Popular Posts

Trước khi đi vào chi tiết, tôi xin trình bày tóm tắt một số nội dung cơ bản trong hoạt động xét cấp HMTD tại các ngân hàng hiện nay, như sau:
  • Cho vay theo HMTD là một trong hai phương thức cho vay ngắn hạn phổ biến đối với các doanh nghiệp hiện nay.
  • Việc xét cấp HMTD không có một khuôn mẫu chung thống nhất giữa các ngân hàng, hay nói cách khác là luôn có sự khác nhau giữa các ngân hàng, tuỳ theo đối tượng khách hàng, phương án, lĩnh vực, xu hướng ngành nghề khác nhau.
  • Kỹ thuật xác định HMTD hiện nay tại các ngân hàng đang áp dụng thông thường dựa trên 2 cách : (a) Dựa vào chênh lệch nguồn và sử dụng nguồn; (b) Dựa vào lưu chuyển tiền tệ.
  • Điều kiện áp dụng đối với loại hình cho vay ngắn hạn này thường là những khách hàng đã có quan hệ tín dụng có uy tín với ngân hàng, có tình hình tài chính lành mạnh, hoạt động kinh doanh đi vào ổn định, có nguồn thông tin khá đầy đủ chính xác.
  • Trong quá trình xét cấp HMTD, yếu tố kinh nghiệm cá nhân, bộ phận phụ trách tín dụng là rất cần thiết góp phần quan trọng trong tiêu chí : “không quá khắt khe khiến không đáp ứng nhu cầu vốn cho doanh nghiệp, cũng như tránh tình trạng cho vay quá mức cần thiết làm tổn hại đến khả năng thu hồi nợ”.
  • Nét đặc trưng của hình thức cho vay này: đối tượng cho vay là đối tượng gộp; hoạt động vay trả diễn ra liên tục; có thể không có thời hạn vay và kỳ hạn trả nợ cụ thể chỉ có thời hạn hiệu lực của hợp đồng tín dụng hạn mức; doanh số cho vay có khi lớn hơn HMTD trong thời gian duy trì HMTD.


http://www.uiowa.edu/~purchase/PCard/images/forms.gif


Kỹ thuật xác định HMTD trong thực tế tại một số ngân hàng hiện nay.


1. Dựa vào chênh lệch nguồn và sử dụng nguồn : Tôi xin chia sẽ cách xác định HMTD của ngân hàng công thương (ICB) :

Tổng quát : HMTD = Nhu cầu Vốn lưu động kỳ kế hoạch - Vốn tự có - Vốn huy động khác
Trong đó :
(1) Vốn tự có = Tài sản lưu động – Nợ ngắn hạn phải trả.
(2) Nhu cầu VLĐ kỳ kế hoạch = (Tổng CPSX kỳ kế hoạch) / (Vòng quay VLĐ kỳ kế hoạch)
(3) Vòng quay VLĐ kỳ kế hoạch = (Doanh thu thuần kỳ kế hoạch) / (Bình quân TSLĐ kỳ kế hoạch)

Trong thực tế thì thế nào?

  • Cơ sở ngân hàng xét cấp HMTD: Bảng kế hoạch kinh doanh và Báo cáo tài chính doanh nghiệp.
  • Cách triển khai: xuất phát từ dữ liệu phục vụ cho việc tính toán đều trên cơ sở ước lượng/ dự toán từ khách hàng cung cấp trong bảng kế hoạch đề xuất để xin xét cấp HMTD. Mà đã là kế hoạch dĩ nhiên vẫn còn đó sự không chắc chắn dưới góc nhìn của nhân viên tín dụng ngân hàng.
Vậy cho nên trong quá trình tính toán (3) Vòng quay VLĐ kỳ hoạch, thông thường bộ phận tín dụng thường lấy số liệu thực tế kỳ gần nhất trên cơ sở tham chiếu thêm thông tin trong bảng kế hoạch kinh doanh của khách hàng và điều chỉnh thêm biên độ tăng giảm phù hợp (thường do các trưởng phòng có kinh nhgiệm).

Lúc này :(3) Vòng quay VLĐ t+1 = {( Doanh thu thuần kỳ t) / (bình quân TSLĐ kỳ t )} ( +, - ) % Mức điều chỉnh.

