Popular Posts

Nếu chỉ để NH tự giải quyết, Chính phủ không can thiệp, và Quốc hội không bắt tay thì không có đề án nào xử lý dứt điểm được nợ xấu.


Theo đánh giá của Luật sư TS. Trương Thanh Đức, Dự thảo Thông tư hướng dẫn điều kiện, hồ sơ, trình tự và thủ tục góp vốn, mua cổ phần của TCTD mà NHNN đang lấy ý kiến, nếu ban hành sẽ giúp các NH có hành lang pháp lý rõ ràng hơn để thực hiện hoán đổi nợ thành vốn góp.

Có ý kiến cho rằng, việc hoán đổi nợ thành vốn góp cũng tương đối rủi ro, quan điểm của ông về vấn đề này?
Rủi ro hay không không phụ thuộc hành vi này. Mà phụ thuộc vào hiệu quả, chất lượng của DN. Nếu DN không trụ được thì coi như góp vốn của NH bằng 0. Nhưng ngược lại nếu DN khôi phục được hoạt động hiệu quả, có lãi thì đương nhiên đây là một khoản đầu tư tốt của NH. Sau này có cơ hội tốt hơn NH bán đi.
Đây là biện pháp kéo dài cơ cấu khoản nợ, thay vì thu nợ một lần thì NH thu nợ nhiều lần. Nhưng tôi nghĩ rằng, đây có thể là giải pháp cuối cùng NH không thu hồi được nợ, tài sản bảo đảm mới chọn cách này. Cũng bởi vậy, thời gian qua không nhiều NH lựa chọn hoán đổi nợ thành vốn góp.
Vậy theo ông làm thế nào để thành công với hình thức đầu tư này?
Tôi cho rằng quyết định góp vốn vào đâu cũng giống hệt câu chuyện cho vay thế nào tốt, đảo nợ thế nào không mất vốn, không vi phạm, cái này phụ thuộc hoàn toàn vào đánh giá phân tích phương án góp vốn, khả năng phát huy hiệu quả thế nào…
Thủ tướng Chính phủ vừa yêu cầu NHNN trình phương án để xử lý dứt điểm nợ xấu. Theo ông, đâu là yếu tố tiên quyết?
Tôi nghĩ rằng, thời gian qua các NH cũng rất muốn xử lý dứt điểm nợ xấu. Nhưng dứt điểm thế nào được khi mà tiền tươi thóc thật không có nhiều, năng lực tài chính kém, hành lang pháp lý không ủng hộ…
Theo tôi, phương án này có thể thực hiện được với điều kiện toàn hệ thống chính trị cùng vào cuộc và không coi đấy là việc riêng của NH nữa. Còn nếu chỉ để NH tự giải quyết, Chính phủ không can thiệp, và Quốc hội không bắt tay thì không có đề án nào xử lý dứt điểm được nợ xấu.
Đi sâu vào các giải pháp, tiền tươi thóc thật cũng quan trọng nhưng trong bối cảnh này cơ chế mới là yếu tố tiên quyết.
Cụ thể, cần thiết phải sửa một số Luật đang cản trở hoạt động xử lý nợ xấu như Luật Đất đai, Luật Kinh doanh bất động sản… mua nợ của NH chủ yếu tài sản thế chấp gắn với nhà đất, mà vấn đề thu hồi, chuyển nhượng ngay cả đối với chủ nợ trong nước, việc xử lý tài sản này còn gặp nhiều khó khăn, giờ muốn kêu gọi các NĐT ngoại vào tham gia thì tham gia thế nào. Vì thế, mới phải đề cập đến xem xét vấn đề sửa luật.
Ngoài ra, cho phép NH linh hoạt, vận dụng, mạnh dạn hơn xử lý nợ xấu. Ví như phải rõ ràng trong vấn đề có quy kết trách nhiệm hình sự hóa đối với khoản nợ xấu thu hồi thấp hơn giá trị ban đầu hay không? Nếu bán thiếu bán hụt sẽ định giá, định trách nhiệm thế nào? Mọi thứ vẫn đang ngoài tầm kiểm soát của NH, VAMC. Hay như khuyến khích mua bán nợ thông qua Nghị định Kinh doanh mua bán nợ nhưng đưa ra đòi hỏi quá cao như vậy thì chẳng có ai muốn thành lập công ty kinh doanh khi mà mọi thứ vẫn đang mơ hồ như vậy?
Tôi cho rằng, trong bối cảnh tài chính khó khăn, nếu chưa có ngân sách hỗ trợ trực tiếp thì hỗ trợ gián tiếp, bằng cách mạnh dạn giảm thuế cho NH để lấy tiền bù đắp xử lý nợ thiếu hụt, thậm chí giảm thuế giá trị gia tăng cho DN giúp họ tiết kiệm chi phí có lãi để trả nợ NH… Nếu không chấp nhận những cơ chế trên chắc chắn mọi thứ đều chậm và không thể nào xử lý dứt điểm nợ xấu.
Xin cảm ơn ông
Theo Hà Thành
Thời báo ngân hàng

- - 0 bình luận
CHUYÊN MỤC
  • Google Comment (0)
  • Facebook Comment ()
  • Emotion
  • Một số lưu ý khi bình luận

    Mọi bình luận sai nội quy sẽ bị xóa mà không cần báo trước

    Bấm Thông báo cho tôi bên dưới khung bình luận để nhận thông báo khi admin trả lời

    Để được tư vấn về thi tuyển ngân hàng, hãy để lại kèm số điện thoại và/hoặc email của bạn nhé!

  • :))
    :((
    :D
    :(
    :)
    :-)
    ;)
    =))
    :p
    =.=
    ==
    ^_^
    /=he
    :*
    /=r
    /=l
    :v
    /=ok
    /=clap
    (y)
    (yy)
    /=hi
    /=j
    /=hup
    /=hd
    /=hl
    /=hr
    /=s
    <3