Popular Posts
Dù bạn đang học ngôn ngữ nào, hãy cảm nhận hơi thở của nền văn hóa mới lạ đó bằng chính tâm hồn mình.



"Tôi cũng từng cảm thấy những điều trên khi tôi bắt đầu học tiếng Anh nhiều năm về trước. Đó là một thứ ngôn ngữ hoàn toàn khác biệt so với tiếng mẹ đẻ của tôi- tiếng Hungrary, và sau khi đạt tới trình độ cao hơn, tôi bắt đầu tự hỏi liệu có khi nào tôi nói được như một người bản xứ không?", CEO Balázs Csigi tại Metaphor English chia sẻ.
"Tôi dành nhiều giờ liền để ghi nhớ flashcard và nghiền ngẫm những cuốn sách dạy ngữ pháp. Tôi ép bản thân phải đọc rất nhiều những bài báo tiếng Anh. Nhưng dù thế nào tôi vẫn cảm thấy việc thực sự làm chủ một ngôn ngữ còn quá xa vời. Tôi có thể sử dụng thành thạo tiếng Anh trong những tình huống hàng ngày nhưng chưa từng có ai nghĩ tôi là người bản xứ cả, dù chỉ nhầm lẫn một chút cũng không".
Bạn có vốn từ rộng, và bạn hiểu rất tốt nhưng khi phải nói, bạn cứ băn khoăn mãi tại sao bạn không thể nói như một người bản xứ? Hãy khám phá mật mã bí ẩn để làm chủ ngoại ngữ được tiết lộ từ CEO nổi tiếng với khả năng nói 7 ngôn ngữ.
Ngôn ngữ học sẽ thay đổi hoàn toàn hành trình học tiếng Anh
Khi tìm hiểu hai môn ngôn ngữ học nhận thức và ngữ nghĩa về mặt văn hóa, tôi đi hết từ ngạc nhiên này tới ngạc nhiên khác. Tôi nhanh chóng nhận ra rằng mình đã quan niệm sai lầm như thế nào về ngôn ngữ.
Như phần đông mọi người, tôi đã từng xem việc học một ngôn ngữ đồng nghĩa với:
  1. Ghi nhớ thật nhiều từ và cụm từ
  2. Áp dụng những quy tắc ngữ pháp để đặt câu
  3. Thực hành với người khác để hình thành phản xạ tự nhiên
Không cần phải nói, học ngoại ngữ là một quá trình rất dễ gây mệt mỏi và nản chí. Tôi cũng phải mất một thời gian mới thoát được lối tư duy này.
Thật may mắn là sau khi tìm được những nghiên cứu xuất sắc về ngôn ngữ học, cả một thế giới mới mở ra trước mắt tôi. Tôi đã có thể thấy được sự phong phú vô cùng về văn hóa và trí tưởng tượng, mà trước đó đối với tôi chỉ là một chuỗi âm thanh được kết hợp một cách ngẫu nhiên mà thôi.
Tôi đã tìm ra công thức bí mật dưới đây để làm chủ một ngôn ngữ:

Hãy làm chủ từng khía cạnh nhỏ của một nền văn hóa và bạn sẽ có thể đạt tới trình độ nói ngôn ngữ đó như chính người bản xứ.
Khi tôi nhận ra điều này, việc học tiếng Anh của tôi ngay lập tức đạt được một bước tiến mới. Tôi đã có thể đọc những bài báo bằng tiếng Anh vốn dành riêng cho người bản xứ, trò chuyện tại các buổi hội thảo mà không cần phải vắt óc tìm từ ngữ thích hợp và dễ dàng thảo luận đủ mọi ý tưởng (có lẽngoại trừ những vấn đề như vật lý phân tử hoặc khoa học tên lửa).
Việc làm chủ tiếng Anh đã trở thành một món quà tuyệt vời mà cuộc sống ban tặng tôi. Tôi đã tiếp nhận một hệ tư duy, những cảm xúc và một cách nghĩ hoàn toàn mới mẻ. Tính cách của tôi cũng có những thay đổi rõ rệt.
