Popular Posts
Về kiến thức thì nói chung nó cũng nằm trong đầu mình rồi, có nhồi nhét trước ngày phỏng vấn chắc cũng không được bao nhiêu.

Tuy nhiên, nếu bạn dành khoảng 1 tiếng ngồi xem lại về công ty mình sẽ phỏng vấn, họ đang tìm vị trí nào, đồng thời xem lại quá trình học, làm việc của mình để chọn ra những điểm mạnh, tương ứng cho vị trí họ tuyển thì rất tốt. Việc xem lại CV cũng cần thiết để tránh nói sai với những gì đã ghi trong CV.

http://www.wsdeans.com/tips/images/tips.jpg

Hôm thi tuyển nên đến sớm 5, 10 phút thôi, đến sớm quá lại sốt ruột (nếu chưa biết đường thì có thể tìm trước để tránh đến muộn). Ăn mặc lịch sự, nói năng từ tốn, đừng nói nhanh cũng đừng nói nhiều. Vừa nói, vừa quan sát thái độ người nghe, nếu thấy họ quan tâm điểm gì thì nhấn mạnh, họ không quan tâm thì lướt nhanh.

Chuẩn bị trước cách trả lời cho một vài câu hỏi cổ điển (bên cạnh các câu hỏi về chuyên môn) như:

- Tại sao bạn muốn trở thành 1 kỹ sư viễn thông?
- Tại sao bạn lại thi tuyển vào công ty tôi?
- Tại sao bạn nghĩ bạn thích hợp cho công ty tôi, cho công việc này?
- Tại sao tôi nên chọn bạn mà không chọn người khác?
- Nêu 3 điểm mạnh của bạn. (nên chọn các điểm mạnh có ảnh hưởng tích cực đến việc bạn đang xin)
- Nêu 3 điểm yếu của bạn (Gợi ý trả lời câu này: nói điểm mạnh thì dễ chứ nói điểm yếu thì không dễ tí nào. Vì vậy người ta khuyên là khi nói điểm yếu thì bao giờ cũng nên kết thúc bằng 1 vế "nhưng" một cách tích cực.

Ví dụ: "Tiếng Anh của tôi không tốt lắm nhưng tôi đang cố gắng để nâng cao", hay "là người châu Á nên tính tôi nhút nhát nhưng trong thời gian sống ở đây tôi đã cố gằng hoà nhập" .... Nên chọn cái điểm yếu nào không ảnh hưởng nhiều đến công việc bạn đang xin.

- Bạn sẽ (mong muốn/dự định) làm gì trong 3,5 hay 10 năm tới?
- Điều gì quan trọng với bạn khi chọn một công việc.

Cũng nên chủ động chuẩn bị cho mình vài ba câu hỏi để chủ động hỏi lại họ, vừa tỏ ra là quan tâm đến công việc, vừa kéo giãn không khí của buổi phỏng vấn, chuyển thế "phản công" . Ví dụ như:

- Tình hình phát triển công ty (hay nhóm làm việc) trong thời gian tới?
- Cách đánh giá hiệu quả làm việc của một nhân viên?
- Chính sách lương bổng, đãi ngộ, thăng tiến trong công việc?
- Công ty mong đợi gì ở tôi? (thế nào là một thí sinh lý tưởng cho công việc này?)
- Các câu hỏi khác liên quan trực tiếp đến công việc mà bạn đang xin
(cũng không nên hỏi các câu linh tinh quá, qua việc đặt câu hỏi, người tuyển dụng cũng đánh giá bạn được nhiều)

Nói chung là nên trung thực, biết gì thì nói, không nên nói khoác. Tuy nhiên cũng nên tỏ ra tự tin, linh động, biến hoá, sáng tạo và chuyên nghiệp.

Luôn đặt mình vào vị trí của người tuyển dụng để trả lời (nghĩ xem họ muốn gì, cần gì?), cố gắng cho họ thấy là mình có thể mang lại nhiều lợi ích cho họ thay vì chỉ đơn thuần thể hiện mình là người giỏi cái này, cái nọ.


- - 2 bình luận
CHUYÊN MỤC
  • Google Comment (2)
  • Facebook Comment ()
  • Emotion
  • Một số lưu ý khi bình luận

    Mọi bình luận sai nội quy sẽ bị xóa mà không cần báo trước

    Bấm Thông báo cho tôi bên dưới khung bình luận để nhận thông báo khi admin trả lời

    Để được tư vấn về thi tuyển ngân hàng, hãy để lại kèm số điện thoại và/hoặc email của bạn nhé!

  • :))
    :((
    :D
    :(
    :)
    :-)
    ;)
    =))
    :p
    =.=
    ==
    ^_^
    /=he
    :*
    /=r
    /=l
    :v
    /=ok
    /=clap
    (y)
    (yy)
    /=hi
    /=j
    /=hup
    /=hd
    /=hl
    /=hr
    /=s
    <3