Popular Posts




Đề thi:

Thời gian thi: Tháng 5/ 2008

Câu 1: Các NHTM đc xếp hạng thêo PP (tiêu chí) Camels, hãy nêu nội dung những tiêu chí này.

Câu2: Rủi ro tín dụng là gi? Phân tích các chỉ tiêu phản ánh rủi ro tín dụng

Câu 3: Khi tính toán số tiền cho DN vay, CBTD xác định đc tổng nhu cầu vay vốn lưu động hợp lý kỳ này của DN là 2 tỷ (DN chỉ vay 1 ngân hàng) tuy nhiên tài sản có thể thế chấp của DN chỉ có giá trị 1,8 tỷ. Là CBTD nên giải quyết nthư thế nào? (đưa ra 1 vài phương án)

TÀI SẢN Số dư Lãi suất NGUỒN VỐN Số dư Lãi suất
Nguồn quỹ 180 1% Nguồn trả lãi 1,200 8%
Tín dụng 1,000 12% Nguồn khác 1,180
Tài sản khác 1,200
TỔNG 2,380 TỔNG 2,380


Giả sử Thu khác - chi khác = -5, thuế suất thuế thu nhập DN là 28%, nợ xấu dừng thu lãi chiếm 6%, dư nợ dự phòng phải trích trong kỳ là 2%.


Hãy tính ROA ?

Đáp án - Gợi ý trả lời:

Câu 1: Nội dung của tiêu chí CAMELS


CAMELS là những chữ cái viết tắt để chỉ các chỉ tiêu cấu thành hệ thống xếp hạng đối với một ngân hàng gồm: Capital (vốn), Assets (tài sản) Management (quản lý), Earnings (lợi nhuận), Liquidity (thanh khoản) và Sensitivity (độ nhạy cảm với các rủi ro thị trường).

Capital Adequacy (Mức độ an toàn vốn)
Mức độ an toàn vốn thể hiện số vốn tự có để hỗ trợ cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Ngân hàng càng chấp nhận nhiều rủi ro (ví dụ như trong phạm vi một danh mục cho vay) thì càng đòi hỏi phải có nhiều vốn tự có để hỗ trợ hoạt động của ngân hàng và bù đắp tổn thất tiềm năng liên quan đến mức độ rủi ro cao hơn.

Asset Quality (Chất lượng tài sản có)

Chất lượng tài sản có là nguyên nhân cơ bản dẫn đến các vụ đổ vỡ ngân hàng. Thông thường điều này xuất phát từ việc quản lý không đầy đủ trong chính sách cho vay – cả trước kia cũng như hiện nay. Nếu thị trường biết rằng chất lượng tài sản kém thì sẽ tạo áp lực lên trạng thái nguồn vốn ngắn hạn của ngân hàng, và điều này có thể dẫn đến khủng hoảng thanh khoản, hoặc dẫn đến tình trạng đổ xô đi rút tiền ở ngân hàng.

Quản lý rủi ro tín dụng

Rủi ro tín dụng là rủi ro tổn thất do những biến động bất lợi ảnh hưởng đến khả năng của người vay, người phát hành hay đối tác trong việc đáp ứng nghĩa vụ tài chính của mình theo kế hoạch. Có hai phương pháp cơ bản để quản lý rủi ro, đó là phòng tránh và kiểm soát tổn thất. Phương pháp phòng tránh bao gồm việc xây dựng các chính sách xác định cụ thể những lĩnh vực hay hoạt động nào được coi là phù hợp và nên đầu tư. Phương pháp kiểm soát tổn thất lại chú ý đến việc duy trì mức độ đa dạng trong cấu trúc của danh mục đầu tư, các chuẩn mực cấp tín dụng đúng đắn, sử dụng các chứng từ và quy trình hiệu quả để giám sát tài sản đảm bảo.