Thậm chí tôi có thể nói rằng một bản sắc thứ hai đã hình thành trong tôi. Môn học Ngữ nghĩa về mặt văn hóa đóng một vai trò quan trọng trong quá trình này. Nhưng cái gì là ngữ nghĩa về mặt văn hóa?
Vậy ngữ nghĩa về mặt văn hóa là cái quái gì?
Nói một cách đơn giản, ngữ nghĩa về mặt văn hóa là môn học về ý nghĩa của từ và cụm từ và sự kết nối của chúng với văn hóa. Rất nhiều từ trong một ngôn ngữ là độc nhất; ta không thể dịch chúng sang ngôn ngữ khác một cách chính xác. Mỗi từ bao gồm nhiều hàm ý, hình ảnh, và mối liên hệ mà bạn không thể tìm thấy hoàn toàn ở một ngôn ngữ khác.
Những từ tiếng Anh "patronize" (bảo trợ) và "fun" (vui vẻ), và cụm từ "common sense" (lý lẽ thông thường) đều phản ánh đặc trưng tâm lý và văn hóa Anh (và Mỹ). Để dịch chính xác những từ này sang tiếng Hungary là không hề đơn giản, bởi người Hungary có tâm lý và hệ tư duy khác, điều này cũng phản ánh trong ngôn ngữ của chúng tôi.
Đó là một trong những nguyên nhân chính tại sao việc cố gắng ghi nhớ nghĩa của từ thường không phải là một lựa chọn khôn ngoan nếu bạn muốn đạt đến trình độ bậc thầy.
Thay vì học vẹt, người học cần phải đi sâu khám phá nền văn hóa tiềm ẩn sau một ngôn ngữ. Điều này cũng giống như ta bẻ khóa một mật mã thú vị hay kết nối những đầu mối trong một câu chuyện trinh thám.
Hãy xem tôi bẻ khóa mật mã văn hóa bí ẩn đằng sau một vài cụm từ tiếng Anh thông dụng.
Mật mã văn hóa bí ẩn đằng sau những từ và cụm từ tiếng Anh đời thường
Theo tôi được biết, có vô số những từ tiếng Anh sẽ không thể tìm một từ tương đương chính xác trong một số ngôn ngữ châu Âu khác.
Nguyên nhân là chúng nắm bắt một số khía cạnh tâm lý đặc trưng của người Anh hoặc người Mỹ nhưng những điều này lại không tồn tại trong những nền văn hóa khác.

Chân dung CEO Balázs Csigi
"Reasonable": có thể đếm được hàng tá những cụm từ có chứa từ này: reasonable doubt (sự nghi ngờ hợp lý), reasonable guy (anh chàng hiểu chuyện), reasonable time(thời điểm hợp lý), reasonable request (yêu cầu thích đáng) và còn nhiều nữa.
Tiếng Hungary cũng có một từ tương tự với "reasonable" nhưng tôi không thể nghĩ được một điều gì đó kiểu như reasonable request hay reasonable doubt.
Những cụm từ này đã bắt rễ sâu vào một xã hội đề cao khoa học, lý giải, sự logic, và lý lẽ thông thường. Từ này reasonable có liên quan đến ý tưởng rằng luôn tồn tại một lý lẽ thông thường và mọi người được mặc định là sẽ tuân theo.
Tuy nhiên, đây là một ý tưởng chịu ảnh hưởng mạnh bởi yếu tố văn hóa với những lý lẽ thông thường và những ứng dụng rộng rãi của cụm từ này có thể rất khó nắm bắt đối với một người học ngoại ngữ.
"Make a difference": Theo như tôi biết, người Mỹ thường có một khát khao thầm kín là có thể tác động tích cực đến thế giới qua công việc và hành động của mình. Cụm từ này hầu như không tồn tại ở những ngôn ngữ khác mà tôi được biết. Để thể hiện việc muốn "thay đổi thế giới", chúng ta có nhiều cách nói khác nhưng đây không phải là một ước mơ chung của hàng triệu người trên thế giới.