Lưu ý : ( +, _ ) % mức điều chỉnh tuỳ thuộc từng kế hoạch khách hàng, lĩnh vực ngành nghề hoạt động, dữ liệu khách hàng hiện có, dữ liệu so sánh trong ngành hoặc tương đương. Điều này đòi hỏi người quyết định phải có một kinh nghiệm chuyên môn.

Sau khi xác định được (3), thì bước tiếp là xác định cho được (2) Nhu cầu VLĐ kỳ kế hoạch. Trong đó, Tổng CPSX kỳ kế hoạch thông thường dựa trên bảng kế hoạch của khách hàng cộng với tham chiếu số liệu thực tế kỳ gần nhất.

Lúc này : Tổng CPSX kỳ (t+1) = Tổng CPSX kỳ t + % tỷ lệ điều chỉnh .

Lưu ý : % Tỷ lệ điều chỉnh còn tuỳ thuộc vào việc xem xét các yếu tố lĩnh vực ngành nghề, chu kỳ tăng trưởng, sinh trưởng, tính thời vụ…. Tỷ lệ này cũng này đòi hỏi người quyết định phải có một kinh nghiệm chuyên môn.

Trong cách tiếp cận này, ngoài ngân hàng ICB ra, thì một số ngân hàng khác như ngân hàng đầu tư phát triển, nông nghiệp nông thôn về cơ bản cũng có cách làm tương tự nhau.

2. Dựa vào lưu chuyển tiền tệ:

a. Cở sở xác định HMTD: Thông qua các Báo cáo tài chính, Bảng kế hoạch nhận từ khách hàng, ta dự toán các nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp dưới dạng thành tiền để lập bảng lưu chuyển tiền tệ.

b. Trình tự xác định HMTD thông qua lưu chuyển tiền tệ.

  • Xác định lưu chuyển tiền tệ ròng trong kỳ dự toán.
  • Tính thặng dự / thâm hụt
  • So sánh với số dư tiền tối thiểu trong kỳ dự toán để xác định kế hoạch giải ngân / thu nợ.
  • Xác định HMTD.
Việc xác định lưu chuyển tiền tệ như chúng ta đã được biết trong tài chính doanh nghiệp và thẩm định dự án. Thông thường hiện nay có hai phương pháp cách xác định lưu chuyển tiền tệ : Trực tiếp và gián tiếp. Trong hai phương pháp này, mặc dù cách tiếp cận khác nhau nhưng đều đi đến kết quả cuối cùng đó là dòng tiền ròng phải như nhau. Nếu như cách tiếp cận trực tiếp cho ta biết được các dòng tiền vào, dòng tiền ra đi đâu, về đâu như thế nào, thì trong cách tiếp cận gián tiếp cho ta biết được một doanh nghiệp có lợi nhuận nhưng chưa chắc là có tiền. Ở đây, tôi xin chia sẽ đến các bạn cách xác định HMTD thông qua lưu chuyển tiền tệ theo phương pháp trực tiếp
Các hoạt động chủ yếu trên báo cáo ngân lưu bao gồm :
Bảng 1 : Ngân lưu vào và ra của từng hoạt động


Ngân lưu vào
Ngân lưu ra
I/. Ngân lưu từ hoạt động kinh doanh.

  • Thu tiền khách hàng
  • Chi trả cho người bán
  • Thu lãi vay và thu cổ tức được chia.
  • Chi trả : lương, lãi vay, thuế .
  • Thu khác từ hoạt động kinh doanh
  • Chi trả khác cho hoạt động kinh doanh.
II/. Ngân lưu từ hoạt động đầu tư.

  • Thanh lý TSCĐ cũ.
  • Mua sắm TSCĐ mới.
  • Bán chứng khoán đầu tư
  • Mua chứng khoán đầu tư.
  • Thu nợ cho vay
  • Cho vay.
III/. Ngân lưu từ hoạt động tài trợ.

  • Vay tiền.
  • Trả nợ vay.
  • Phát hành cổ phiếu .
  • Mua lại cổ phiếu, chi trả cổ tức.
  • Phát hành trái phiếu.
  • Mua lại trái phiếu.


Tương ứng với mỗi dòng ngân lưu vào, ra ở trong từng hoạt động trên, ta sẽ xác định được dòng tổng ngân lưu vào, tổng ngân lưu ra và dòng lưu chuyển tiền tệ ròng.