Management (Quản lý)

Nhiều nhà phân tích chuyên nghiệp coi quản lý là yếu tố quan trọng nhất trong hệ thống phân tích CAMELS, bởi vì quản lý đóng vai trò quyết định đến thành công trong hoạt động của ngân hàng. Đặc biệt, các quyết định của người quản lý sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến những yếu tố như:
  • Chất lượng tài sản có
  • Mức độ tăng trưởng của tài sản có
  • Mức độ thu nhập

Đặc điểm của việc quản lý ngân hàng thành công
  • Năng lực
  • Lãnh đạo
  • Tuân thủ các quy định
  • Khả năng lập kế hoạch
  • Khả năng ứng phó với những thay đổi về môi trường xung quanh
  • Chất lượng của các chính sách và khả năng kiểm soát việc tuân thủ các chính sách

Earnings (Lợi nhuận)
Lợi nhuận là chỉ số quan trọng nhất để đánh giá công tác quản lý và các hoạt động chiến lược của nhà quản lý thành công hay thất bại. Lợi nhuận sẽ dẫn đến hình thành thêm vốn, đây là điều hết sức cần thiết để thu hút thêm vốn và sự hỗ trợ phát triển trong tương lai từ phía các nhà đầu tư. Lợi nhuận còn cần thiết để bù đắp các khoản cho vay bị tổn thất và trích dự phòng đầy đủ. Bốn nguồn thu nhập chính của ngân hàng là:
  • Thu nhập từ lãi
  • Thu nhập từ lệ phí, hoa hồng
  • Thu nhập từ kinh doanh mua bán
  • Thu nhập khác

Liquidity (Thanh khoản)
Có hai nguyên nhân giải thích tại sao thanh khoản lại có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với ngân hàng. Thứ nhất, cần phải có thanh khoản để đáp ứng yêu cầu vay mới mà không cần phải thu hồi những khoản cho vay đang trong hạn hoặc thanh lý các khoản đầu tư có kỳ hạn. Thứ hai, cần có thanh khoản để đáp ứng tất cả các biến động hàng ngày hay theo mùa vụ về nhu cầu rút tiền một cách kịp thời và có trật tự. Do ngân hàng thường xuyên huy động tiền gửi ngắn hạn (với lãi suất thấp) và cho vay số tiền đó với thời hạn dài hạn (lãi suất cao hơn) nên ngân hàng về cơ bản luôn có nhu cầu thanh khoản rất lớn.

Lòng tin của người gửi tiền
Thanh khoản ảnh hưởng đến lòng tin của người gửi tiền và người cho vay. Thanh khoản kém, chứ không phải là chất lượng tài sản có kém, mới là nguyên nhân trực tiếp của hầu hết các trường hợp đổ vỡ ngân hàng.

Đánh giá những vướng mắc

Rất khó có thể xây dựng một thước đo duy nhất để định lượng được hay bao quát được tất cả các yếu tố về thanh khoản, mức độ đủ vốn, chất lượng tài sản có và lợi nhuận, do có nhiều khác biệt về quy mô, hoạt động giữa các ngân hàng khác nhau, cũng như do ảnh hưởng của điều kiện thị trường khu vực, quốc gia và quốc tế. Không có một tỷ lệ nào thực sự bao hàm được các khía cạnh khác nhau của yếu tố thanh khoản đối với tất cả các ngân hàng với quy mô và loại hình khác nhau.

Các yếu tố về thanh khoản

Nói chung có thể đánh giá mức độ thanh khoản dựa trên khả năng của ngân hàng trong việc đáp ứng nhu cầu về vốn cho hoạt động của mình. Những yếu tố cần xem xét bao gồm mức độ biến động của tiền gửi, mức độ phụ thuộc vào nguồn vốn nhạy cảm với rủi ro, khả năng sẵn có của những tài sản có thể chuyển đổi nhanh chóng thành tiền mặt, khả năng tiếp cận đến thị trường tiền tệ, mức độ hiệu quả nói chung của chiến lược, chính sách quản lý tài sản nợ và tài sản có của ngân hàng, tuân thủ với các chính sách thanh khoản nội bộ ngân hàng, nội dung, quy mô và khả năng sử dụng dự kiến của các cam kết cấp tín dụng.