"Fun": Tôi chưa bao giờ gặp một từ ngữ nào mang nghĩa rộng như vậy, từ những hoạt động vui vẻ, đi mua sắm cho tới việc nghe giảng. Nếu dịch nghĩa đen từ tiếng Anh sang tiếng Hungary, từ “fun” và “enjoy” có thể sẽ mang sắc thái của chủ nghĩa khoái lạc [1] bởi chúng tôikhông có từ tương đương một cách chính xác với hai từ này.
Trong hầu hết các ngôn ngữ khác của châu Âu, từ “enjoy”mang sắc thái mạnh hơn trong tiếng Anh. Do đó, ở các nước châu Âu khác họ không nói “enjoy your meal”(Chúc ngon miệng) hay“enjoy your time”(Chúc vui vẻ).Có thể đó là lý do tại sao tiếng Anh mang lại cho tôi cảm giác về một sự hứng khởi và tâm lý dễ gần hơn.
Lối tư duy mang đậm ảnh hưởng văn hóa đã in dấu trong tiếng Anh
Những cách tiếp cận vấn đề và tư duy dưới đây là điểm độc đáo của tiếng Anh và được sử dụng thường xuyên trong ngôn ngữ này.
Những từ giảm nhẹ. A little bit, quite, rather, really, probably, presumably, I think, evidently, obviously, as far as I know (Với nghĩa lần lượt: một chút, khá là, thích hơn, thực sự, có thể, có lẽ là, tôi nghĩ là, rõ ràng, rõ ràng, như tôi được biết) và nhiều cụm từ giảm nhẹ phổ biến khác đã tô điểm thêm một sắc thái đặc biệt cho tiếng Anh. Nếu bạn không sử dụng những từ này, bạn rất dễ bị coi là cư xử đường đột, thô lỗ hoặc thậm chí là ít học.
Mọi thứ trở nên rõ ràng hơn khi tôi bắt đầu xem xét những cụm từ này được sử dụng trong thực tế như thế nào. Một điều thú vị là tôi cũng bắt đầu sử dụng chúng thường xuyên hơn trong tiếng mẹ đẻ của mình. Gia đình và bạn bè tôi thậm chí đã trêu chọc tôi vì đã trở nên quá “Anh hóa”.
Cách đặt vấn đề gián tiếp. Ở một số nền văn hóa châu Âu, họ thể hiện ý của mình theo một cách tế nhị và gián tiếp như người Anh. Trước khi nói gì đó, bạn nên suy nghĩ thật kỹ xem điều đó liệu có làm tổn thương người nghe không, hay những bình luận của bạn có bị cho là tọc mạch không.
Nhiều yêu cầu lịch sự và cách tiếp cận vấn đề gián tiếp theo kiểu Anh có thể dễ gây hiểu lầm ở những nền văn hóa châu Âu khác nơi mà những quy chuẩn này không tồn tại. Điều này là đủ để giải thích cho hàng loạt tuyển tập về các câu chuyện hài hước xoay quanh việc khi người Anh nói gì, ý của họ là gì và những người châu Âu khác hiểu như thế nào.
Ví dụ, cụm từ "quite good" (Khá tốt) thường được hiểu như một lời khen ngợi ở hầu hết các nước châu Âu, trong khi người Anh có thể hàm ý rằng họ "khá thất vọng" khi nói cụm từ này.
Một ví dụ khác là khi người Anh nói: "you must come for dinner" (Bạn phải đến ăn tối nhé), bạn chỉ nên coi nó như một phép lịch sự chứ không phải một lời mời thực sự. Tuy nhiên, điều này dễ gây hiểu nhầm bởi câu nói trên có thể được xem như một lời mời thực sự ở hầu hết các nước châu Âu khác.
