Popular Posts
Một cuộc phỏng vấn việc làm sau đại học, giống như một chuyến viếng thăm nha sĩ hay một bài kiểm tra cuối kỳ, có thể làm sự tự tin của chúng ta biến thành nỗi sợ hãi và lo lắng. Nhưng đừng hoảng sợ! Một vài cách đơn giản, sự chuẩn bị tốt và suy nghĩ tích cực là những phương pháp kỳ diệu làm giảm căng thẳng và giúp bạn tỏa sáng trong cuộc phỏng vấn, thậm chí nếu bạn là người nhút nhát bẩm sinh.
Sự chuẩn bị kỹ càng là nền tảng cho sự tự tin trong phỏng vấn. Trước hết là việc nghiên cứu những thông tin về công ty/ tổ chức nơi bạn phỏng vấn và kết thúc với việc chuẩn bị trang phục (thể hiện sự thông minh, chuyên nghiệp nhưng vẫn thoải mái)
Tìm hiểu các sản phẩm, sứ mệnh, chiến lược, văn hóa và vị trí của công ty. Đọc kĩ mô tả công việc hoặc tài liệu tuyển dụng sau tốt nghiệp, coi chúng như các gợi ý để biết được mục tiêu mà công ty đang hướng tới.
Tìm hiểu về người sẽ phỏng vấn bạn cũng là một cách hay để lên kế hoạch. Điều đó sẽ khiến họ có thiện cảm hơn và do đó sẽ bớt gây khó khăn cho bạn. Đồng thời cũng có thể giúp bạn hiểu rằng nhà tuyển dụng cũng ít nhiều lo lắng trước cuộc phỏng vấn.
Sắp xếp phỏng vấn vào buổi sáng.
Nếu bạn được lựa chọn thời gian phỏng vấn, hãy chọn một cuộc phỏng vấn vào buổi sáng và bạn sẽ không phải lo lắng về nó suốt cả ngày.
Tham gia các buổi hội thảo về nghề nghiệp
Việc tham gia các buổi hội thảo nghề nghiệp sẽ giúp bạn chuẩn bị cho buổi phỏng vấn tốt nhất về kiến thức cũng như kỹ năng và nhờ đó sẽ giúp bạn bớt bồn chồn lo lắng. Hãy đăng kí tham gia các khóa thực hành hay hội thảo. Hãy hỏi người cố vấn nghề nghiệp xem họ có bất kì kiến thức nội bộ nào về những điều mà nhà tuyển dụng quan tâm tới và điều gì sinh viên mới tốt nghiệp cần có để có khả năng trúng tuyển cao hoặc hỏi những người đã đang làm việc ở các công ty để có những lời khuyên kinh nghiệm của chính họ khi ứng tuyển việc làm. 
Hiểu và thuộc CV của bạn rõ như lòng bàn tay.
CV hoặc đơn xin việc của bạn quyết định liệu bạn có một cuộc hẹn cho buổi phỏng vấn hay không. Cố gắng dự đoán các câu hỏi có thể liên quan đến CV của bạn, và chuẩn bị câu trả lời một cách tự tin.
Làm một bản sao CV, đơn xin việc của bạn và mang theo khi phỏng vấn luôn là một ý tưởng không tồi. Thông thường, lướt qua nó có thể giúp bạn trả lời một câu hỏi khó; hoặc ít nhất, bạn có cầm một cái gì đấy để ngăn chặn việc cắn móng tay, hoặc bồn chồn với tay của bạn.
Gọi điện cho một người bạn.
Kiến thức của “insider” là vô giá. Hãy tự hỏi bản thân mình trong những người bạn biết, ai làm việc trong ngành mà bạn đang nhắm mục tiêu. Hỏi họ về vai trò của họ, những kỹ năng cần thiết và các loại câu hỏi có khả năng xuất hiện trong buổi phỏng vấn.
Nếu bạn có một người bạn hay bạn cùng phòng đáng tin cậy, hãy thực hành với họ một vài ngày trước buổi phỏng vấn (thực hành vào đêm trước hoặc buổi sáng buổi phỏng vấn có thể giúp ích nhiều hơn là ngồi lo lắng về nó). Thực hành phỏng vấn là cơ hội lý tưởng để thử các câu hỏi phỏng vấn thường gặp hoặc có khả năng gặp để xem phản ứng, sự thể hiện của bạn qua cử chỉ, biểu đạt gương mặt và lời nói đã được chưa.
Phương pháp thư giãn.
Mặc dù một số căng thẳng là tốt, bí quyết để vượt qua một cuộc phỏng vấn là đi qua nó một cách thoải mái và tự tin thay vì là lo lắng. Phương pháp để giữ bình tĩnh nên bắt đầu từ đêm hôm trước, chẳng hạn ngâm mình trong một bồn nước ấm, đến phòng tập thể dục và ngủ một đêm ngon giấc…
