Popular Posts
TS. Philipp Rosler – thành viên Hội đồng quản trị, kiêm Giám đốc điều hành Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF), cựu Phó thủ tướng Đức – có buổi gặp gỡ thành viên của hai tổ chức Global Shapers Hanoi Hub (GSC) và Young Global Leaders (YGLs) cùng một số đại diện lãnh đạo trẻ Việt Nam tối 25/4.
“Ở Việt Nam, chúng tôi nói về thành công rất nhiều, nhưng không mấy người nói về thất bại”, một bạn trẻ đặt vấn đề.
“Câu chuyện thất bại của ông thế nào? Làm thế nào ông đối mặt với thất bại ban đầu, khi rời ghế Phó Thủ tướng Đức?
Năm 2009, TS Rosler giữ chức Bộ trưởng Bộ Y tế Đức, trở thành bộ trưởng liên bang trẻ nhất nước Đức và là người gốc Việt đầu tiên làm bộ trưởng tại một quốc gia Châu Âu.
2 năm sau, ông giữ chức Phó Thủ tướng, kiêm Bộ trưởng Kinh tế và Công nghệ, Chủ tịch đảng Dân chủ tự do Đức. Sau một thời gian lãnh đạo Đảng trong thời kỳ khó khăn, đến tháng 9/2013, ông chính thức từ chức Chủ tịch Đảng.
Chia sẻ về thời khắc rời ghế Phó Thủ tướng, ông cho biết: “Đó là quãng thời gian khó khăn với tôi, nhưng ‘thất bại là mẹ thành công’.
Ông cũng gửi lời khuyên tới các bạn Startup: Các bạn đã rất dũng cảm để bắt đầu Startup của riêng mình. Nếu thất bại, hãy cứ bắt đầu lại… bắt đầu lại… bắt đầu lại… Thất bại không phải là vấn đề, hãy trải nghiệm và học từ những thất bại của chính mình.
“Nếu các bạn là người luôn gặp may mắn và chưa từng thất bại, các bạn sẽ không biết thế nào là những quãng thời gian tồi tệ trong cuộc đời. Nhưng thất bại là điều đôi khi cần xảy ra. Đấy là cách tự rèn luyện và học tập cực tốt”, TS. Rosler nói.
Tiến sĩ người Đức gốc Việt Philipp Rosler
Các bạn còn trẻ, đừng ngại khó, ngại thử những trải nghiệm mới, tìm được bài học từ thất bại.

Hãy giữ vững tinh thần và nhiệt huyết của tuổi trẻ để lớn lên sau những thất bại và đó là tinh thần đáng quý của những người làm khởi nghiệp!
Thất bại là chuyện xảy ra thường tình với bất cứ ai, ở bất cứ quốc gia nào, kể cả Mỹ, Singapore, Indonesia, hay Việt Nam, nhưng một cách ứng xử chung khi ứng phó với thất bại là Đừng bao giờ từ bỏ.
So sánh cộng đồng khởi nghiệp của Việt Nam với cộng đồng khởi nghiệp ở các quốc gia khác như Singapore, Mỹ, Đức…, ông Rosler cho rằng các Startup Việt không thua kém về mức độ năng động hay sáng tạo so với những dự án tại Mỹ hay Đức.
Điểm khác biệt duy nhất là cơ hội thu hút vốn đầu tư.
Ông cũng nhận định vai trò của chính phủ rất quan trọng trong việc hỗ trợ các doanh nghiệp trẻ, không chỉ ở Việt Nam mà ở Đức cũng vậy. Sự hỗ trợ của chính phủ sẽ tạo hành lang pháp lý cũng như các điều kiện phù hợp để biến các ý tưởng của Startup thành hiện thực, mang lại lợi ích cho cộng đồng.
- -
CHUYÊN MỤC
  • Google Comment (0)
  • Facebook Comment ()
  • Emotion
  • :))
    :((
    :D
    :(
    :)
    :-)
    ;)
    =))
    :p
    =.=
    ==
    ^_^
    /=he
    :*
    /=r
    /=l
    :v
    /=ok
    /=clap
    (y)
    (yy)
    /=hi
    /=j
    /=hup
    /=hd
    /=hl
    /=hr
    /=s
    <3