Tôi đã trở nên khéo léo, lịch thiệp hơn và đôi khi là cách đặt vấn đề gián tiếp sau khi đã làm chủ được tiếng Anh. Tôi cho rằng đây là một trong những dấu ấn rõ rệt nhất mà tiếng Anh đã ảnh hưởng đến con người tôi.
Suy nghĩ tích cực:Người ta có thể tranh cãi về những mặt lợi và hại của việc suy nghĩ tích cực nhưng có một điều chắc chắn rằng: Suy nghĩ tích cực là một phần thiết yếu của văn hóa Anglo-Saxon và điều này đã ghi dấu trong sự hình thành tiếng Anh.
Rõ ràng, từ việc nhiều người Anh thường thay thế những từ ngữ tiêu cực như “problem” (Rắc rối) với những từ mang sắc thái tích cực và trung hòa hơn như “challenge” (Thử thách) hay “issue”(Vấn đề). Việc suy nghĩ tích cực có khả năng tạo nên những ảnh hưởng sâu rộng. Một số tác giả, như Ehrenreich, thậm chí còn cho rằng những thay đổi xã hội trên quy mô rộng đều bắt nguồn từ tư duy này.
Có thể nói, mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hóa không chỉ dừng lại ở một vài nhận xét tổng quát về sự lãng mạn của tiếng Ý và tính chính xác của tiếng Đức. Hầu hết các từ trong một ngôn ngữ đều thể hiện một đặc điểm tâm lý cụ thể.
Điều này thể hiện rõ nhất trong quá trình chuyển ngữ, có thể bạn biết cảm giác khi một bản dịch không tạo được "cảm nhận" hoàn toàn giống với bản gốc.
Qua việc hiểu những từ ngữ và cụm từ sử dụng thường ngày dưới góc nhìn của một người bản xứ, bạn có thể từng bước khám phá nền văn hóa đó một cách chi tiết và toàn diện, giống như cách bẻ khóa một mật mã vậy.
Tiếp cận dưới góc độ văn hóa: Bí mật để thực sự làm chủ một ngôn ngữ
Học ngôn ngữ, ít nhất là khi bạn đã qua trình độ của người mới bắt đầu, thì không chỉ là cố gắng ghi nhớ những chuỗi âm thanh rời rạc cho đến khi có thể nói ra một cách tự nhiên nữa.
Học ngôn ngữ không phải là chuyện đổ mồ hôi vật lộn với những quy tắc ngữ pháp và cố gắng để áp dụng đúng trong giao tiếp.
Học một ngôn ngữ chính là quá trình khám phá vẻ đẹp của một nền văn hóa mới. Nó cũng giống như đi du lịch đến một đất nước xa xôi kỳ lạ. Đó là cảm giác tràn đầy năng lượng trước sự hấp dẫn khó cưỡng của việc khám phá một nền văn hóa mới mẻ.
Khi tới những vùng đất mới, bạn hòa mình vào bầu không khí với những con người khác. Bạn để bản thân đắm chìm vào lịch sử, văn hóa và ẩm thực của họ. Mỗi nơi bạn đi qua luôn có một thứ gì đó khiến bạn dừng lại, mỉm cười và thắc mắc.
Để làm chủ một ngôn ngữ cũng hoàn toàn tương tự như vậy. Dù bạn đang học ngôn ngữ nào, hãy cảm nhận hơi thở của nền văn hóa mới lạ đó bằng chính tâm hồn mình.
[1] Chủ nghĩa Khoái lạc (Hedonism) là hệ thống triết lý đề cao việc mưu cầu lạc thú và tránh né khổ đau như là mục đích chủ yếu trong cuộc sống
- -
CHUYÊN MỤC
  • Google Comment (0)
  • Facebook Comment ()
  • Emotion
  • :))
    :((
    :D
    :(
    :)
    :-)
    ;)
    =))
    :p
    =.=
    ==
    ^_^
    /=he
    :*
    /=r
    /=l
    :v
    /=ok
    /=clap
    (y)
    (yy)
    /=hi
    /=j
    /=hup
    /=hd
    /=hl
    /=hr
    /=s
    <3