Trong ngày phỏng vấn, hãy cung cấp cho mình một bữa sáng lành mạnh, đi bộ để hít thở không khí trong lành. Trước khi bắt đầu buổi phỏng vấn, đừng quên đứng lại, hít thở sâu, nới lỏng quai hàm và vai để giải tỏa căng thẳng. Bắt đầu từ dưới chân và di chuyển lên, thắt chặt từng phần cơ thể của bạn sau đó thư giãn nó.
Nếu bạn không giỏi trong việc thư giãn, hãy bắt đầu tìm cách để làm quen với nó sớm. Có nhiều cách khác nhau có thể giúp bạn. Nhiều người tập trung vào việc điều chỉnh hơi thở, hãy tra cứu trên mạng để tìm những phương pháp phù hợp với mình.
Dành thời gian rảnh rỗi
Trước buổi phỏng vấn, hãy tìm hiểu tuyến đường từ nhà bạn đến công ty nơi bạn có buổi phỏng vấn và chuẩn bị lịch trình của bạn trong ngày phỏng vấn. Thử di chuyển trước một lần để xem phải đi trong thời gian bao lâu là vừa. Hình thành kế hoạch và định trước trong trường hợp chậm trễ vì lý do phương tiện công cộng hoặc tắc đường. Bạn nên ước lượng thời gian để đến sớm công ty khoảng 10-15 phút, cũng không nên đến trước thời gian phỏng vấn quá nhiều vì điều đó có thể làm bạn hôi hộp và lo lắng khi ngồi chờ phỏng vấn.
Suy nghĩ về nỗi sợ hãi của bạn.
Hãy nghĩ về buổi phỏng vấn xin việc theo quan điểm rằng đây không phải là công việc duy nhất. Họ sẽ không phỏng vấn bạn nếu họ nghĩ rằng bạn không đủ năng lực và tiềm năng cho vị trí này. Hãy thay thế những suy nghĩ tiêu cực bằng suy nghĩ tích cực : “Tôi có thể trúng tuyển” thay vì ” tôi không thể trúng tuyển”.
Đôi khi nghĩ về nó như một cuộc gặp gỡ hơn là một buổi phỏng vấn sẽ giúp bạn vượt qua nỗi sợ phi lý : điều đó sẽ củng cố ý tưởng rằng một buổi phỏng vấn như sự tiếp xúc trao đổi thông tin từ 2 phía.
Hãy suy nghĩ về một thành tựu mà bạn đã đạt được, tự hào về nó và tự xây dựng sự tự tin cho mình. Tự nói với bản thân mình :” tôi đã….., tôi có thể làm được việc này !”.
Chuẩn bị sẵn tinh thần, cứ nghĩ là bạn có thể làm được và đã cố gắng hết sức nhưng hãy đặt giả định là điều tồi tệ nhất có thể xảy ra khi mà bạn bị đánh trượt thì hãy coi đó là một kinh nghiệm cho buổi phỏng vấn sau được tốt hơn và điều đó sẽ giúp bạn bớt lo lắng và có thể tự tin tỏa sáng.
Đi vào và đi ra một cách tự tin.
Một nụ cười rạng rỡ và một cái bắt tay là cách đơn giản để tạo được ấn tượng về sự tự tin. Hỏi người phỏng vấn một số câu hỏi trước khi bạn hoàn thành phỏng vấn có thể để lại một ấn tượng tích cực.
Cuối cùng, đừng lo lắng. Thư giãn và hãy nhớ rằng buổi phỏng vấn này nếu như bạn không qua thì hãy coi đó là kinh nghiệm và như là một trải nghiệm cho bạn.  Nếu vẫn sợ thất bại, hãy mỉm cười, hít thở thật sâu và tự nhủ : “Thắng hay thua, tất cả sẽ kết thúc trong một giờ”
Quick tips để có được sự tự tin trong buổi phỏng vấn xin việc :
  • Thư giãn và coi đây là “buổi gặp gỡ” trao đổi thông tin bình thường.
  • Thay thế những suy nghĩ tiêu cực bằng suy nghĩ tích cực : “Tôi có thể làm tốt”  thay vì “Tôi sợ sẽ không thể làm được”.
  • Một nụ cười và một cái bắt tay là cách đơn giản để tạo ấn tượng tốt cho người phỏng vấn.

 Thi Anh (dịch)
Nguồn : targetjobs.co.uk
Theo: Ybox.vn
- - 0 bình luận
CHUYÊN MỤC
  • Google Comment (0)
  • Facebook Comment ()
  • Emotion
  • Một số lưu ý khi bình luận

    Mọi bình luận sai nội quy sẽ bị xóa mà không cần báo trước

    Bấm Thông báo cho tôi bên dưới khung bình luận để nhận thông báo khi admin trả lời

    Để được tư vấn về thi tuyển ngân hàng, hãy để lại kèm số điện thoại và/hoặc email của bạn nhé!

  • :))
    :((
    :D
    :(
    :)
    :-)
    ;)
    =))
    :p
    =.=
    ==
    ^_^
    /=he
    :*
    /=r
    /=l
    :v
    /=ok
    /=clap
    (y)
    (yy)
    /=hi
    /=j
    /=hup
    /=hd
    /=hl
    /=hr
    /=s
    <3