Sensitivity to Market Risk (Mức độ nhạy cảm với rủi ro thị trường)
Mức độ nhạy cảm với rủi ro thị trường được thể hiện bằng chữ cái S (Sensitivity) trong hệ thống phân tích CAMELS. Phân tích S nhằm đo lường mức độ ảnh hưởng của thay đổi về lãi suất và/hoặc tỷ giá đến giá trị của lợi nhuận hay vốn cổ phần. Phân tích S quan tâm đến khả năng của ban lãnh đạo ngân hàng trong việc xác định, giám sát, quản lý và kiểm soát rủi ro thị trường, đồng thời đưa ra dấu hiệu chỉ dẫn định hướng rõ ràng và tập trung

Phân tích
Trong điều kiện không có nhiều các tỷ lệ thanh khoản khác nhau thì có một cách hữu hiệu hơn để đánh giá thanh khoản là xây dựng bản mô tả tài sản có và tài sản nợ của ngân hàng (theo kỳ hạn) để tính toán mức chênh giữa các tài sản có đến hạn và tài sản nợ đến hạn. Việc phân tích mức chênh nhằm định lượng sự mất cân đối về kỳ hạn của tài sản có và tài sản nợ. Tình trạng mất cân đối này phát sinh khi kỳ hạn của bên nguồn vốn khác với kỳ hạn của bên sử dụng vốn. Việc phân tích mức chênh còn giúp lượng hoá được ảnh hưởng của những thay đổi về lãi suất thị trường đến lợi nhuận và giá trị tài sản có ròng của ngân hàng.

Hệ thống phân tích CAMEL được áp dụng nhằm đánh giá độ an toàn, khả năng sinh lời và thanh khoản của ngân hàng. An toàn được hiểu là khả năng của ngân hàng bù đắp được mọi chi phí và thực hiện được các nghĩa vụ của mình. Tiêu chí an toàn được đánh giá thông qua đánh giá mức độ đủ vốn, chất lượng tín dụng (tài sản có) và chất lượng quản lý. Khả năng sinh lời là việc ngân hàng có thể đạt được một tỷ lệ thu nhập từ số tiền đầu tư của chủ sở hữu hay không. Thanh khoản là khả năng đáp ứng được mọi nhu cầu về vốn theo kế hoạch hoặc bất thường. Cần luôn luôn lưu ý là các báo cáo tài chính không thể cung cấp đầy đủ mọi thông tin mà người phân tích muốn có để đánh giá mức độ an toàn, khả năng sinh lời và thanh khoản của ngân hàng. Do đó, cần kết hợp việc phân tích theo CAMEL với những đánh giá định tính của ngân hàng để có thể thu đuợc kết quả phân tích ngân hàng kỹ lưỡng và hữu ích.

Tham khảo thêm: What are CAMELS ratings?

During an on-site bank exam, supervisors gather private information, such as details on problem loans, with which to evaluate a bank's financial condition and to monitor its compliance with laws and regulatory policies. A key product of such an exam is a supervisory rating of the bank's overall condition, commonly referred to as a CAMELS rating. This rating system is used by the three federal banking supervisors (the Federal Reserve, the FDIC, and the OCC) and other financial supervisory agencies to provide a convenient summary of bank conditions at the time of an exam.

The acronym "CAMEL" refers to the five components of a bank's condition that are assessed: Capital adequacy, Asset quality, Management, Earnings, and Liquidity. A sixth component, a bank's Sensitivity to market risk, was added in 1997; hence the acronym was changed to CAMELS. (Note that the bulk of the academic literature is based on pre-1997 data and is thus based on CAMEL ratings.) Ratings are assigned for each component in addition to the overall rating of a bank's financial condition. The ratings are assigned on a scale from 1 to 5. Banks with ratings of 1 or 2 are considered to present few, if any, supervisory concerns, while banks with ratings of 3, 4, or 5 present moderate to extreme degrees of supervisory concern.

All exam materials are highly confidential, including the CAMELS. A bank's CAMELS rating is directly known only by the bank's senior management and the appropriate supervisory staff. CAMELS ratings are never released by supervisory agencies, even on a lagged basis. While exam results are confidential, the public may infer such supervisory information on bank conditions based on subsequent bank actions or specific disclosures. Overall, the private supervisory information gathered during a bank exam is not disclosed to the public by supervisors, although studies show that it does filter into the financial markets.

