Popular Posts

Bạn đã có được thông tin KHDN mới và tiềm năng rồi, nhưng tiếp cận họ thế nào lại cũng là vấn đề cần lên kế hoạch trước.
DN không như cá nhân vì đó là 1 tổ chức, quyền quyết định có khi là Giám đốc, Chủ tịch HĐQT/HĐTV hoặc chỉ cần Kế toán trưởng quyết là xong.
Để tiếp cận được KHDN và khiến họ “tâm phục, khẩu phục”, nhận ra rằng kết hợp với ngân hàng mình là có lợi thì bạn cần chuẩn bị nghiên cứu các vấn đề sau:
  • Xác định đặc điểm/đặc thù của KHDN mới: Cẩn trọng nghiên cứu đặc điểm của KH mục tiêu, tối thiểu các thông tin cần biết là tên DN (chính xác), số điện thoại, ngành nghề kinh doanh, họ tên Giám đốc/Kế toán trưởng, đặc thù ngành kinh doanh, các số liệu tài chính cơ bản (nếu có). Cố gắng tìm hiểu càng nhiều thông tin càng tốt. Thậm chí là tìm hiểu: Thói quen, sở thích của Chủ doanh nghiệp, tuổi tác (xem hợp mệnh mình hay không? … để còn chém gió khi cần thiết)
  • Tiếp cận: Nếu KH tìm kiếm qua kênh KH cũ, hoàn toàn có thể nhờ KH cũ giới thiệu. Nếu KH tiếp cận qua kênh hiệp hội: nên “mượn” danh hiệp hội giới thiệu (nó giống như kiểu bạn tiếp cận KH qua kênh bác tổ trưởng tổ dân phố – độ tin cậy sẽ tăng tương đối. Nếu KH có được từ kênh khác do bạn tự kiếm, nếu là DN lớn, xác định được rõ nếu có được họ thì sẽ đem lại nhiều lợi ích cho NH thì đừng làm một mình, rất có thể bạn sẽ làm hỏng việc. Kiếm được thông tin đã là thành công lắm rồi (nếu là NH mới). Cần nên kế hoạch hành động cụ thể – tốt nhất nên xin ý kiến của lãnh đạo trực tiếp trước khi hành động. Nói chung, việc tiếp cận KHDN cần kinh nghiệm và mối quan hệ nên nếu chưa tự tin bạn nên tìm người hỗ trợ (đừng cố ôm một mình – dễ hỏng việc). Tuy khó, nhưng sẽ có nguyên tắc chung, như sau:
  • Nguyên tắc tiếp cận KHDN: Muốn tiếp cận được một KHDN, đầu tiên, bạn phải hiểu và phân biệt được sự khác nhau (về góc độ lợi ích) giữa KHCN và KHDN. (KHCN: về lợi ích chỉ xoay quanh họ, họ tự làm, tự quyết định nên quyền tự quyết gần như tuyệt đối; KHDN: lợi ích thuộc về số đông một nhóm người, khi tiếp cận chắc chắn không thể tiếp cận cả nhóm người (tất cả các cổ đông – trừ các DN nhỏ) nên đương nhiên khả năng tự quyết của người chúng ta tiếp cận sẽ không thể là tuyệt đối). Từ đặc thù về tính quyết định, ta nên tìm hiểu xem ai là người có thể quyết định hoặc tác động vào việc quyết định một cách tích cực. Khi tìm ra được ai là “người” phù hợp thì ta tiếp cận họ với tư cách một cá nhân thông thường theo nguyên tắc cơ bản: Hãy làm bạn với KH và nói chuyện với KH như một chuyên gia tư vấn (tư vấn những gì bạn biết – hoặc chí ít nói những gì KH họ muốn nghe là việc bạn cần làm. Nhưng làm thế nào để có thể tư vấn như một chuyên gia? không có cách nào khác ngoài việc bạn phải tự tìm câu trả lời cho mình – Qua google, qua các công ty cùng ngành, qua thông tin thu thập được, qua người có kinh nghiệm trong nghề…. ). Từ từ hãy tìm cách bán (vì nếu họ là DN tốt, họ đã đang dùng “hàng” ở đâu đó cả rồi, tự dưng nhảy vào bán, nếu không có độ “nể” nhất định từ DN với cá nhân người tiếp cận thì tương đối khó).

Sưu tầm
- -
CHUYÊN MỤC
  • Google Comment (0)
  • Facebook Comment ()
  • Emotion
  • :))
    :((
    :D
    :(
    :)
    :-)
    ;)
    =))
    :p
    =.=
    ==
    ^_^
    /=he
    :*
    /=r
    /=l
    :v
    /=ok
    /=clap
    (y)
    (yy)
    /=hi
    /=j
    /=hup
    /=hd
    /=hl
    /=hr
    /=s
    <3