Nếu bạn đang viết một lá thư xin việc và chẳng biết một người nhận cụ thể nào trong bộ phận tuyển dụng?! "Gửi người có liên quan" có thể là cụm từ tối ưu nhất bạn có thể nghĩ ra để điền vào ô người nhận; nhưng chính cụm từ ấy cũng có thể làm hại bạn đấy. Vâng, vì sao ư? Bạn có muốn nhận được một lá thư mà địa chỉ nhận không phải là bạn và quá chung chung không? Chắc là không.
Dưới đây là một số cách để cải thiện những bức thư như vậy cũng như một số mẹo nhỏ giúp bạn gửi đến đúng người nhận. Việc này còn tuỳ theo từng trường hợp cụ thể, tuỳ theo người nhận là giới tính nào, chứ không phải lúc nào cũng khư khư: "Dear Sirs" cho bức thư xin việc của mình. Với những trường hợp như thế, bạn sẽ cho người tuyển dụng cảm giác chán ngắt để có thể dễ dàng bỏ qua bức thư của bạn. Ngay cả "Dear Sirs or Madam" nghe tốt hơn nhiều, nhưng dường như vẫn còn rất đậm chất cổ điển từ những năm 1950. Hãy thử những thay thế sau:
1. Kính gửi [tên người quản lý bộ phận tuyển dụng].
Với một chút tìm hiểu thông qua internet, bạn có thể dễ dàng có được thông tin này. Nhiều công ty công bố danh sách những người đứng đầu các bộ phận, bạn có thể khai thác nó. Nếu bạn đang định xin vào phòng nhân sự và công ty đăng tải thông tin về trưởng bộ phận nhân sự của họ, hãy đề tên người đó vào mục kính gửi. Có thể họ sẽ không phải là người đầu tiên đọc thư xin việc của bạn trong quy trình tuyển dụng, nhưng nó đáng để bạn thử.
2. Kính gửi bộ phận tuyển dụng nhân sự.
Nếu việc tra cứu trực tuyến là điểm yếu của bạn và làm bạn mất nhiều thời gian thì đây có lẽ là giải pháp cho bạn. Nhà tuyển dụng và quản lý tuyển dụng đều là những người có thẩm quyền quyết định nằm trong cùng một bộ phận, do đó "bộ phận tuyển dụng" có thể là một lựa chọn hợp lý mang tính bao quát. Họ sẽ không có thời gian để thắc mắc tại sao mình nằm trong bộ phận có tên tuyển dụng, mặt khác họ sẽ thấy bạn có được sự thông minh khi bao quát được họ.
Bạn thực sự không thể nào sai với địa chỉ này. Khi sơ yếu lý lịch của bạn được nhập vào hệ thống dữ liệu của bộ phận tuyển dụng, Thì bất cứ nhân viên nào cũng có thể liên lạc với bạn để tuyển dụng cả. Hãy chờ đợi!
3. Kính gửi [Tên của bộ phận mà bạn đang theo đuổi].
Nếu bạn đang theo đuổi một vị trí trong bộ phận tiếp thị, bạn không thể sai khi ghi rằng, "Dear Marketing Department," Những gì có liên quan đến bộ phận của mình đều được nhân viên trong bộ phận đó chú ý. Hơn nữa thư xin việc của bạn sẽ có khả năng phản ánh kỹ năng tiếp thị và kinh nghiệm của bạn. Gửi trực tiếp đến bộ phận mình đang muốn vào làm việc là một ý kiến không tồi để bộ phận này đánh giá trực tiếp năng lực của bạn.
4. Kính gửi [tên người trưởng nhóm phụ trách tuyển dụng].
Một lần nữa, với một chút nỗ lực tìm hiểu trên mạng, bạn có thể tìm ra ai là người sẽ mở các phong bì hồ sơ tuyển dụng. Mặc dù việc gọi trực tiếp cho công ty không phải lúc nào cũng thành công, nhưng bạn có thể thử. Hãy yêu cầu được trao đổi với nhóm tuyển dụng hoặc ai đó trong nhóm phụ trách tìm kiếm nhân tài cho công ty. Mục đích chính của việc này là để cá nhân hóa thư xin việc của bạn và liên lạc với chuyên viên giám sát công việc đó.Lúc đó, bạn có thể hỏi cách thức mà nhân viên công ty đặt tên email.
Một cách khác nữa để tìm được những địa chỉ email này là bằng cách nhìn vào các tài liệu truyền thông có trên trang web của công ty. Nếu may mắn bạn sẽ có được tài liệu nội bộ của nhóm quan hệ công chúng, địa chỉ email những người liên quan sẽ được liệt kê. Thế là xong! Cứ như thế, bạn đã có được địa chỉ email của họ. Và việc liên hệ với nhà tuyển dụng thông qua email cá nhân hoàn toàn nằm trong tầm tay bạn với đầy đủ thông tin về chức vụ và tên họ. Nếu bạn gửi email sai địa chỉ, rất có thể họ sẽ chuyển tiếp nội bộ đến một người chuyên trách hơn trong nội bộ của họ.
5. Kính gửi [tên chuyển tiếp].
Hãy tận dụng mạng liên kết của công ty! Nếu một trong những mối quan hệ của bạn có được địa chỉ email chuyển tiếp từ bộ phận tuyển dụng nội bộ thì hãy tranh thủ với các thông tin này. Các email chắc chắn sẽ được đọc, vì với một địa chỉ chuyển tiếp, hồ sơ của bạn có thể nằm trên hàng ngàn hồ sơ xin việc chung trong hệ thống. Nếu đốt cháy được một chuỗi các email, thư xin việc và sơ yếu lý lịch có khi sẽ đến tay người tuyển dụng đầu tiên. Dù hồ sơ bạn không được đánh giá cao đi nữa thì biện pháp này ít nhất cũng cho bạn một cơ hội. Tại sao bạn không thử?
Nguồn: ScholarshipPlanet