(Nguồn: http://www.frbsf.org/econrsrch/wklyltr/wklyltr99/el99-19.html#subhead1 )


Câu 2: Rủi ro tín dụng là gi? Phân tích các chỉ tiêu phản ánh rủi ro tín dụng

Rủi ro tín dụng là thuật ngữ sử dụng trong hoạt động cho vay của ngân hàng. Đó là khả năng không chi trả được nợ của người đi vay đối với người cho vay khi đến hạn phải thanh toán. Luôn là người cho vay phải chịu rủi ro khi chấp nhận một hợp đồng cho vay tín dụng. Bất kỳ một hợp đồng cho vay nào cũng có rủi ro tín dụng.

Các chỉ tiêu phản ánh: Mức độ rủi ro cao hay thấp của tín dụng phụ thuộc vào nhiều yếu tố khách quan và chủ quan của mục đích vay vốn cũng như hoạt động của người vay vốn.

Các yếu tố khách quan
    Các yếu tố khách quan thường là những nhìn nhận ban đầu và tổng quát về triển vọng của dự án cần vay vốn. Nếu dự án có triển vọng thành công cao thì rủi ro tín dụng thấp và ngược lại. Các yếu tố này bao gồm:
    1. Môi trường kinh tế: thị trường, đối thủ cạnh tranh, khả năng tiêu thụ...
    2. Sự phát triển của ngành liên quan: nếu ngành liên quan đến dự án đang ở giai đoạn phát triển thì dự án có nhiều khả năng thành công. Ngược lại; nếu ngành liên quan đến dự án đang ở giai đoạn suy thoái và có nhiều công ty trong ngành làm ăn thua lỗ thì khả năng thành công của dự án là thấp.
    3. Môi trường pháp lý: Luật bảo hiểm, luật lao động, luật cạnh tranh... là những điều khoản cần được quan tâm khi đánh giá một dự án.

    Các yếu tố chủ quan 
      Các yếu tố chủ quan có thể được hiểu là tính tin cậy của doanh nghiệp đi vay hay khả năng trả nợ của doanh nghiệp khi đến hạn. Nhân tố này được phân tích chủ yếu dựa vào các dữ liệu kế toán của doanh nghiệp.
      1. Hiệu quả hoạt động hiện tại của doanh nghiệp: kết quả kinh doanh hàng quí và hàng năm của doanh nghiệp.
      2. Các khoản tín dụng hiện tại và lịch sử của các khoản tín dụng quá khứ của doanh nghiệp: Nếu hiện tại doanh nghiệp đang có các khoản vay khác và có các khoản vay tín dụng quá hạn chưa được thanh toán hay doanh nghiệp có các khoản vay tín dụng đã được thanh toán nhưng thường quá hạn phải chi trả... thì tín tin cậy của doanh nghiệp là thấp, và việc cho doanh nghiệp vay tín dụng sẽ có rủi ro cao.
      3. Khả năng tài chính của doanh nghiệp: được căn cứ dựa vào vốn tự có, các khoản cho vay, tài sản thế chấp, người bảo lãnh...Các ngân hàng có thể đánh giá mức rủi ro tín dụng trên cơ sở xác định tỷ lệ tổng vốn cần vay của doanh nghiệp/vốn tự có của doanh nghiệp. Nếu tỷ lệ này là cao thì rủi ro tín dụng cao, và ngược lại.
      4. Tính thanh khoản cũng là một nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng. Dù doanh nghiệp có tình trạng kinh tế tốt nhưng nếu tính thanh khoản hay khả năng huy động tiền mặt không cao thì doanh nghiệp có nhiều khả năng phải thanh toán nợ quá hạn quy định. Điều này đồng nghĩa với việc doanh nghiệp có rủi ro tín dụng cao.



