Popular Posts
(?) Lãi suất hiệu dụng là gì? Mối liên quan với Lãi suất danh nghĩa?


Trả lời:

Thông thường lãi suất tiền gửi tại các ngân hàng thường có mức lãi suất theo thời hạn, thứ tự kì hạn càng dài thì số tiền lãi được nhận càng lớn. Ít người quan tâm đến mức lãi suất thực. Hiện nay, các ngân hàng đang phải cạnh tranh huy động vốn giải quyết tình trạng thanh khoản ngắn hạn, trong khi bị khống chế trần lãi suất. Chính vì thế, đã xuất hiện một nghịch lý là gửi tiền thời hạn ngắn hay dài đều mức công bố lãi suất như nhau. Nhiều người gửi tiền vẫn tưởng rằng số tiền nhận được là như nhau, nhưng thực tế, kì hạn ngắn hơn lại có lợi hơn.

Nguồn gốc của chênh lệch này nằm ở khoản “lãi gộp lãi”, tức là số lãi tính thêm cho những khoản lãi ban đầu được nhận. Số lần rút lãi càng nhiều trong kì thì chênh lệch càng lớn. Trong tài chính, người ta gọi đó là Lãi suất hiệu dụng (hay lãi suất thực) (Real Interest Rate) để phân biệt với Lãi suất danh nghĩa (hay Lãi suất bề ngoài, Lãi suất danh định) (Nominal Interest Rate) và được quy đổi như sau:

Khi Lãi suất danh nghĩa được công bố là 1 năm

Trong đó kí hiệu:
  • r là lãi suất hiệu dụng (lãi suất thực tế mà người gửi tiền được nhận)

  • i là lãi suất danh nghĩa (lãi suất mà ngân hàng công bố cho kì hạn gửi tiền)

  • n là số kỳ được tính gộp lãi trong năm.
Ví dụ
  • Lãi suất là 12%/năm, nếu gửi kì hạn 1 tháng --> Lãi suất hiệu dụng sẽ là 12,68%/năm.

  • Trong tình hình cạnh tranh gay gắt như hiện nay các ngân hàng hoàn toàn có thể đưa ra các điều kiện đặc biệt. Chẳng hạn như nếu rút lãi theo tuần thì lãi suất lúc đó sẽ là 12,73%.

  • Với trần lãi suất là 12%/năm như hiện nay thì sự khác biệt này chưa hẳn là lớn. Tuy nhiên, nếu tình hình lạm phát và cạnh tranh huy động vốn vẫn tiếp tục căng thẳng như hiện nay và trần lãi suất tiếp tục được nâng lên thì khoản chênh lệch này không hề nhỏ, có thể tới hơn 2% với mức lãi suất 20%. Nếu chú ý một chút đến điều kiện rút lãi, người gửi tiền có thể nhận thêm được một khoản tiền đáng kể trong thời điểm khó khăn hiện nay.

Sự liên quan giữa LS hiệu dụng (LS thực) và LS danh nghĩa:
Lãi suất thực (r) = Lãi suất danh nghĩa (i) – Tỷ lệ lạm phát kỳ vọng (E(I))

còn công thức Fisher đầy đủ là:
1+i=(1+r)(1+E(I))


Với i là lãi suất danh nghĩa, r là lãi suất thực, và E(I) là lạm phát kỳ vọng hay lạm phát ước tính.

Trên thực tế, tỷ lệ lạm phát sau đó có thể khác với tỷ lệ lạm phát dự kiến nên không thể biết trước một cách chắc chắn được Lãi suất thực tế còn Lãi suất danh nghĩa thì có thể biết trước được một cách chắc chắn khi công bố.

Ngoài ra, nếu bạn nào muốn tìm hiểu kỹ hơn về LS hiệu dụng hãy xem bài viết chuẩn này trên Investorpedia: https://www.investopedia.com/terms/e/effectiveinterest.asp

- - 0 bình luận
CHUYÊN MỤC
  • Google Comment (0)
  • Facebook Comment ()
  • Emotion
  • Một số lưu ý khi bình luận

    Mọi bình luận sai nội quy sẽ bị xóa mà không cần báo trước

    Bấm Thông báo cho tôi bên dưới khung bình luận để nhận thông báo khi admin trả lời

    Để được tư vấn về thi tuyển ngân hàng, hãy để lại kèm số điện thoại và/hoặc email của bạn nhé!

  • :))
    :((
    :D
    :(
    :)
    :-)
    ;)
    =))
    :p
    =.=
    ==
    ^_^
    /=he
    :*
    /=r
    /=l
    :v
    /=ok
    /=clap
    (y)
    (yy)
    /=hi
    /=j
    /=hup
    /=hd
    /=hl
    /=hr
    /=s
    <3