Sau đây, tôi xin lấy một ví dụ minh hoạ diễn giải cụ thể và chi tiết để hiểu vần đề.

Ví dụ :
Ngân hàng A thẩm định hồ sơ vay vốn của Công ty TM – DV B, thu được các thông tin sau :

1. Số dư tiền tài thời điểm 31/12/2006 : 07 tỷ đồng.
2. Từ kế hoạch kinh doanh dự toán được các số liệu sau :


Đvt : Tỷ đồng



Tháng 01
Tháng 02
Tháng 03
Dòng tiền vào
18
20
26
Dòng tiền ra
28
27
20
Số dư tiền tối thiểu
12
10
6


3. Công ty là khách hàng có uy tín, đủ điều kiện áp dụng cho vay theo hạn mức tín dụng.
4. Dự nợ ngắn hạn hiện tại bằng 0.
5. Giả định các yếu tồ khác không thay đổi.
Hãy xác định HMTD quý I /2007 thông qua lưu chuyển tiền tệ. HMTD bao gồm cả dư nợ cũ ( nếu có ).

Bước 1: Bảng dự toán lưu chuyển tiền tệ
Đvt : Tỷ đồng


Tháng 01
Tháng 02
Tháng 03
Dòng tiền vào
18
20
26
Dòng tiền ra
28
27
20
Lưu chuyển tiền tệ ròng
( 10 )
( 7 )
6

Bước 2 : Cách xác định HMTD


STTDanh mục
31/12/2006
Tháng 01/07
Tháng 02/07
Tháng 03/07
1
Tiền đầu kỳ
7
7
12
10
2
LCTT ròng

-10
-7
6
3
Thặng dư/Thâm hụt
( 1+2 )
-3
5
16
4
Số dư tiền tồi thiểu

-12
-10
-6
5
Vay nợ ngắn hạn
(3+4)
15
5
0
6
Trả nợ ngắn hạn

0
0
16
7
Tiền cuối kỳ (*)
( 3+5 – 6 )
12
10
0
8
Dư nợ vay

15
20
4
9
Kế hoạch




10
+ giải ngân

15
5
0
+ thu nợ
0
0
16
11
HMTD


20








Như ta đã biết, HMTD là mức dư nợ vay tối đa được duy trì trong một thời hạn nhất định mà ngân hàng và khách hàng đã thoã thuận trong hợp đồng tín dụng. Theo cách hiểu này, ta dễ dàng xác định HMTD tối đa trong ví dụ trên là: 20 tỷ đồng.
3. Dựa vào bảng cân đối kế toán tóm tắt

Bản chất của HMTD là bổ sung vốn lưu động cho DN sxkd, vì vậy để tính được HMTD thì trước tiên phải tính được nhu cầu Vốn lưu động của DN đó dựa trên Kế hoạch sxkd của họ:

(1) Ước tính Doanh thu kỳ Kế hoạch
(2) Tính toán tỷ trọng Giá vốn hàng bán trên Doanh thu kỳ Kế hoạch (dựa vào tỷ trọng bình quân hàng năm)
(3) => Giá vốn hàng bán kỳ KH (lấy 1 x 2)
(4) Ước tính thời gian luân chuyển hàng tồn kho (dựa vào tỷ trọng bình quân hàng năm)
(5) ước tính thời gian thu hồi công nợ
(6) ước tính thời gian thanh toán công nợ
(7) => thời gian thiếu hụt nguồn vốn lưu động = 4 + 5 - 6
(8) tính nhu cầu vốn lưn động = (3 x 7) / 365
(9) xác định vốn tự có của DN tham gia và vốn huy động được từ nguồn khác
(10) => Ngân hàng sẽ cấp cho Doanh nghiệp HMTD = 8 - 9
Đây là phương pháp tính đơn giản, dễ hiểu được nhiều Ngân hàng sử dụng, các bạn có thể tham khảo
Minh hoạ thêm cho cách tính thứ 3

Hạn mức tín dụng được xác định theo công thức sau:
Hạn mức TD = Tài sản lưu động - Nợ ngắn hạn phi NH - Phần vốn chủ sở hữu tham gia – Nợ dài hạn đáp ứng nhu cầu vốn lưu động thường xuyên – Nợ khác đáp ứng nhu cầu vốn lưu động.