      Giang's BLOG sưu tầm

      - - 9 bình luận
      CHUYÊN MỤC
      • Google Comment (9)
      • Facebook Comment ()
      • Emotion
        1. k có phần giải mẫu bài tập à anh? đọc bài tập mà k hiểu gì hết, hix :(

          ReplyDelete
        2. Không có phần giải mẫu em ah. Anh đã chỉnh sửa lại cho dễ nhìn phần bài tập.
          Nhưng chưa có thời gian làm chúng...., em hãy thử mày mò xem sao B)

          ReplyDelete
        3. Thu lãi =180x20% + 1000x (100%-6%)(100%-2%) = 112,344
          Chi lãi = 1200x8% =96

          TNST= (thu lãi - chi lãi + thu khác - chi khác ) x (1 - Thuế TNDN) = 8,16768
          ROA = TNST/Tổng TS =8,16768 / 2380

          ReplyDelete
        4. hơ hơ nhầm nhọt tí cái thu lãi : quên mất ko nhân 12%

          ReplyDelete
        5. uh, nhưng cái 180 x 1% chứ, 20% ở đâu ra vậy nhỉ :o

          ReplyDelete
        6. Đề thi nghiệp vụ tín dụng Lienvietbank 17/07/2010
          I. Lý thuyết: Mục tiêu của việc nghiên cứu và phát triển sản phẩm dịch vụ ngân hàng. Nêu các bước cơ bản của việc nghiên cứu và phát triển sản phẩm dịch vụ ngân hàng.
          II. Thực tế:
          Công ty XNK nông sản Bắc Việt lập hồ sơ vay vốn 5,5 tỷ VND, thời hạn trả nợ 5 tháng. Chi phí phát sinh:
          + Thu mua 1100 tấn NVL
          + Giá mua 6,5 triệu/tấn
          + Chi phí vận chuyển 70000vnd/tấn
          + Chi phí chế biến, gia công, bán hàng : 500000vnd/tấn
          + VCSH tham gia =30% nhu cầu sử dụng vốn.
          + Thời gian luân chuyển vốn là 3 tháng
          + Thời gian thu hồi vốn là 4 tháng
          + Giá trị tài sản thế chấp là 7,5 tỷ
          Y/c: Theo anh chị có nên chấp nhận mức cho vay và thời hạn vay trên không? Nêu rõ lý do tại sao?
          Biết: + Mọi thủ tục pháp lý đủ tiêu chuẩn, ngân hàng đủ khả năng cho vay
          + Hạn mức cho vay bằng 70% giá trị tài sản đảm bảo.

          ReplyDelete
        7. Cảm ơn bạn rong_con. Bài viết của bạn đã được đăng. Mọi người hãy cùng tham gia bình luận tại Link Đề thi nghiệp vụ tín dụng Lienvietbank 17/07/2010

          ReplyDelete
        8. Theo Chaien thì câu số 2: Các tiêu chí để xác định rủi ro tính dụng khác với nguyên nhân rủi ro chứ. Có nhầm lẫn ko nhỉ.
          Theo mình thì các tiêu chí như:
          - Nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ.

          - Tỷ lệ nợ xấu trên vốn chủ sở hữu.

          - Tỷ lệ nợ xấu trên quĩ dự phòng tổn thất.

          - Nợ đáng nghi ngờ (nợ có vấn đề) - có khả năng chuyển thành nợ xấu cao.

          - Nợ không có tài sản đảm bảo.


          CÁC BẠN CÓ THỂ TÌM HIỂU THÊM QUA BÀI VIẾT TẠI:
          http://www.congnghemoi.net/Baomatmang/ChitietBaomat/tabid/920/ArticleID/74889/tid/1609/language/vi-VN/Default.aspx

          ReplyDelete
        9. câu 3 bao gồm cả bài tập lun đó hà Giang. Hay là nó là 2 câu khác nhau. Tình hình là đọc đề mình chưa có hiểu lắm.

          ReplyDelete

        Một số lưu ý khi bình luận

        Mọi bình luận sai nội quy sẽ bị xóa mà không cần báo trước

        Bấm Thông báo cho tôi bên dưới khung bình luận để nhận thông báo khi admin trả lời

        Để được tư vấn về thi tuyển ngân hàng, hãy để lại kèm số điện thoại và/hoặc email của bạn nhé!

      • :))
        :((
        :D
        :(
        :)
        :-)
        ;)
        =))
        :p
        =.=
        ==
        ^_^
        /=he
        :*
        /=r
        /=l
        :v
        /=ok
        /=clap
        (y)
        (yy)
        /=hi
        /=j
        /=hup
        /=hd
        /=hl
        /=hr
        /=s
        <3