Popular Posts
Trong bài 49 của sách học "50 Reading texts in Banking & Finance" có đoạn "Basically there will be a drop in profits if working capital is raised without a corresponding rise in production" (Về cơ bản nếu vốn lưu động tăng lên nhưng không tương thích với sự tăng trong quá trình sản xuất sẽ làm giảm lợi nhuận của công ty). Và đầu đoạn 5 trong bài có đề cập đến "Just-in-time Philosophy"




Đọc xong bài này, mình mới hiểu thêm về bài text 49 muốn nói j và "Just-in-time Philosophy" là cái j



Giới thiệu mô hình Just-in-time

http://www.qualitycoach.net/data/i2/jitenna.jpg

Hệ thống quản lý hàng tồn kho là một phần của quá trình quản lý sản xuất nhằm mục đích giảm thiểu chi phí hoạt động và chi phí sản xuất bằng cách loại bỏ bớt những công đoạn kém hiệu quả gây lãng phí. Nghĩa là doanh nghiệp chỉ sản xuất một số lượng đúng bằng số lượng mà công đoạn tiếp theo cần đến. Các nguồn nguyên vật liệu và hàng hóa cần thiết trong quá trình sản xuất và phân phối được dự báo và lên kế hoạch chi tiết sao cho quy trình tiếp theo có thể thực hiện ngay sau khi quy trình hiện thời chấm dứt.
Hệ thống quản lý hàng tồn kho được dựa trên ý tưởng là thay vì tốn chi phí cho việc dự trữ hàng hóa thì các nhà sản xuất có thể cung cấp chính xác số lượng cần thiết vào chính xác cả về thời điểm giao hàng và số lượng cần giao.
“Just In Time” nhằm mục đích giảm đi chi phí không cần thiết giữa các công đoạn. Trong các giai đoạn sản xuất nguyên liệu được đáp ứng đầy đủ và chính xác vào lúc cần thiết ,không có tình trạng tồn trữ và thiếu hụt nguyên vật liệu. Mỗi công đoạn sản xuất sẽ sản xuất ra số lượng cần thiết và hệ thồng chỉ sản xuất ra các sản phẩm mà khách hàng muốn. Qua đó không có hạng mục nào sản xuất ra thành phẩm mà không có đầu ra phải tồn kho và không có nhân công, thiết bị nào phải chờ đợi vì không có NVL để sản xuất. Như vậy mô hình đã giảm thiểu được chi phí tồn kho và chi phí thiệt hai do thiếu NVL.
Hệ thống quản lý hàng tồn kho “Just In Time” được phát triển bởi công ty Toyota Nhật bản vào những năm 90. Eiji Toyota và TAichi Ohmo của Toyota Motor đã phát triển một khái niệm sản xuất mới mà ngày nay gọi là hệ thống sản xuất Toyota. Nền tảng của hệ thống sản xuất này dựa trên nền tảng là duy trì liên tục dòng sản phẩm trong các nhà máy nhằm thích ứng linh hoạt sự thay đổi của thị trường,đây chính là khái niệm của Just-In-Time sau này. Dư thừa tồn kho và lao động được hạn chế tối đa, qua đó tăng năng suất và giảm chi phí. Tuy nhiên Toyota cũng đưa ra 3 tiêu chuẩn để thực hiện mục tiêu đó:
  • Kiểm soát chất lượng: giúp hệ thống thích ứng một cách nhanh chóng với sự biến động của thị trường và độ đa dạng.
  • Bảo đảm chất lượng: đảm bảo mỗi quy trình chỉ tạo ra các đơn vị sản phẩm tốt cho các quy trình sản xuất tiếp theo.
  • Tôn trọng con người: vì nguồn nhân lực phải chịu nhiều sức ép dưới nổ lực phải giảm thiểu chi phí.
Trong quá trình sản xuất của Toyota các linh kiện được đáp ứng nhu cầu đúng lúc với số lượng cần thiết, từ đó tồn kho sẽ giảm đáng kể kéo theo việc giảm diện tích kho hàng, kết quả là chi phí cho kho bãi được triệt tiêu.
Sau Nhật, Just In Time được 2 chuyên gia là Deming và Juran phát triển ở Bắc Mỹ, và sau đó lan rộng ra khắp thế giới.
Điều kiện áp dụng
Mô hình Just In Time tỏ ra hiệu quả nhất đối với những doanh nghiệp có những hoạt động sản xuất lặp đi lặp lại. Một đặc trưng quan trọng của mô hình Just In Time là kích thước lô hàng nhỏ trong cả hai quá trình sản xuất và phân phối từ nhà cung ứng. Kích thước lô hàng nhỏ sẽ tạo ra một số thuận lợi cho doanh nghiệp như: lượng hàng tồn kho sản phẩm dở dang sẽ ít hơn so với lô hàng có kích thước lớn, điều này sẽ giảm được chi phí lưu kho và tiết kiệm được diện tích kho bãi. Lô hàng có kích thước nhỏ hơn sẽ ít cản trở hon tai nơi làm việc. Dễ kiểm tra chất lượng lô hàng và khi phát hiện sai soát thì chi phí sửa lại lô hàng sẽ thấp hơn lô hàng có ích thước lớn.
Tuy nhiên việc sử dụng mô hình Just-In-Time đòi hỏi phải có sự kết hợp chặt chẽ giữa nhà sản xuất và nhà cung cấp, bởi vì bất kỳ một sự gián đoạn nào cũng có thể gây thiệt hại cho nhà sản xuất vì sẽ phải chịu những tổn thất phát sinh do việc ngừng sản xuất.



Nguồn: Sưu tầm

- - 0 bình luận
CHUYÊN MỤC
  • Google Comment (0)
  • Facebook Comment ()
  • Emotion
  • Một số lưu ý khi bình luận

    Mọi bình luận sai nội quy sẽ bị xóa mà không cần báo trước

    Bấm Thông báo cho tôi bên dưới khung bình luận để nhận thông báo khi admin trả lời

    Để được tư vấn về thi tuyển ngân hàng, hãy để lại kèm số điện thoại và/hoặc email của bạn nhé!

  • :))
    :((
    :D
    :(
    :)
    :-)
    ;)
    =))
    :p
    =.=
    ==
    ^_^
    /=he
    :*
    /=r
    /=l
    :v
    /=ok
    /=clap
    (y)
    (yy)
    /=hi
    /=j
    /=hup
    /=hd
    /=hl
    /=hr
    /=s
    <3