ty phải thực hiện đại đa số lại bằng tiền mặt . Nợ máu phải trả bằng máu . Có thể đánh giá qua các chỉ tiêu sau :
Tỷ lệ ngân lưu từ hoạt động SXKD đối với nợ ngắn hạn : khắc phục nhược điểm của khả năng thanh toán hiện hành (mang tính thời điểm). Theo khuyến nghị của MorningStar một công ty lành mạnh về tài chính thường có tỷ lệ này trên 40%.
Tỷ lệ ngân lưu từ SXKD đối với tổng nợ : lớn hơn 20%
2. Năng lực trả cổ tức cho các cổ đông
Tôi không đánh giá cao chức năng này của dòng tiền. Điều kiện tiên quyết để có cổ tức phải là lợi nhuận chứ không phải cash flow (??? Hình như ngược lại mới đúng nhỉ???). Hơn nữa, nếu doanh nghiệp đang trong giai đoạn phát triển đặc thù và Hội đồng cổ đông quyết định tái đầu tư (như kiểu thưởng cổ phiếu, phát hành thêm …) thì CF không còn mấy ý nghĩa. Liên quan đến vấn đề cổ tức, CF thể hiện tốt hơn vai trò của nó trong Chính sách cổ tức của DN chứ không phải khả năng trả cổ tức của DN.

Tổng hợp
GiangBLOG



- - 0 bình luận
CHUYÊN MỤC
  • Google Comment (0)
  • Facebook Comment ()
  • Emotion
  • Một số lưu ý khi bình luận

    Mọi bình luận sai nội quy sẽ bị xóa mà không cần báo trước

    Bấm Thông báo cho tôi bên dưới khung bình luận để nhận thông báo khi admin trả lời

    Để được tư vấn về thi tuyển ngân hàng, hãy để lại kèm số điện thoại và/hoặc email của bạn nhé!

  • :))
    :((
    :D
    :(
    :)
    :-)
    ;)
    =))
    :p
    =.=
    ==
    ^_^
    /=he
    :*
    /=r
    /=l
    :v
    /=ok
    /=clap
    (y)
    (yy)
    /=hi
    /=j
    /=hup
    /=hd
    /=hl
    /=hr
    /=s
    <3