Popular Posts

  1. Hỗ trợ tín dụng là gì?
  2. Các công việc của vị trí Hỗ trợ tín dụng.
  3. Vì sao lại đặt ra bộ phận Hỗ trợ tín dụng.
Hỗ trợ tín dụng là những người làm back-office. Hỗ trợ cho CV tín dụng soạn thảo Hợp đồng tín dụng, Hợp đồng thế chấp, Khế ước nhận nợ và đi thế chấp; đăng ký – xoá đăng ký GDBĐ.
TRẢ LỜI
1. Hỗ trợ tín dụng:

– Đây là một vị trí trong ngân hàng làm ở bộ phận Back (Không phải nhân viên kinh doanh); để hỗ trợ các công việc còn lại của Chuyên viên Tín dụng.
Như vậy, tuỳ từng ngân hàng, Chuyên viên tín dụng làm những công việc gì thì tiếp đó Hỗ trợ tín dụng sẽ làm nốt phần còn lại của một món vay; đến bước cuối cùng là Lưu trữ hồ sơ cho vay.
VD:
  • Ở bên Vietinbank, Chuyên viên Tín dụng làm khá nhiều công việc gồm cả Scan hồ sơ, nhận TSBĐ, nhắc gốc lãi… thì Hỗ trợ tín dụng sẽ làm phần còn lại ngoài những phần tín dụng đã làm.
  • Ở bên SHB, Chuyên viên Tín dụng kéo khách hàng về; soạn hồ sơ thẩm định, đề xuất giải ngân. Trình CV thẩm định định giá TSBĐ; kết hợp HTTD đi nhận TSBĐ, thế chấp công chứng và Đăng ký GDBĐ; lấy kết quả và nhập kho. HTTD xem hồ sơ còn thiếu gì sẽ yêu cầu và có phiếu kiểm tra giao hẹn hoàn chứng từ trong vòng X ngày.
2. Các công việc chính của Hỗ trợ tín dụng:
Trước giải ngân
– Kiểm soát tính tuân thủ, tính hợp lệ, tính đầy đủ của bộ hồ sơ tín dụng theo đúng các qui định hiện hành của pháp luật và các qui định của Ngân hàng Nhà nước cũng như các qui định nội bộ của Ngân hàng;
– Lập và hoàn thiện hồ sơ pháp lý của bộ hồ sơ tín dụng trước khi giải ngân;
– Thực hiện các thủ tục liên quan đến tài sản đảm bảo theo đúng qui định hiện hành của pháp luật;
– Nhập và quản lý dữ liệu các khoản vay trên hệ thống phần mềm
– Giải ngân và thu gốc lãi, giải chấp tài sản đảm bảo sau khi Hợp đồng tín dụng được thanh lý
– Tham gia thẩm định và định giá và định giá lại tài sản đảm bảo (Cái này tuỳ ngân hàng mà Thẩm định giá làm chứ không phải HTTD)
Sau giải ngân
– Đôn đốc các đơn vị kinh doanh thu gốc nợ gốc, nợ lãi
– Lưu giữ và quản lý hồ sơ tín dụng, thực hiện các thủ tục xuất nhập và quản lý tài sản đảm bảo theo đúng qui trình của Ngân hàng;
– Lập các báo cáo liên quan đến các khoản vay cho Ngân hàng Nhà nước, Trung tâm kiểm soát tín dụng (CIC) và các báo cáo phục vụ mục đích quản trị của Ngân hàng
* Các công việc định kỳ hàng ngày
– Lập báo cáo nhắc gốc, lãi, chậm trả
– Lập + tổng hợp các danh sách khách hàng vay theo nhóm, ngành, VIP…
– Báo cáo và báo cáo…..
3. Vì sao lại đặt ra bộ phận Hỗ trợ tín dụng
Hai mảng nghiệp vụ chính của một ngân hàng là: Huy động vốn và Cho vay (Hay Tín dụng).
– Mảng huy động vốn rất đơn giản về thủ tục pháp lý, về số lượng công việc; nhưng trái lại Mảng Tín dụng lại có rất nhiều Thủ tục Hồ sơ để đảm bảo nguồn vốn của ngân hàng phải có khả năng thu về; phải có bảo đảm bằng tài sản; phải sinh lời….
=> Chính vì thế nên Nghiệp vụ Tín dụng vừa NHIỀU VIỆC, vừa là hoạt động SINH LỜI CHÍNH và vừa hàm chứa nhiều RỦI RO.
Đảm đương trọng trách chính trong mảng Tín dụng là các Nhân viên tín dụng (hay Chuyên viên Quan hệ khách hàng); một số ngân hàng gọi tắt tên tiếng Anh thành RO/RA (ACB); hay CRO (Seabank);…. thì cũng là một. Họ là những người tìm kiếm các khách hàng có nhu cầu vay và lôi kéo về ngân hàng. Họ cũng là người soạn Đề xuất cho vay, kiểm tra sau vay, thực hiện bán chéo nhiều sản phẩm khác (Kể cả Huy động vốn); …..
Nhân viên Tín dụng rất nhiều việc; họ cũng sẽ có “quyền hành nhất định” nếu từ khâu Tiếp thị – Đến thẩm định – Nhận TSBĐ – Giải ngân, họ được làm hết. Để hạn chế những điều này.

–> Hạn chế rủi ro đạo đức, rủi ro nghiệp vụ, đảm bảo minh bạch cho các món vay
 và giảm tải gánh nặng cho Chuyên viên Tín dụng (để họ có nhiều thời gian hơn tiếp thị khách hàng mới)nên cần có thêm bộ phận Hỗ trợ Tín dụng.
- -
CHUYÊN MỤC
  • Google Comment (0)
  • Facebook Comment ()
  • Emotion
  • :))
    :((
    :D
    :(
    :)
    :-)
    ;)
    =))
    :p
    =.=
    ==
    ^_^
    /=he
    :*
    /=r
    /=l
    :v
    /=ok
    /=clap
    (y)
    (yy)
    /=hi
    /=j
    /=hup
    /=hd
    /=hl
    /=hr
    /=s
    <3