Căn cứ để xác định hạn mức tín dụng là kế hoạch tài chính của doanh nghiệp, trong đó dự báo chi tiết về tài sản và nguồn vốn.

Minh họa: Ngân hàng A nhận được thông tin về khách hàng như sau:

Bảng Kế hoạch tài chính của Doanh nghiệp A
Đơn vị: Triệu đồng
Tài sản Số tiền Nợ và vốn chủ sở hữu Số tiền
Tài sản lưu động
4.150
Nợ phải trả
5.450
Tiền mặt và tiền gửi ngân hàng
500
Nợ ngắn hạn
4.250
Chứng khoán ngắn hạn
0
Phải trả ngưới bán
910
Khoản phải thu
750
Phải trả CNV
750
Hàng tồn kho
2.500
Phải trả khác
150
Tài sản lưu động khác
400
Vay ngắn hạn ngân hàng
2.440
Tài sản cố định
3.000
Nợ dài hạn
1.200
Đầu tư tài chính dài hạn
500
Vốn chủ sở hữu
2.200
Tổng cộng tài sản
7.650
Tổng cộng nợ và vốn chủ sở hữu
7.650

Dựa vào kế hoạch tài chính trên đây, có ba cách xác định hạn mức tín dụng.
Cách 1 : Vốn chủ sở hữu tham gia theo tỷ lệ phần trăm tối thiểu (giả sử trong trường hợp này là 30% ) tính trên chênh lệch giữa tài sản lưu động và nợ ngắn hạn phi ngân hàng.
1. Giá trị TSLĐ
4.150
2. Nợ ngắn hạn phi ngân hàng = ( 910 + 750 + 150 )
1.810
3. Mức chênh lệch = (1) - (2)
2.340
4. Vốn chủ sở hữu tham gia = (3) x tỷ lệ tham gia (30%)
702
5. Mức cho vay tối đa của ngân hàng = (3) - (4)
1.638

Cách 2 : Vốn chủ sở hữu tham gia theo tỷ lệ % tối thiểu ( giả sử là 30% ) tính trên tổng tài sản lưu động.
1. Giá trị TSLĐ
4.150
2. Vốn chủ sở hữu tham gia = 30% x (1)
1.245
3. Mức chênh lệch = (1) - (2)
2.905
4. Nợ ngắn hạn phi ngân hàng = ( 910 + 750 + 150 )
1.810
5. Mức cho vay tối đa của ngân hàng = (3) - (4)
1.095

Cách 3 : Ngân hàng có cho vay dài hạn để đáp ứng nhu cầu vốn lưu động thường xuyên (giả sử là 300 ) và vốn chủ sở hữu tham gia theo tỷ lệ % tối thiểu (giả sử là 30% ) tính trên tổng tài sản lưu động.
1. Giá trị TSLĐ
4.150
2. Giá trị TSLĐ do nguồn dài hạn tài trợ
300
3. Giá trị TSLĐ chưa có nguồn tài trợ (1) - (2)
3.850
4. Vốn chủ sở hữu tham gia (30%) x (3)
1.155
5. Nợ ngắn hạn phi ngân hàng = ( 910 + 750 + 150 )
1.810
6. Mức cho vay tối đa của ngân hàng = (3) - (4) - (5)
885


Nguồn: Saga

- - 0 bình luận
CHUYÊN MỤC
  • Google Comment (0)
  • Facebook Comment ()
  • Emotion
  • Một số lưu ý khi bình luận

    Mọi bình luận sai nội quy sẽ bị xóa mà không cần báo trước

    Bấm Thông báo cho tôi bên dưới khung bình luận để nhận thông báo khi admin trả lời

    Để được tư vấn về thi tuyển ngân hàng, hãy để lại kèm số điện thoại và/hoặc email của bạn nhé!

  • :))
    :((
    :D
    :(
    :)
    :-)
    ;)
    =))
    :p
    =.=
    ==
    ^_^
    /=he
    :*
    /=r
    /=l
    :v
    /=ok
    /=clap
    (y)
    (yy)
    /=hi
    /=j
    /=hup
    /=hd
    /=hl
    /=hr
    /=s
    <3